Phương Tây nương tay với Nga vì rủi lo lạm phát và an ninh năng lượng toàn cầu

Thứ ba, 02/08/2022-15:08
Dường như phương Tây đã có phần chùn tay với Nga khi phải sửa đổi và hoãn một số biện pháp trừng phạt đối với dầu thô do mối lo ngại về an ninh lương thực và năng lượng toàn cầu.

Theo Financial Times, chính phủ các nước châu Âu đã hoãn kế hoạch ngăn Moscow tiếp cận bảo hiểm hàng hải của tập đoàn Lloyd và cho phép một số chuyến hàng do lo ngại về giá dầu thô sẽ tăng trở lại gây ảnh hưởng tới thị trường năng lượng toàn cầu. 


Là một cường quốc năng lượng, từng động thái của Nga đều có thể gây ra những tác động lớn đến thị trường toàn cầu. Ảnh: Reuters
Là một cường quốc năng lượng, từng động thái của Nga đều có thể gây ra những tác động lớn đến thị trường toàn cầu. Ảnh: Reuters

Hai tháng trước, phương Tây công bố kế hoạch cấm cung cấp bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Nga trên phạm vi toàn cầu, đồng thời kỳ vọng chính phủ anh hợp tác. Theo MaritimeUK, Anh hiện tại đang chiếm 35% phí bảo hiểm toàn cầu, cũng như 60% bảo hiểm trách nhiệm dân sự. 

Tuy nhiên, phí Anh vẫn chưa đưa ra những hạn chế tương tự như phương Tây. Trong khi đó, sự tham gia của Anh đóng vai trò quyết định đối với các lệnh cấm bảo hiểm bởi London là trung tâm của ngành bảo hiểm hàng hải.

Trong khi đó, cuối tháng 7 vừa qua, Brussels cũng đã sửa đổi một số hạn chế đối với các doanh nghiệp nhà nước Nga do những lo ngại về an ninh năng lượng toàn cầu. 

Lệnh cấm bảo hiểm hàng hải của Anh và Liên minh châu Âu (EU) nếu thành công sẽ là hạn chế thuộc mức cao nhất đối với dầu thô của Nga, khiến cho đa số tàu hàng trên toàn cầu tiếp cận tới nguồn nhiên liệu xuất khẩu này. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ bày tỏ lo ngại rằng, một lệnh cấm toàn cầu có thể khiến cho giá cả tăng cao nhanh chóng bởi hàng triệu thùng dầu của Nga sẽ ngay lập tức rời khỏi thị trường.


Giá dầu Urals của Nga vẫn đang rẻ hơn giá dầu Brent khoảng 20-30 USD
Giá dầu Urals của Nga vẫn đang rẻ hơn giá dầu Brent khoảng 20-30 USD

Anh “quay xe” với tuyên bố hồi tháng 5

Vào tháng 5, các quan chức châu Âu và Anh từng tuyên bố với tờ Financial Times rằng Anh đã đồng ý hợp tác với kế hoạch của phương Tây.
Tuy nhiên, gói trừng phạt mới nhất vừa được quốc hội Anh phê duyệt vào tháng 7 vừa qua chỉ cấm việc cung cấp bảo hiểm cho các tàu chở dầu Nga tới anh và bắt đầu có hiệu lực từ sau ngày 31/12.

Quyết định này đã được đưa ra sau khi chính phủ Anh hứa sẽ cấm nhập khẩu dầu Nga vào cuối năm nay. Tuy nhiên không ngăn cản việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các chuyến hàng của Moscow đến các quốc gia khác.

Giám đốc bảo lãnh của Hiệp hội thị trường Lloyd, ông Patrick Davison cho biết: “Hiện tại, không hề có bất kỳ lệnh cấm nào của Anh có thể ảnh hưởng đến việc vận chuyển dầu Nga trên phạm vi toàn cầu”.

“Tuy nhiên do đặc tính của ngành tái bảo hiểm, các hạn chế của Liên minh châu Âu sẽ gây ảnh hưởng đến bảo hiểm cho các lô hàng của Nga tại London”, ông nói thêm.

Ông Davison cho biets thêm, Llyod đang trao đổi chặt chẽ cùng với chính phủ Anh và “sẽ sẵn sàng hợp tác với mọi biện pháp trừng phạt trong tương lai sắp tới”.

Trong khi đó, Bộ Tài chính Anh vẫn đang xem xét các biện pháp tốt nhất. “Chúng tôi sẵn sàng tăng cường trừng phạt lên Nga và làm việc cùng với các đồng minh để có thể đảm bảo được việc thực thi những biện pháp này với hiệu quả lớn nhất đối với nền kinh tế Nga”, bộ này cho biết.

EU sửa lệnh trừng phạt

Lệnh cấm bảo hiểm của phương Tây đã được thông qua từ hôm 4/6 hiện nay vẫn đang còn hiệu lực. Các doanh nghiệp trong khối không được cung cấp hợp đồng bảo hiểm cho bất cứ tàu chở dầu nào mang theo dầu Nga dù đi bất kỳ đâu. Tuy nhiên, hợp đồng đã ký kết từ trước sẽ giữ hiệu lực cho đến hết ngày 5/12.

Tuy nhiên, sau đó phương Tây đã thay đổi điều khoản trừng phạt của mình, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm châu Âu làm việc với một số công ty nhà nước của Nga, chẳng hạn như Rosneft, để có thể vận chuyển dầu thô đến các quốc gia ngoài khối này.

Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết các doanh nghiệp châu Âu không bị cấm thanh toán cho Rosneft, “nếu những giao dịch thật sự cần thiết” trong việc mua bán hay vận chuyển dầu thô hoặc những sản phẩm từ dầu đi đến các quốc gia thứ ba. 

Trong một tuyên bố của mình, Liên minh châu Âu cho biết, các ngoại lệ trên đã được tính toán kỹ càng để có thể ‘tránh những hậu quả tiêu cực đến an ninh lương thực và năng lượng trên toàn cầu”.


Sau khi giảm khối lượng nhập khẩu dầu Nga trong tháng 3 và tháng 4, châu Âu vẫn đang trên đà quay trở lại với mức nhập khẩu dầu như trước khi xung đột xảy ra ở Ukraine
Sau khi giảm khối lượng nhập khẩu dầu Nga trong tháng 3 và tháng 4, châu Âu vẫn đang trên đà quay trở lại với mức nhập khẩu dầu như trước khi xung đột xảy ra ở Ukraine

Kể từ tháng 6, Mỹ cũng đã làm việc với các quốc gia G7 để có thể thông qua một cơ chế giá trần đối với dầu của Nga. Tuy nhiên, ngay sau đó Moscow đã cảnh báo sẽ không bán dầu cho các nước áp giá trần. 

Các quan chức cho biết, Mỹ và Anh vẫn đang có kế hoạch cấm các dịch vụ hàng hải trong đó có bảo hiểm khi lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu có hiệu lực hoàn toàn bắt đầu từ tháng 12.

Tuy nhiên, Mỹ và Anh cho biết, họ vẫn muốn giá trần được thông qua trước tiên. Tổng thống Mỹ, ông Joe Biden vẫn đang giữ quyết tâm giảm giá xăng trong nước trước kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11.

Nhiều luật sư cho biết, Liên minh châu ÂU (EU) dường như đang muốn chậm lại trong mọi nỗ lực ngăn chặn dòng chảy của dầu nga. Các thương nhân vẫn đang hoang mang về cam kết của Anh đối với lệnh cấm bảo hiểm toàn cầu đối với dầu Nga. 

Bà Sarah Hunt, đối tác của công ty luật HFW cho biết, các nhà giao dịch vẫn đang đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp của việc mua dầu từ Rosneft và vận chuyển đến các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU).

“Các biện pháp trừng phạt mới của EU vẫn cho phép các công ty châu Âu vận chuyển dầu Nga. Chúng tôi đã rất bất ngờ”, bà nói.

Bà Leigh Hansson, đối tác của Reed Smith cho biết, việc sửa đổi lệnh trừng phạt của phương Tây được coi là một “sự rút lui lớn”, đồng thời nói thêm rằng, các luật sư đã mong sẽ có những biện pháp “mạnh mẽ hơn” của Anh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

39 phút trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

45 phút trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

1 giờ trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

2 giờ trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

5 giờ trước