Nhập khẩu tới 90% lương thực, Singapore chống lạm phát bằng cách nào?

Thứ hai, 27/06/2022-16:06
Singapore đang phải đối mặt với hậu quả của việc tập trung quá nhiều vào tăng thu nhập người dân mà bỏ bê phát triển nông nghiệp.

Anh Remus Seow, chủ một quán ăn Nhật Bản tại Singapore đang khá chán nản vì lạm phát quá cao chỉ trong 6 tháng. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu như dầu ăn, trứng, thịt đã tăng 30-45%. Bởi vậy, buộc anh phải nâng giá bán lên lần đầu tiên kể từ khi khai trương cửa hàng. Anh Seow cho hay nếu đà tăng giá vẫn tiếp diễn thì nhà hàng của anh sẽ mất đi 35% thực khách. 

Tuy vậy, có vẻ như nỗi buồn của anh Seow có lẽ sẽ còn kéo dài bởi Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã đưa ra dự báo giá lương thực sẽ tăng 20% trong năm nay.

Câu chuyện của anh Seow không phải cá biệt. Theo hãng tin CNBC, Singapore hiện đang phải gồng mình chống lại lạm phát cao nhất trong 10 năm qua, lên tới 4,1% hồi tháng 04/2022 .

Thậm chí các dự đoán cũng cho thấy mức lạm phát của quốc gia này có thể lên tới 5% vào tháng 06/2022. Đây được coi là tín hiệu cực kỳ báo động với an ninh lương thực của Singapore khi quốc gia này nhập khẩu tới hơn 90% lương thực từ hơn 170 quốc gia.


Singapore nhập khẩu hơn 90% lương thực từ 170 quốc gia
Singapore nhập khẩu hơn 90% lương thực từ 170 quốc gia

Các chuyên gia nhận định sự xuất hiện và bùng nổ của đại dịch COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực. Tiếp đó, xung đột tại Ukraine cũng khiến tình hình kinh tế trở nên nghiêm trọng hơn. Nguy cơ suy thoái vì lạm phát đã khiến các quốc gia phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu như Singapore phải đối mặt với nhiều thách thức hơn bao giờ hết.

Câu chuyện nhiều quốc gia cấm vận hoặc hạn chế xuất khẩu lương thực càng khiến tình hình trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn/ Việc Malaysia, quốc gia Singapore nhập khẩu tới 34% thịt gà, ra lệnh cấm xuất khẩu gà đã khiến giá mặt hàng này tại quốc đảo sư tử tăng vọt.

Mặc dù là một cường quốc kinh tế, trung tâm tài chính của khu vực Đông Nam Á nhưng Singapore lại nghèo tài nguyên thiên nhiên. Bởi vậy, chính phủ nước này luôn có những chính sách tích trữ cũng như đảm bảo các nguồn lực cho các trường hợp cần thiết. Singapore cũng đang cố gắng thực hiện mục tiêu "30 by 30", qua đó tự cung tự cấp 30% lương thực cho cả nước vào năm 2030.

Bên cạnh việc tích trữ các mặt hàng lương thực thiết yếu, Singapore cũng cho phép nhiều dự án tiên phong trong mảng nông nghiệp và sinh học. Tuy nhiên, theo nguồn tin từ CNBC, những chính sách trên chỉ mang tính ngắn hạn và chưa thực sự hiệu quả nếu Singapore vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu lương thực.

CNBC nhận định dù giới chức Singapore đang làm khá tốt để duy trì an ninh lương thực trong ngắn hạn nhưng nhìn dài hạn thì khó nói. 

"Singapore không chú ý phát triển nông nghiệp vì thiếu tài nguyên, qua đó chỉ tập trung nhập khẩu lương thực. Giờ đây khi tình hình thay đổi thì mọi người mới chú ý đến nông nghiệp, thế nhưng dù có là dự án nào thì cũng cần thời gian để xây dựng trước khi có hiệu quả", chuyên gia Paul Teng của trường S. Rajaratnam School of International Studies nhận định.

Theo ông Teng, dù Singapore đang cố gắng tự cung 30% lương thực vào năm 2030 nhưng cũng không thể nào thay thế hoàn toàn được sự phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu. Việc chính phủ tập trung quá nhiều vào phát triển GDP và gia tăng thu nhập cho người dân hơn là “rót tiền” vào nông nghiệp và hiện nay đang phải chịu những hệ quả rõ ràng hơn bao giờ hết. Và sự chủ quan đang khiến Singapore trả giá.


Singapore đang phải hứng chịu những hệ quả của việc không đầu tư vào nông nghiệp
Singapore đang phải hứng chịu những hệ quả của việc không đầu tư vào nông nghiệp

"Khi bạn có tiền và chuỗi cung ứng lương thực không gặp vấn đề thì vẫn có thể mua được lương thực. Số lương thực mà Singapore, quốc gia với 5,8 triệu người, cần để nuôi sống nhân dân cũng không quá nhiều", ông Teng cho biết.

Quốc đảo này đặt mục tiêu là vậy nhưng hiện nay vẫn chỉ sản xuất được 10% lương thực.  Người dân vẫn chuộng mua thực phẩm nhập khẩu nếu giá của chúng rẻ hơn trong nước, hệ quả là ngành nông nghiệp nội địa khó cạnh tranh với nước ngoài.

Singapore thiếu tài nguyên, chi phí sản xuất cao nên sản phẩm nông nghiệp thường đắt đỏ và khó tiêu thụ nếu không có trợ giá của nhà nước. Thậm chí với đề án "30 by 30", nhiều chuyên gia cũng lo ngại người dân sẽ chẳng chấp nhận các loại thực phẩm nhân tạo như thịt gà trong phòng thí nghiệm vì lo sợ an toàn sức khỏe.

Một số chuyên gia nhận định việc nhập khẩu của Singapore hiện cũng đang gặp vấn đề khi phụ thuộc quá nhiều vào 1-2 quốc gia trong vấn đề lương thực. Hệ quả là khi nguồn hàng bị đứt gãy hay lên giá, chính phủ sẽ khó lòng xoáy sở kịp. Ví dụ Singapore nhập khẩu đến 48% thịt gà từ Brazil, 34% từ Malaysia trong năm 2021. Bởi vậy khi Malaysia cấm xuất khẩu thịt gà, thị trường Singapore đã chịu tác động mạnh.

Nhiều chuyên gia khuyến nghị Singapore có thể khuyến khích đầu tư nông nghiệp ở nước ngoài, tạo nên những nguồn cung ứng ổn định cho thị trường trong nước dù chúng khó lòng né được những lệnh cấm xuất khẩu.

"Mục tiêu của việc đầu tư nông nghiệp nước ngoài là khiến quốc gia đó dư thừa sản phẩm, qua đó hạn chế được các lệnh cấm và đảm bảo được nguồn cung lương thực cho Singapore", chuyên gia Teng nhận định.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

6 giờ trước

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

7 giờ trước

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

8 giờ trước

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

9 giờ trước

Vì sao lãi suất vay mua nhà thấp nhưng nhiều người vẫn e ngại chưa “xuống tiền”?

11 giờ trước