meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mất ngôi “Á quân”, bất động sản đang đứng thứ mấy trong nhóm thu hút vốn ngoại nhiều nhất?

Thứ năm, 01/06/2023-10:06
Sức cầu trên thị trường bất động sản trong giai đoạn này vẫn yếu trước tình hình dòng vốn chảy vào đây chưa được cải thiện. Riêng vốn FDI đăng ký vào bất động sản trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. 

The Vietnamnet, tháng 4/2023, bất động sản đã tuột khỏi vị trí thứ 2 của bảng xếp hạng các lĩnh vực thu hút vốn FDI lớn nhất. Tính riêng tháng 5 vừa qua, có tới 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, tính tới ngày 20/5, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam (gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư ngoại) chỉ đạt khoảng 10,86 tỷ USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm 2022. 


Bất động sản đứng vị trí thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút vốn FDI
Bất động sản đứng vị trí thứ 3 trong các lĩnh vực thu hút vốn FDI

Cụ thể, ngành kinh doanh bất động sản tụt xuống vị trí thứ 3 với tổng vốn đắng ký gần 1,16 tỷ USD, chiếm khoảng 11% tổng vốn đăng ký đầu tư, giảm 61% so với 3 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái 

Ngành bất động sản chính thức mất vị trí thứ 2 trong bằng xếp hạng những lĩnh vực thu hút vốn FDI nhiều nhất kể từ tháng 4/2023. Trong khi hoạt động tài chính, ngân hàng đã vượt qua bất động sản để lên đứng thứ 2. 

Nhìn vào tình hình đăng ký doanh nghiệp và số liệu từ Tổng cục Thống kê, có thể thấy trong 5 tháng qua, số lượng doanh nghiệp bất động sản thành lập mới giảm 61,4% so với cùng kỳ năm trước, chỉ có 1.744 doanh nghiệp mới. 

Đồng thời, có tới 554 doanh nghiệp giải thể, tăng đến 30,4%. Mảng xây dựng ghi nhận 6.745 doanh nghiệp thành lập mới, giảm 5,7% và có 581 doanh nghiệp giải thể, tăng 2,8%.

Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, trong quý đầu năm nay, có thêm khoảng 50% sàn giao dịch đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động, theo đó có hàng nghìn lao động mất việc làm. 


Nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, đồng thời dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn
Nhiều doanh nghiệp dừng triển khai các dự án mới, đồng thời dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn

Ước tính số lượng môi giới hoạt động hiện tại chỉ còn khoảng 30 - 40% so với giai đoạn đầu năm ngoái. Giai đoạn này có rất nhiều thách thức đè lên các đơn vị môi giới không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại, nhưng cũng là cơ hội giúp các đơn vị chuyên nghiệp tăng tốc và phát triển một cách bền vững.

Bộ Xây dựng chỉ ra, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản hiện nay đang gặp rất nhiều vấn đề khó khăn và phải thay đổi phương án kinh doanh. Doanh nghiệp cần tái cơ cấu nợ, tái cơ cấu hoạt động kinh doanh, tinh giản bộ máy, giảm lực lượng lao động, thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất. 

Không ít chủ đầu tư đã dừng triển khai các dự án mới, đồng thời dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn. Một vài doanh nghiệp còn giảm tới 50% lực lượng lao động nhằm ứng phó với điều kiện khó khăn hiện nay. 

Cũng theo Bộ Xây dựng, có những tập đoàn, doanh nghiệp bất động sản đã thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh, tinh giản tối đa bộ máy, cắt giảm nhân viên. 

Đặc biệt, một số doanh nghiệp dừng, đình hoãn hoạt động đầu tư, thi công xây dựng một số dự án; Dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn; Dừng triển khai dự án mới; Dừng IPO. Có những tập đoàn phải giảm tới 30 - 50% lực lượng lao động. 

Ghi nhận từ một số tập đoàn lớn cho thấy, ban lãnh đạo CTCP Đầu tư Nam Long nhìn nhận, năm 2022 là một năm đầy thách thức đối với ngành bất động sản, khó khăn hơn cả thời kỳ khủng hoảng 2008 - 2012. 

Chủ tịch HĐQT Nam Long - Ông Nguyễn Xuân Quang đánh giá, khó khăn trong năm 2022 - 2023 chưa dừng lại và còn tiếp diễn tới năm 2024 - 2025, khủng hoảng về trái phiếu vẫn đang diễn ra. 

“Chúng tôi thấy được 3 rủi ro lớn: Rủi ro về thị trường và sản phẩm, rủi ro tài chính và rủi ro pháp lý” - Ông Quang nói. 


2023 sẽ là năm bản lề của giai đoạn kinh tế 2021 - 2025
2023 sẽ là năm bản lề của giai đoạn kinh tế 2021 - 2025

Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) - Ông Dennis Ng Teck Yow đánh giá, năm 2022 thị trường bất động sản phải đối diện với hàng loạt khó khăn do lạm phát, các chính sách siết chặt tín dụng, kiểm soát các kênh huy động vốn, mặt bằng lãi suất tăng, nhiều vướng mắc về pháp lý dự án BĐS chưa được tháo gỡ… Điều này khiến cho các doanh nghiệp địa ốc và Novaland chịu ảnh hưởng nặng nề. 

Theo vị này, 2023 sẽ là năm bản lề của giai đoạn kinh tế 2021 - 2025. Đây là một năm để đo lường nội lực, sức bền và sự phục hồi của thị trường địa ốc. Về bản chất, bất động sản có tính chu kỳ, khi hết chu kỳ thì sẽ dần phục hồi và đi lên. 

Ông Nguyễn Trọng Thông - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hà Đô nhìn nhận, tới đây sẽ có một số luật được ban hành, nhưng chính sách bất động sản thông thường sẽ có độ trễ dài. Vì vậy, đừng kỳ vọng năm 2024 sau khi một số điều luật được ban hành sẽ thay đổi thị trường địa ốc ngay lập tức, điều này là không thể. Vì khi Nghị định đã có độ trễ dài thì Luật càng trễ lâu hơn. 

Ông Thông cho rằng, bất động sản là ngành dẫn dắt rất nhiều ngành nghề khác như xây dựng, chứng khoán, tài chính ngân hàng… Nếu không nhanh chóng tháo gỡ khó khăn cho bất động sản thì những ngành khác cũng không phát triển tốt được. 

“Với tình hình hiện nay, tôi cho rằng sẽ khó có thể tháo gỡ hết những vấn đề nếu cứ loanh quanh xử lý như bây giờ. Do đó, các doanh nghiệp cần thay đổi chiến lược kinh doanh, không bị động chờ vào những gì đang có” - Chủ tịch Hà Đô chia sẻ. 

Trước tình hình khó khăn ở thời điểm hiện tại, Chính phủ đã có công điện về tháo gỡ và thúc đẩy thị trường địa ốc phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững. 

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương nghiêm túc thực hiện những giải pháp theo các nghị quyết, công điện, thông báo đã ban hàng; Tập trung vào việc hướng dẫn các địa phương về những quy định thuộc lĩnh vực của mình nhằm giải quyết vướng mắc hiện tại, không được trả lời kiểu né tránh. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước