Tháng 7/2022, Dệt may Thành Công báo lãi gấp 2,2 lần

Thứ bảy, 20/08/2022-17:08
Theo ghi nhận, doanh thu tháng 7 tăng 18% và lợi nhuận gấp 2,24 lần so với nền thấp cùng kỳ của năm 2021.

Dệt may Thành Công báo lãi gấp 2,2 lần trong tháng 7/2022

Mới đây, Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) đã công bố doanh thu tháng 7 đạt mức 17 triệu USD (tương đương 400 tỷ đồng), so với cùng kỳ tăng 18%. Lợi nhuận sau thuế đạt mức 1,5 triệu USD (tương đương 35 tỷ đồng), so với cùng kỳ năm trước gấp 2,24 lần. Trong quý 3/2021 được xem là thời điểm căng thẳng của dịch bệnh tại khu vực miền Nam, công ty đã báo lãi giảm sâu tháng 7 và lỗ tháng 8, tháng 9. 

Phía công ty cho biết, doanh thu tháng 7 đến từ 3 mảng chính, trong đó sản phẩm may ghi nhận chiếm 78%, vải chiếm 15% còn sợi chiếm 6%. Dù chi phí nguyên liệu đầu vào, chi phí xăng dầu và chi phí logistics tăng mạnh trong những tháng đầu năm nhưng công ty cũng đã rất nỗ lực để có thể gia tăng năng suất đồng thời cắt giảm chi phí. Doanh thu lũy kế trong 7 tháng ghi nhận 108,3 triệu USD (tương đương 2.545 tỷ đồng), so với cùng kỳ tăng 13% và thực hiện được khoảng 61% so với kế hoạch của cả năm 2022, lợi nhuận sau thuế ước đạt 6,7 triệu USD (tương đương 157 tỷ đồng), tăng 17% và thực hiện được khoảng 62% so với kế hoạch năm. 



Mới đây, Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) đã công bố doanh thu tháng 7 đạt mức 17 triệu USD (tương đương 400 tỷ đồng), so với cùng kỳ tăng 18%
Mới đây, Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) đã công bố doanh thu tháng 7 đạt mức 17 triệu USD (tương đương 400 tỷ đồng), so với cùng kỳ tăng 18%

Xét về thị trường xuất khẩu, trong tháng 7, Dệt may Thành Công đã xuất khẩu sang Châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất là 63,7%, trong đó thị trường Hàn Quốc ghi nhận 29,91%, Nhật Bản chiếm 20,01%; Châu Mỹ chiếm 33,3% (trong đó Mỹ Mỹ chiếm 28,7%; Canada chiếm 4,63%) và phần còn lại là Châu Âu.

Dệt may Thành Công cũng đã nhận đủ đơn hàng cho quý 3 và nhận khoảng gần 80% đơn hàng cho kế hoạch doanh thu quý cuối năm. Đại diện công ty cho biết, ngành dệt may được dự báo gặp nhiều khó khăn và thách thức lớn ví dụ như chi phí nguyên liệu tăng, cước vận tải tăng cao, áp lực lạm phát,... trong những tháng cuối năm 2022. 

Áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn

Mặc dù nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước đã có đơn đặt hàng sản xuất đến hết năm, tuy nhiên áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn. Và tình hình lạm phát mạnh ở Mỹ và Châu Âu đã khiến cho giá cả lương thực, thực phẩm tăng vọt cũng sẽ khiến cho sức mua của các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có dệt may sụt giảm đáng kể đã ảnh hưởng đến đơn hàng của doanh nghiệp trong quý 3 và 4. Ở Mỹ - đây là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của ngành dệt may được dự báo nền kinh tế tăng trưởng chậm trong quý 3 và quý 4 đã dẫn đến nhu cầu mua sắm thời trang giảm. Chính vì thế, đơn hàng trong 2 quý cuối năm có thể giảm do tỷ lệ hàng tồn kho của thị trường Mỹ cao. 


Lợi nhuận của Dệt may Thành Công theo tháng
Lợi nhuận của Dệt may Thành Công theo tháng

Hơn thế, xung đột Nga - Ukraine cũng khiến cho giá nguyên - nhiên - phụ liệu tăng cao liên tục. Trong đó giá bông ghi nhận tăng 19,1%, giá cước vận tải cũng đã tăng cao gấp 3 lần đã là, cho chi phí sản xuất trong nước của các doanh nghiệp đã tăng hơn 20%. Không những thế, EU - đây là một trong những thị trường tiêu thụ dệt may lớn của doanh nghiệp lại đang chứng kiến đồng EURO giảm giá sâu nhất trong 20 năm qua.D Điều này cũng đã ảnh hưởng cực kỳ lớn đến doanh thu của các đơn hàng. 

Dệt may Thành Công cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistics cũng như nhân công vẫn neo cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động và chủ yếu là các nhà máy FDI. Điều này cũng tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ. Biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước cũng tiếp tục bị thu hẹp. 

Bên cạnh những khó khăn về áp lực lạm phát, ảnh hưởng xung đột Nga - Ukraine, chi phí tăng cao thì nguy cơ bùng phát dịch COVID-19 vẫn hiện hữu. Có nhiều thị trường là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam ví dụ như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... vẫn đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt chống dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu hay tiêu thị sản phẩm dệt may của Việt Nam.

Tiền thân của Dệt may Thành công là Hãng Tái Thành Kỹ nghệ Dệt được thành lập vào năm 1967. Sau vài lần chuyển đổi mô hình hoạt động cũng như thay tên gọi thì vào hồi tháng 5/2008, Công ty đã chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Dệt May - Đầu tư - Thương mại Thành Công. Hiện nay, công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam. Với quy trình sản xuất khép kín và lịch sử phát triển lâu dài, Dệt may Thành Công đã được khách hàng quốc tế biết đến như một trong những công ty dệt may hàng đầu Việt Nam. Công ty chuyên thiết kế, sản xuất và kinh doanh sợi, vải cùng các sản phẩm may bằng các loại vải do chính công ty sản xuất áo bao gồm áo polo, T-shirt, trang phục thể thao, sản phẩm may thời trang… nhằm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. 



Hiện nay, công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam
Hiện nay, công ty được đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt Nam

Những năm vừa qua, Dệt may Thành Công đã quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có. Đáng chú ý, công ty cũng thường xuyên đổi mới, trang bị máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng để không ngừng nâng cao được năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Đồng thời, công ty cũng tạo ra môi trường làm việc tốt, chăm lo và không  ngừng cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

6 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

15 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

15 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

15 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

15 giờ trước