Mục tiêu mới của Apple

Thứ tư, 18/01/2023-09:01
Động lực tăng trưởng mới của Apple có thể là bổ sung màn hình cảm ứng cho dòng sản phẩm Mac. Điều này cũng có thể thu hút nhiều người chuyển sang hệ sinh thái của Táo Khuyết hơn.

Theo Zingnews, phóng viên Mark Gurman của Bloomberg thông tin rằng hãng Apple có thể trình làng máy tính Mac với màn hình cảm ứng sớm nhất là vào năm 2024. Đó là động thái trái ngược với quan điểm của Steve Jobs và nội bộ của công ty.

Thế nhưng, thị trường máy tính đã thay đổi. Gurman cho biết Apple có 2 mục tiêu lớn hiện nay là thống nhất dịch vụ và phần mềm trên mọi thiết bị, tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh số sau khi dùng chip M-series tự phát triển cho dòng máy Mac.

Việc bổ sung màn hình cảm ứng là điều quan trọng nếu Apple muốn đạt được những mục tiêu trên. Động thái này không chỉ đem đến trải nghiệm đồng bộ trên nhiều sản phẩm mà còn có khả năng thu hút được lượng lớn người dùng chuyển sang sử dụng máy tính Mac.

Tạo nên hệ sinh thái đồng bộ

Apple đã không đồng tình với ý tưởng đưa màn hình cảm ứng vào máy tính trong hơn 10 năm. Cố CEO Steve Jobs năm 2010 từng nhận định rằng đó là một thiết kế khủng khiếp nếu nói về mặt công thái học.

Với tư cách CEO kế nhiệm của Apple, Tim Cook đã duy trì quan điểm đó. Ông cho biết việc Microsoft kết hợp laptop và tablet tương đương kết hợp tủ lạnh với máy nướng bánh mì.

Thế nhưng, động thái kết hợp iPad với Mac đã diễn ra từ năm 2019 khi Apple cho phép việc mang ứng dụng iPad lên macOS. Sau một năm, phiên bản macOS Big Sur có thêm tính năng chạy ứng dụng iPhone trên máy tính sử dụng chip M.


iPad Pro biến thành laptop với phụ kiện Magic Keyboard
iPad Pro biến thành laptop với phụ kiện Magic Keyboard

Dẫu vậy, trải nghiệm dùng app iPhone trên macOS không quá tốt. Lý do lớn nhất là vì ứng dụng iOS được thiết kế ưu việt cho màn hình cảm ứng, không tối ưu bàn phím và chuột.

Bởi vậy, các sản phẩm phần cứng của Apple cần có phương thức nhập liệu chung nếu Apple muốn tạo nên hệ sinh thái phần mềm đồng nhất.

Thiết bị đầu tiên áp dụng hướng đi này là iPad. Kể từ khi ra mắt thế hệ đầu tiên, dòng tablet của Apple đã tương thích bàn phím. Đến năm 2020, Apple hỗ trợ thêm thao tác điều khiển bằng chuột cho iPad.

Thực tế cho thấy Apple còn khuyến khích người dùng iPad mua thêm Magic Keyboard, biến sản phẩm thành laptop với chuột và touchpad. Thế nhưng, điểm chạm còn lại giữa máy tính Mac và iPad là màn hình cảm ứng vẫn chưa có. Chi tiết cảm ứng trên MacBook là Touch Bar không hoạt động hiệu quả.

Động lực tăng trưởng mới

Gurman cho biết màn hình cảm ứng cũng có khả năng thu hút khách hàng chuyển từ máy tính khác sang sử dụng Mac. Mặc dù không đem tới tư thế công thái học tối ưu, nhiều người thích sử dụng ngón tay để cuộn, chạm và phóng lớn nội dung trên màn hình máy tính. 

Đa số laptop không sử dụng macOS trên thị trường từ những hãng lớn như Google, Microsoft, Acer, Asus, Dell, HP… đã có trang bị màn hình cảm ứng. Hay nói một cách khác, đó là tính năng phải có với nhiều người khi mua laptop.

Apple có thể duy trì đà tăng trưởng trên thị trường máy tính khi thu hút nhiều khách hàng hơn. Nội bộ công ty từng xảy ra tranh cãi về việc máy Mac sẽ ảnh hưởng tới doanh số ipad nếu bổ sung màn hình cảm ứng, thế nhưng quan điểm đó đã không còn phù hợp.

Trong những năm gần đây, sự hồi sinh của máy Mac đã giúp mảng kinh doanh này trở thành cỗ máy kiếm tiền lớn hơn iPad. Bởi vậy, Apple có thể muốn gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm MacBook.

Xét về dài hạn, máy Mac với màn hình cảm ứng rất quan trọng nhằm thu hút thế hệ công chúng mới. Những người sinh sau năm 2010 lớn lên với dòng sản phẩm cảm ứng đã quá quen với thao tác chạm nhằm điều khiển thiết bị. Bởi vậy, Mac có thể tụt hậu khi quá tập trung vào chuột hay bàn phím.

Thiết bị Mac đầu tiên với màn hình cảm ứng có thể nằm trong dòng sản phẩm MacBook Pro. Sản phẩm có nguyên thiết kế laptop truyền thống, trong đó có bàn phím tiêu chuẩn và touchpad, tuy nhiên màn hình sẽ hỗ trợ đầu vào cảm ứng và cử chỉ đa điểm. Apple có thể mở rộng hỗ trợ cảm ứng cho nhiều thiết bị Mac hơn.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

10 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

12 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

12 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

16 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

17 giờ trước