ChatGPT ra đời thần tốc chỉ trong 13 ngày, nhanh chóng đạt được thành công trên toàn cầu

Thứ ba, 07/02/2023-16:02
Nổi tiếng là thế nhưng cho đến tận ngày nay, những thông tin về nguồn gốc cũng như chiến lược của ChatGPT vẫn vô cùng ít ỏi. Tuy nhiên với nội bộ OpenAI, ChatGPT đã đạt thành công ngoài mong đợi nhưng cũng mang đến khá nhiều cơn đau đầu.

Theo thông tin từ NYT, vào một ngày giữa tháng 11/2022, các nhân viên ở OpenAI đã nhận được một nhiệm vụ vô cùng bất ngờ, đó là phát hành một chatbot AI trong 2 tuần. Một vị giám đốc cấp cao cho biết, chatbot này được đặt tên “Chat với GPT – 3.5” và dự kiến sẽ cung cấp miễn phí trên phạm vi toàn cầu.

Ra đời thần tốc chỉ trong 13 ngày

Ngay lập tức, thông báo trên đã khiến một số nhân viên bối rối. Gần như suốt cả năm qua, công ty AI này đã tất bật làm việc để phát hành GPT-4, đây là một AI cực kỳ giỏi viết luận, lập trình… Đồng thời, GPT-4 gần như đã sẵn sàng sau nhiều tháng thử nghiệm cũng như tinh chỉnh. 3 nhân vật nội bộ của OpenAI tiết lộ, kế hoạch của công ty này là sẽ ra mắt GPT-4 vào đầu năm 2023 và một số chatbot cho phép các người dùng có thể tự dùng thử.


ChatGPT cũng là nguyên nhân gây ra khá nhiều tranh cãi, xoay quanh việc người dùng phàn nàn về việc công cụ AI này có xu hướng đưa ra câu trả lời thiên vị hoặc câu trả lời không chính xác
ChatGPT cũng là nguyên nhân gây ra khá nhiều tranh cãi, xoay quanh việc người dùng phàn nàn về việc công cụ AI này có xu hướng đưa ra câu trả lời thiên vị hoặc câu trả lời không chính xác

Sau đó, ban giám đốc đã bất ngờ thay đổi kế hoạch. Cụ thể, một số giám đốc tỏ ra lo ngại về việc công ty sẽ bị các đối thủ lấn lướt nếu ra mắt chatbot trước GPT-4; đồng thời việc sớm ra mắt mô hình ngôn ngữ đời cũ giống như GPT-3.5 sẽ giúp họ nhận được phản hồi cũng như đánh giá từ người dùng, từ đó có thể cải thiện phiên bản mới. Vì thế, họ đã quyết định ra mắt trước một chatbot chưa phát hành, sử dụng phiên bản cải tiến của GPT-3 - mô hình ngôn ngữ ra mắt vào năm 2020 cùng với ChatGPT hiện nay. Do đó, sau đúng 13 ngày sau, ChatGPT đã ra đời.

Ngoài dự án, ChatGPT trong những tháng sau đó đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Công cụ này được hàng triệu người sử dụng để viết thơ, lập trình ứng dụng, thậm chí còn để tham vấn tâm lý. Điều đáng nói, ChatGPT còn được các nhà xuất bản tin tức cùng với công ty marketing và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ứng dụng sử dụng, và điều này đã gây ra một cơn sốt đầu tư mới vào làn sóng AI tiếp theo.

Bên cạnh đó, ChatGPT cũng là nguyên nhân gây ra khá nhiều tranh cãi, xoay quanh việc người dùng phàn nàn về việc công cụ AI này có xu hướng đưa ra câu trả lời thiên vị hoặc câu trả lời không chính xác. Ngoài ra, theo nhận xét của một số nhà nghiên cứu, OpenAI đã thiếu thận trọng khi ra mắt ChatGPT. Đồng thời, nhiều trường học công lập tại Mỹ đã ra lệnh cấm ChatGPT, không cho học sinh lợi dụng công cụ này để làm bài tập về nhà. 

Nổi tiếng là thế nhưng cho đến tận ngày nay, những thông tin về nguồn gốc cũng như chiến lược của ChatGPT vẫn vô cùng ít ỏi. Tuy nhiên với nội bộ OpenAI, ChatGPT đã đạt thành công ngoài mong đợi nhưng cũng mang đến khá nhiều cơn đau đầu. Để tìm hiểu kĩ hơn về ChatGPT, mời bạn đọc tham khảo bải viết ChatGPT là gì?.

Nhanh chóng đạt được thành công ngoài mong đợi

Trước khi ChatGPT chính thức ra mắt, nhiều nhân viên của OpenAI không nghĩ rằng dự án này có thể thành công. Trước đó, một chatbot tương tự được phát hành bởi công ty mẹ Facebook là Meta đã nhanh chóng thất bại chỉ sau 3 ngày ra mắt. Với yếu tố này, nhiều nhân viên của OpenAI cho rằng, một chatbot được xây dựng từ 2 năm trước và dựa trên AI sẽ vô cùng nhàm chán, không có gì mới mẻ.


CEO Altman cũng không khuyến khích các nhân viên của mình khoe khoang về thành công của ChatGPT
CEO Altman cũng không khuyến khích các nhân viên của mình khoe khoang về thành công của ChatGPT

Tuy nhiên, chỉ sau 2 tháng ra mắt ChatGPT đã nhanh chóng thu về hơn 30 triệu người dùng cùng với khoảng 5 triệu lượt truy cập mỗi ngày. Với những con số ấn tượng này, OpenAI đã trở thành phần mềm sở hữu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử. Trước đó, Instagram đã phải mất đến gần 1 năm để có được 10 triệu người dùng đầu tiên.

Điều đáng nói, sự tăng trưởng quá mạnh mẽ cũng dẫn đến nhiều khó khăn và thử thách. Vì thế, ChatGPT thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải khi phải xử lý khối lượng công việc khổng lồ. Trong khi đó, người sử dụng cũng bắt đầu tìm cách lách luật, thậm chí vi phạm một số điều khoản an toàn đối với chatbot này. ChatGPT quá phổ biến cũng thu hút sự chú ý của nhiều đối thủ công nghệ. Thậm chí, những đối thủ này còn lên tiếng chế giễu và cho rằng, công nghệ cơ bản của ChatGPT thực tế không có gì là mới mẻ cả.

Tính đến nay, ChatGPT vẫn còn là một khoản đầu tư vô cùng tốn kém vì chưa có quảng cáo. Một bài đăng của CEO Sam Altman tiết lộ, mỗi cuộc hội thoại của OpenAI đều phải tốn phí để có thể vận hành bộ máy. Đồng thời, tổng chi phí hàng tuần có thể lên đến hàng triệu USD. Để có thể bù đắp cho vấn đề này, công ty đã ra mắt thêm phiên bản ChatGPT Plus cuùng việc thu phí 20 USD/tháng.

Bất chấp những hạn chế vẫn còn tồn tại trong thời gian qua, ChatGPT cùng sự thành công nhanh chóng của mình đã đưa công ty OpenAI gia nhập hàng ngũ những người chơi quyền lực tại Thung lũng Silicon. Mới đây, công ty này đã đạt được thỏa thuận với ông lớn Microsoft, trị giá lên đến 10 tỷ USD. Trong khi đó, Google cũng đã tuyên bố “báo động đỏ”, thậm chí đã cầu cứu hai nhà đồng sáng lập (đã rời công ty vài năm trước) có thể quay trở lại tham gia vào các dự án AI nhằm tăng tính cạnh tranh. Đồng thời, mục tiêu của OpenAI ở thời điểm hiện tại là có thể tạo ra một thứ được gọi là “trí tuệ nhân tạo tổng quát” - hay còn gọi là AGI, có khả năng học hỏi tư duy của con người.

Tuy nhiên, việc ChatGPT thành công quá nhanh cũng khiến lãnh đạo của OpenAI vô cùng lo lắng. Cụ thể, CEO Altman cho rằng, nó có thể khiến người dùng kỳ vọng quá nhiều vào những phiên bản kế tiếp. Vị CEO này cũng đã cố gắng giảm bớt sự phấn khích của người dùng trên Twitter cá nhân, đồng thời ông cũng cảnh báo ChatGPT vẫn còn nhiều hạn chế, nếu lựa chọn tin tưởng hay dựa dẫm vào nó để làm bất kỳ điều gì quan trọng trong cuộc đời là hoàn toàn sai lầm. 


Trước khi ChatGPT chính thức ra mắt, nhiều nhân viên của OpenAI không nghĩ rằng dự án này có thể thành công
Trước khi ChatGPT chính thức ra mắt, nhiều nhân viên của OpenAI không nghĩ rằng dự án này có thể thành công

Bên cạnh đó, CEO Altman cũng không khuyến khích các nhân viên của mình khoe khoang về thành công của ChatGPT. Nhớ lại thời điểm tháng 12 năm ngoái, sau khi công ty thông báo đạt hơn 1 triệu người đăng ký dịch vụ ChatGPT, Greg Brockman - chủ tịch của OpenAI vài ngày sau đó đã viết trên Twitter, cho biết ChatGPT đã đạt được 2 triệu người dùng. Sau đó, CEO Altman đã yêu cầu chủ tịch Brockman xóa thông tin trên, khẳng định việc làm đó là không khôn ngoan.

Theo tiêu chuẩn của Thung lũng Silicon, OpenAI là một công ty có thể nói là khác thường. Từ năm 2015, công ty này bắt đầu với tư cách là một phòng thí nghiệm nghiên cứu phi lợi nhuận thuộc về một nhóm các nhà lãnh đạo công nghệ, gồm có Altman, Peter Thiel, Reid Hoffman cùng với Elon Musk,. Năm 2019, OpenAI đã thành lập một công ty con, sau đó đã đạt được thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD với Microsoft. Theo CEO Altman, đơn vị này kể từ đó đã tăng lên khoảng 375 nhân viên chính thức.

Altman đã trở thành tâm điểm mới ở Thung lũng Silicon. Cùng với khoản đầu tư 10 tỷ USD của Microsoft, CEO OpenAI trong khoảng thời gian gần đây còn gặp gỡ các giám đốc hàng đầu của Apple và Google. Bên cạnh đó, OpenAI cũng đã ký một thỏa thuận với trang tin BuzzFeed với mục đích sử dụng công nghệ của mình để tạo nên những danh sách cũng như câu đố được tạo ra bởi AI.

Có thể nói, cuộc đua AI trên toàn cầu đang ngày càng nóng lên. Theo Reuters, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là Baidu cũng đang chuẩn bị giới thiệu một chatbot tương tự vào tháng 3 năm nay. Bên cạnh đó, một công ty AI được thành lập bởi các cựu nhân viên OpenAI là Anthropic cũng đang rục rịch đàm phán, gọi vốn 300 triệu USD. Không nằm ngoài cuộc chơi, “ông lớn” Google cũng đang chạy đua cùng hàng chục dự án AI khác nhau.

Trong năm nay, dự kiến GPT-4 cũng sẽ ra mắt. Không loại trừ khả năng ChatGPT sẽ bị lu mờ nhưng cũng có thể, chatbot hiện tại của OpenAI khi đó đã quá mạnh mẽ nên cũng không còn thu hút với người dùng.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Meey Map chính thức xuất hiện trên Zalo Mini Apps

Hai chú cháu Jensen Huang và Lisa Su khuấy đảo ngành chip AI

AI thúc đẩy năng suất làm việc nhưng chưa thể thay thế con người

Thuật ngữ “viral” dần trở nên viển vông

Lộ diện thiết kế iPhone 16 Pro có nút bấm chụp như máy ảnh

“Ông lớn” Meta bắt tay xây dựng một mô hình AI khổng lồ dành cho toàn bộ hệ sinh thái video

Khó khăn bủa vây Apple: Sự “chần chừ” với AI đang khiến đế chế iPhone mất dần sức mạnh?

Apple đã kiếm bộn tiền nhờ một sản phẩm tăng doanh thu hơn 2.000 lần

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

9 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

18 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

18 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

18 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

18 giờ trước