2023 vẫn là một năm đầy khó khăn với các ông lớn sản xuất chip của Hàn Quốc

Thứ tư, 11/01/2023-08:01
Theo dự đoán của một số chuyên gia trong ngành, lợi nhuận của những ông lớn trong lĩnh vực sản xuất chip nhớ của Hàn Quốc như Samsung trong năm 2022 sẽ sụt giảm và viễn cảnh này có thể kéo dài tới năm nay. Theo Lee Seung-woo, chuyên gia phân tích tại Eugene Investment, triển vọng trong năm 2023 của ngành công nghiệp bán dẫn không mấy tươi sáng. Thậm chí, ngay cả khi nhu cầu về linh kiện vốn rất tốt trong năm 2022 thì các nhà sản xuất cũng vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2023.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh,  công bố từ các quan chức trong ngành và giới phân tích được Korea Times tổng hợp cho thấy dự kiến ông lớn Hàn Quốc Samsung Electronics cùng với các nhà sản xuất chất bán dẫn khác sẽ đứng trước những khó khăn lớn hơn trong tương lai khi nhu cầu về chip nhớ và chip khác vẫn giảm trong tình trạng nền kinh tế toàn cầu tiếp tục gặp nhiều vấn đề. 

Theo Lee Seung-woo, chuyên gia phân tích tại Eugene Investment, triển vọng năm 2023 của ngành công nghiệp bán dẫn không mấy tươi sáng. Thậm chí, ngay cả khi nhu cầu về linh kiện vốn rất tốt trong năm 2022 thì các nhà sản xuất cũng được cho là sẽ gặp nhiều khó khăn trong nửa đầu năm 2023.


Triển vọng của ngành công nghiệp bán dẫn trong năm 2023 không mấy sáng sủa
Triển vọng của ngành công nghiệp bán dẫn trong năm 2023 không mấy sáng sủa

Khi đa số các nền kinh tế lớn đều đang bước vào giai đoạn thắt chặt chi tiêu khi các khoản nợ tăng lên đáng kể trên toàn cầu, giá tài sản theo đó cũng đang giảm và chắc chắn khả năng chi tiêu của người tiêu dùng cũng sẽ giảm theo.

Theo ông Lee, việc giảm giá chất bán dẫn là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh hàng tồn kho đang ở mức cao kỷ lục. Ông Lee nói thêm rằng lượng tồn kho chất bán dẫn trong toàn ngành đang cao hơn. Chất bán dẫn sẽ xuống giá và lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng sẽ giảm mạnh vì gánh nặng hàng tồn kho là lớn chưa từng thấy.

Trên thực tế, tình trạng khắc nghiệt này đã và đang khiến lợi nhuận của nhà sản xuất chip hàng đầu Hàn Quốc nói riêng và thế giới nói chung chịu thiệt hại lớn. Cụ thể, dự báo ước tính lợi nhuận được công bố hôm 6/1 cho thấy Samsung Electronics sẽ ghi nhận lợi nhuận trong quý 4/2022 giảm 69% so với cùng kỳ năm 2021 vì nhu cầu về thiết bị cầm tay, chip nhớ, và thiết bị gia dụng sụt giảm trong bối cảnh mối lo ngại về nền kinh tế rơi vào suy thoái vẫn tiếp tục tăng lên.


Lợi nhuận của Samsung trong quý 4/2022 được ước tính giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021
Lợi nhuận của Samsung trong quý 4/2022 được ước tính giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021

Theo ước tính của nhà sản xuất điện thoại thông minh và chip nhớ lớn nhất toàn cầu, lợi nhuận từ hoạt động của doanh nghiệp trong quý IV/2022 ghi nhận ở mức 4.300 tỷ won (3,4 tỷ USD), đã giảm đáng kể so với con số 13.870 tỷ won cùng kỳ năm 2021. 

Theo đó, đây cũng là lần đầu tiên sau 8 năm Samsung ước tính thu nhập từ hoạt động mỗi quý ở mức dưới 5.000 tỷ won sau khi ghi nhận mức 4.060 tỷ won vào quý III năm 2014.

Báo cáo của Samsung Electronics cho thấy doanh số bán chip giảm mạnh trong bối cảnh các điều kiện kinh doanh bên ngoài vẫn chưa chắc chắn do nhu cầu từ các trung tâm dữ liệu, các khách hàng máy chủ và nhà sản xuất thiết bị cầm tay giảm mạnh. Các nhà cung cấp chip như SK hynix, Samsung Electronics và Micron Technology đã chỉnh lại lượng hàng tồn kho của họ trong quý cuối năm 2022, qua đó đẩy mạnh giá chip tiếp tục giảm hơn nữa.

Trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế thế giới trong năm nay vẫn tăng, doanh số bán điện thoại thông minh hay thiết bị gia dụng cũng giảm vì chi tiêu của người tiêu dùng giảm.

Dự kiến, doanh số bán hàng trong quý IV/2022 của gã khổng lồ trong ngành bán dẫn của Hàn Quốc sẽ giảm 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, từ 76.570 tỷ won vào quý IV/2021 xuống còn 70.000 tỷ won vào quý IV/2022.

Theo dự đoán của một số chuyên gia trong ngành, trong quý đầu tiên của năm 2023, lợi nhuận từ hoạt động của Samsung Electronics có thể sẽ tiếp tục giảm, ngoài ra họ cũng lưu ý rằng bộ phận kinh doanh bán dẫn của công ty đã đánh dấu khoản lỗ hàng quý đầu tiên kể từ quý I năm 2009, nghĩa là sau 14 năm.


Các chuyên gia trong ngành dự đoán sự sụt giảm lợi nhuận của Samsung trong năm 2022 có thể tiếp tục kéo dài sang quý I năm nay
Các chuyên gia trong ngành dự đoán sự sụt giảm lợi nhuận của Samsung trong năm 2022 có thể tiếp tục kéo dài sang quý I năm nay

Song Myung-sup, một chuyên gia phân tích tại Hana Securities cho biết họ ước tính Samsung Electronics ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động là 3.300 tỷ won trong quý đầu năm nay. Lợi nhuận từ hoạt động dự kiến sẽ giảm ở đa số các bộ phận kinh doanh còn lại của tập đoàn, ngoại trừ bộ phận mạng/ mạng MX (trải nghiệm di động), nơi thu nhập sẽ được cải thiện phần nào khi giới thiệu dòng điện thoại mới và giảm chi phí theo mùa. 

Theo ước tính, lợi nhuận từ hoạt động của công ty bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc trong cả năm 2022 giảm 16%, từ 51.630 tỷ won vào năm 2021 chỉ còn 43.370 tỷ won vào năm 2022. Thế nhưng, dự kiến doanh số sẽ tăng 7,9% từ mức 279.600 tỷ won trong năm 2021 lên con số 301.770 nghìn tỷ won trong năm 2022. Điều này xảy ra sẽ đánh dấu lần đầu tiên doanh thu của Samsung Electronics vượt quá mức 300.000 tỷ won trong vòng 1 năm tài chính.

Ở một mặt khác, báo cáo thu nhập sơ bộ quý IV/2022 được công bố ngày 6/1 cho thấy LG Electronics là một ông lớn khác của Hàn Quốc dự kiến sẽ chứng kiến lợi nhuận từ hoạt động đạt mức 65,5 tỷ won (51,6 triệu USD), giảm 91,2% so với cùng kỳ năm trước.

Dự kiến, doanh thu của công ty tăng 5,2% lên mức 21.850 tỷ won. Ước tính lợi nhuận công ty từ hoạt động trong cả năm 2022 đạt mức 3.540 tỷ won (2,8 tỷ USD), đã giảm 12,6% so với 1 năm trước đó. Dự kiến, doanh thu hàng năm của tập đoàn tăng 12,9% khi đạt 83.460 tỷ won.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Thị trường ấm lên, nghề môi giới bất động sản “nóng” trở lại

1 giờ trước

Căn hộ chung cư cho thuê sẽ tạo dòng tiền lớn

3 giờ trước

Ba điểm sáng của thị trường bất động sản phía Nam

7 giờ trước

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

8 giờ trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

10 giờ trước