MSB công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2023, dự kiến không chia cổ tức

Thứ sáu, 31/03/2023-10:03
Mới đây, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB - Mã chứng khoán: MSB) đã chính thức công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2023 với kế hoạch nhận sáp nhập một tổ chức tín dụng.

Theo Doanhnhan.vn, HĐQT ngân hàng đã trình ĐHĐCĐ thông qua việc sáp nhập một tổ chức tín dụng, đó là một ngân hàng thương mại đang hoạt động hết sức bình thường tại Việt Nam. Ngân hàng này có các tiêu chí tổng tài sản và vốn chủ sở hữu ở mức trung bình trên thị trường cùng với chất lượng tín dụng tốt.

Theo phía MSB, mục đích của việc sáp nhập này là tận dụng được hệ thống mạng lưới, nhân sự, các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng được sáp nhập, từ đó tăng quy mô hoạt động của MSB cũng như triển khai thành công chiến lược số hóa của ngân hàng.

Đáng chú ý, HĐQT cũng đã trình ĐHĐCĐ thông qua việc ủy quyền cho HĐQT thực hiện tất cả những công việc và nội dung có liên quan đến việc triển khai cũng như thực hiện việc sáp nhập. 


MSB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 6.300 tỷ đồng, so với năm 2022 đã tăng 9%.
MSB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 6.300 tỷ đồng, so với năm 2022 đã tăng 9%.

Một lãnh đạo cấp cao của MSB mới đây đã xác nhận với truyền thông và cho biết: “Xu hướng sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng là một điều hoàn toàn tất yếu. Hiện chúng tôi đang cân nhắc và lựa chọn một ngân hàng phù hợp với định hướng phát triển nhằm thực hiện việc sáp nhập và giúp quy mô của MSB tăng nhanh hơn. Một trong số các ngân hàng mà chúng tôi đang quan tâm là PG Bank. 

Ngoài ra, MSB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2023 là 6.300 tỷ đồng, so với năm 2022 đã tăng 9%. Tổng tài sản dự kiến tăng 8%, lên mức 230.000 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ tín dụng tăng 15% và đạt 141.700 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 cùng với trái phiếu huy động vốn tăng 10% và đạt 142.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục được kiểm soát dưới 3%.

Được biết, kế hoạch năm 2023 của MSB được đặt ra trên cơ sở thận trọng, vừa có thể duy trì mức tăng trưởng hiệu quả lại vừa đảm bảo an toàn vốn, kiểm soát nợ xấu và giảm thiểu được các rủi ro tín dụng. Ngân hàng cũng sẽ đẩy mạnh tiến độ để chiếm  thị phần mảng khách hàng cá nhân của ngân hàng bán lẻ, biến mảng này trở thành động lực tăng trưởng chính của MSB.

Trong năm 2023, MSB dự kiến không chia cổ tức và cổ phiếu thưởng. Trước đó, ngân hàng này đã thực hiện chi trả cổ tức, chia cổ phiếu thưởng trong năm 2021 và 2022 với tỷ lệ 30%. Theo ngân hàng, thị trường cổ phiếu có nhiều biến động cộng thêm ảnh hưởng tiêu cực của xu thế lãi suất và yêu cầu chú trọng quản trị rủi ro cao từ cơ quan quản lý, MSB mong muốn giữ nguyên phần vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ như hiện tại, từ đó tạo nên nguồn vốn đệm vững chắc. Đến khi tình hình thị trường diễn biến tích cực hơn, HĐQT sẽ trình ĐHĐCĐ phương án chia cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng phù hợp với lợi nhuận ghi nhận trong năm 2022. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

2 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

11 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

11 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

11 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

12 giờ trước