Bước đi đầy “toan tính” của Google: Rót nửa tỷ USD hàng năm vào đối thủ chỉ để đạt được điều này

Thứ ba, 09/05/2023-15:05
Từng là trình duyệt web được kỳ vọng sẽ kết thúc sự độc quyền của Internet Explorer-Microsoft, thế nhưng, dự án Firefox hiện nay chỉ có thể tồn tại nhờ đối thủ Chrome-Google.

Theo Nhịp sống thị trường, hãng tin Bloomberg cho hay hàng năm, nhà phát triển Mozilla của trình duyệt lướt web Firefox đã nhận gần nửa tỷ USD của Google. Số tiền này chiếm tới hơn 80% doanh thu của Mozilla chỉ để treo công cụ tìm kiếm này làm mặc định. Điều đáng nói, đây là đối thủ của trình duyệt Chrome của chính Google trên thị trường trình duyệt web.

Điều gì khiến Google chi nhiều tiền để nuôi đối thủ đến như vậy? Phải chăng gã khổng lồ công nghệ Mỹ giàu quá không biết tiêu tiền vào đâu?

Sống lay lắt

Tổ chức phi lợi nhuận phát triển Firefox (biệt danh cáo lửa) đã giới thiệu trình duyệt web này lần đầu tiên vào năm 2004 trong bối cảnh Google tung ra cổ phiếu lần đầu ra công chúng.


Google đã chi gần nửa tỷ USD hàng năm vào Mozilla 
Google đã chi gần nửa tỷ USD hàng năm vào Mozilla 

Khi đó, cả Mozilla và Google đều muốn đánh gục gã khổng lồ Internet Explorer-Microsoft. Do đó, tập đoàn đã hỗ trợ cho nhà cáo lửa lập trình. Ở thời điểm đó, trình duyệt web Firefox chiếm tới 30% thị phần. Về phía Mozilla, họ đồng ý để công cụ tìm kiếm Google sử dụng làm mặc định.

Tuy nhiên, Google hiện nay vẫn là ông trùm của mảng công cụ tìm kiếm. Dẫu vậy, ông lớn này cũng chiếm luôn cả thị phần trình duyệt web khi Chrome có tới ⅔ tổng thị phần. Firefox lúc này chỉ có chưa tới 3% thị phần và con số sẽ còn thấp hơn nữa nếu chỉ tính trình duyệt trên điện thoại.

Một điều rõ ràng là khi Mozilla đã nỗ lực phát triển nhiều dự án để tìm nguồn thu rồi không cái nào thực sự đạt được thành công thì Firefox đã lâm vào khủng hoảng.

Thế nhưng, doanh nghiệp này sẽ không bị phá sản. Bởi lẽ, báo cáo tài chính mới nhất cho thấy học nhận được hơn 1 tỷ USD tiền dự trữ và đa số trong đó đến từ Google. Đó là số tiền Alphabet (Google) đã chi trả để Firefox đặt công cụ tìm kiếm của hãng làm trình duyệt mặc định.

Khoản chi này đã được thanh toán kể từ năm 2005, và đã dần tăng tới 50% trong một thập kỷ, và hiện đang đạt hơn 450 triệu USD, dù thị phần của Firefox teo nhỏ trước Chrome.

Số tiền của Google chiếm tới 83% doanh thu của Mozilla vào năm 2021.

Tính độc quyền

Bloomberg cho biết việc thanh toán tiền để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định của Google không có gì lạ bởi tập đoàn này cũng đã làm điều tương tự để xuất hiện trên hệ điều hành iOS của Apple.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảm thấy khó hiểu bởi Mozilla với hệ điều hành đối thủ chỉ chiếm chưa tới 3% thị phần, và thậm chí phải sống lay lắt nhờ tiền cứu trợ của Google. Động thái này không có một chút logic nào, nếu xét về mặt kinh tế.

Bước đi đầy “toan tính” của Google: Rót nửa tỷ USD hàng năm vào đối thủ chỉ để đạt được điều này - ảnh 2

Việc Google đốt tiền lãng phí là một điều không hợp lý, nhất là trong bối cảnh AI đang được đẩy mạnh phát triển bởi Microsoft với công cụ tìm kiếm Bing.

Hơn nữa, tập đoàn này còn cần tính đến việc Apple tự phát triển công cụ tìm kiếm của riêng mình và biến Google trở thành đồ cổ.

Theo nhận định của hãng tin Bloomberg, so với việc tìm kiếm lợi nhuận thì nước đi bất hợp lý về mặt kinh tế này của Google có lẽ mang thiên hướng bảo hộ độc quyền nhiều hơn.

Theo nhà thiết kế Chris Messina của Firefox, Google đã toan tính một nước đi tiện lợi, khi tài trợ một đối thủ yếu và duy trì nó tồn tại nhằm không mang tiếng độc quyền.

Rõ ràng là Google sẽ trở thành đích ngắm cho các buổi điều trần, quy định tiêu cực hay kiện tụng trước đạo luật chống độc quyền và sự lo lắng của chính phủ Mỹ khi Google đang kìm hãm đà phát triển công nghệ của các doanh nghiệp khác.

Do đó, nhằm giữ thị trường trong tình trạng có vẻ công bằng thì việc duy trì cho một đối thủ không có cơ hội lật bàn là điều tất yếu, dù hiện nay, Chrome và Google đang thống trị cả mảng công cụ tìm kiếm và trình duyệt web.

Bù nhìn

Bộ tư pháp Mỹ năm 2020 đã từng kiện Google vì nhận định rằng hãng này có hành vi xâm phạm quyền cạnh tranh bình đẳng trên thị trường công cụ tìm kiếm.

Biên bản cáo buộc của Bộ tư pháp Mỹ đã mỉa mai rằng “Một Google đầy sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp đã không còn nữa. Hiện nay, nó chỉ còn là một ông lớn độc quyền thích đứng canh cửa Internet”.

Đối với Mozilla, bước đi của hãng giống như một bù nhìn.

Bước đi đầy “toan tính” của Google: Rót nửa tỷ USD hàng năm vào đối thủ chỉ để đạt được điều này - ảnh 3

Ở thời điểm Microsoft bị cáo buộc độc quyền, Mozilla đã bỏ ra toàn bộ nguồn lực để cạnh tranh, giành thị phần hay kêu gọi một cuộc cải cách. Tuy nhiên, nhà cáo lửa lại khá mềm mỏng khi Google bị tố cáo điều tương tự.

Ở vụ kiện năm 2020, Mozilla đã thông báo về việc chống lại Google có thể tạo nên những thiệt hại tài sản không mong muốn cho các doanh nghiệp như bản thân họ. Qua đó, gián tiếp ảnh hưởng tới người tiêu dùng và thị trường.

Nói với Bloomberg, một cựu giám đốc xin giấu tên của Mozilla cho biết từ ban giám đốc tới nhân viên, tất cả họ đều biết rằng sẽ không đời nào công ty chỉ trích Google một cách công khai. Đó là quan điểm rất rõ ràng.

Bloomberg cho biết Mozilla nhận tiền của Google và tất nhiên họ phải làm theo lệnh. Thực tế cho thấy, mối quan hệ này ban đầu cũng chỉ bình thường là một trình duyệt web muốn phá vỡ tính độc quyền của Microsoft, trong khi một công ty lại muốn duy trì công cụ tìm kiếm của chính mình.

Thế nhưng, qua thời gian, Mozilla dần trở thành một công cụ để trình diễn cho chính phủ hơn là đối thủ xứng tầm khi Chrome đã đánh bại được Internet Explorer của Microsoft.

Sự phụ thuộc của Mozilla lớn tới mức hồi năm 2006, Giám đốc kỹ thuật của họ đã phải lên tiếng khẳng định họ không phải là một công ty con của Google. Ngoài ra, vị này cũng đưa ra tuyên bố rằng không có chuyện Google sẽ đối đầu với Mozilla khi phát triển Chrome bằng một nhóm các kỹ sư từng là cựu nhân viên của nhà Cáo lửa.

Và rồi, thực tế đã khiến Mozilla tỉnh ngộ khi Chrome bùng nổ. Chỉ sau đó vài năm, Firefox đã từ bỏ chạy theo Google để lấy Yahoo làm công cụ tìm kiếm mặc định. Theo đó, có thể thấy sự đối đầu gay gắt giữa đôi bên.

Tuy nhiên, nhà Cáo lửa lại trở về với trình duyệt mặc định khi Verizon mua lại Yahoo vào năm 2017 và họ chấp nhận lấy tiền để tồn tại.

Sự vô dụng

Khi các dự đoán của các giám đốc Mozilla đều sai bét và Firefox thất bại trước Chrome, nhà Cáo lửa đã nỗ lực tìm con đường sống bằng những dự án khác nhưng không có cái nào thực sự thành công.

Để cạnh tranh với Android trên điện thoại, Hệ điều hành Firefox OS đã được ra mắt nhưng vẫn thất bại. Hay dòng Smartphone Firefox cũng được giới thiệu tuy nhiên đã chết yểu chỉ trong một năm.

Bước đi đầy “toan tính” của Google: Rót nửa tỷ USD hàng năm vào đối thủ chỉ để đạt được điều này - ảnh 4

Ngoài ra, doanh nghiệp nay cũng chạy theo các dự án về vũ trụ số nối gót Meta của CEO Mark Zuckerberg, tuy nhiên đây rõ ràng là đường cụt. Và rồi, theo trào lưu trí tuệ nhân tạo AI, Mozilla.ai cũng được ra đời, nhưng đa số mọi người đều không hay biết về những sản phẩm này.

Mozilla vẫn có thể phát triển các dự án khác với nguồn tiền của Google để tìm lối ra, tuy nhiên có vẻ như không cái nào ra hồn và hãng vẫn chỉ là bù nhìn cho Alphabet.

Theo báo cáo tài chính mới nhất, năm 2021, Mozilla đã bỏ ra tới 340 triệu USD, và trong số đó là 240 triệu USD dùng để trả lương thưởng. Dù tính hoạt động kinh doanh kiểu “bù nhìn”, nhưng CEO Baker vẫn nhận khoản thu nhập 5,6 triệu USD, trong khi công ty đã phải cắt giảm hàng loạt nhân sự trong cơn bão sa thải của ngành công nghệ.

Vô số cựu nhân viên và chuyên gia hiện đang chỉ trích ban lãnh đạo của Mozilla rằng họ không làm được gì mà chỉ ngồi để nhận tiền của Google. Công ty hiện không có một phương hướng phát triển cụ thể nào và cũng không có một sản phẩm nào nổi bật.

Nhiều nguồn tin thậm chí còn cho biết Mozilla trả lương cao cho nhiều nhân viên nhằm thu hút nhân tài khỏi đối thủ cũng như ngăn việc tuyển dụng nhưng không có việc làm hay dự án nào giao cho mọi người của các công ty khác.

Đến nay, không rõ việc chậm chân trong mảng AI trước Microsoft có làm hãng này thay đổi chính sách của mình với Mozilla hay không. Thế nhưng, thực trạng khó khăn của ngành công nghệ rõ ràng đang khiến nhiều nhà đầu tư hô hào Google nên nhìn nhận lại những bước đi không hợp lý về kinh tế như đã làm với Mozilla.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

12 phút trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

1 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

3 giờ trước

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

3 giờ trước

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

14 giờ trước