Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng hiện nay là lựa chọn chính xác của người có tầm nhìn chiến lược
BÀI LIÊN QUAN
Vẫn khó cho bất động sản nghỉ dưỡng "tăng tốc"Cú hích nào giúp bất động sản nghỉ dưỡng phục hồi “Đánh thức” bất động sản nghỉ dưỡng ngay trong năm 2023Ngành du lịch sẽ có những bước phục hồi tích cực trong năm 2023
Theo Tạp chí Nhà Đầu tư, thông tin đến từ Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), ngành du lịch thế giới đang có những bước chuyển mình, bật dậy mạnh mẽ với lượng du khách quốc tế trong Quý I/2023 đạt được tỷ lệ là 80% so với mức trước dịch. Tuy vậy, tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APAC) vẫn là khu vực duy nhất của thế giới bị "rơi lại phía sau" khi mà lượng khách quốc tế trong thời điểm Quý 1 năm 2023 chỉ đạt được ở mức là 54% so với thời điểm năm 2019.
Sự vắng bóng của du khách đến từ Trung Quốc, chính sách kiểm soát biên giới khắt khe, thận trọng của các quốc gia tại khu vực châu Á, chưa kể là những vấn đề về mối lo ngại, sợ hãi của du khách về vấn đề sức khỏe, các khoản chi phí và thời tiết thay đổi bất thường là một số những nguyên nhân chính đã kìm hãm đà phục hồi của ngành du lịch châu Á trong khoảng thời gian năm 2022 vừa qua.
Tốc độ hồi phục ngành du lịch khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhiều khả năng sẽ tăng lên trong năm nay khi mà hầu hết những điểm du lịch, cụ thể ở là ở nội địa Trung Quốc, đều đã mở cửa.
Theo bản Cập nhật mới nhất về Xu hướng Ngành Du lịch Q1/2023 được đưa ra bởi Colliers, ngành du lịch sẽ còn tiếp tục được hồi phục một cách mạnh mẽ trong năm 2023, kéo theo nhu cầu về khách sạn trên toàn khu vực đã có dấu hiệu gia tăng mạnh mẽ và những chỉ số về công suất phòng. Giá bán phòng trung bình mỗi ngày (ADR) và doanh thu ước tính ở trên mỗi phòng có sẵn (RevPAR) dự báo là sẽ còn tiếp tục được cải thiện.
Theo số liệu của Tổng Cục Du lịch, số lượng người Việt Nam đi tham quan, du lịch nhiều hơn ở trong năm 2022, với số lượng là 101,3 triệu lượt khách nội địa. Những điểm đến du lịch quen thuộc, phổ biến, nổi tiếng có thể kể đến như Phú Quốc, Đà Lạt, Quảng Ninh, Phú Yên, Sapa, Đà Nẵng và Hạ Long được bình chọn là những nơi mà du khách trong và ngoài nước muốn ghé thăm nhiều nhất trong năm ngoái. Tuy nhiên, nếu tính trên định mức chi tiêu cho mua sắm, du lịch lại không nhiều hơn.
Số liệu của của Tổng Cục Du lịch cho thấy, trong thời điểm năm 2022, mỗi du khách người Việt Nam chi tiêu số tiền trung bình là 51 USD/ngày (khoảng tương đương 1,2 triệu VND) và có xu hướng là lưu trú ngắn hạn, khoảng trong 3,62 ngày.
Dù đã khôi phục được đường bay quốc tế từ thời điểm tháng 3/2022, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm những quốc gia có lượng du khách quốc tế thấp nhất ở trong khu vực Đông Nam Á trong thời điểm năm ngoái. Lượt khách quốc tế vào năm 2022 khi thống kê vẫn thấp hơn khoảng năm lần so với thời điểm năm 2019, dù cho họ có thời gian lưu trú và chi tiêu nhiều hơn gấp đôi so với khách nội địa.
Trong thời điểm ba tháng đầu năm 2023, số lượt du khách quốc tế đến với Việt Nam đã đạt được con số 2,7 triệu, chỉ bằng 1/3 so với mục tiêu quốc gia (8 triệu) và thấp hơn là một nửa lượt du khách đến với đất nước Thái Lan (6,15 triệu). Chưa kể, cán cân inbound – outbound cũng mất cân bằng khi mà ngày càng có nhiều người Việt Nam lựa chọn đi nghỉ dưỡng, du lịch ở nước ngoài vì mức giá vé máy bay thấp hơn và di chuyển ngày càng thuận tiện hơn.
Không chỉ do thiếu hụt trầm trọng nguồn khách du lịch Trung Quốc, hiện tượng ngành du lịch Việt Nam "đi trước về sau" so với các nước láng giềng trong khu vực thực tế đã được thảo luận rất nhiều từ trước khi đại dịch. Năm 2019, tỷ lệ khách quay trở lại Việt Nam chỉ là 10%, thấp hơn rất nhiều khi so sánh với Thái Lan (82%) và tại Singapore (89%).
Con số này thậm chí tiếp tục giảm xuống mức chỉ còn 5% vào thời điểm năm 2022. Ngoài việc phụ thuộc quá nhiều vào một số nguồn khách du lịch truyền thống nhất định (như Nga, Trung Quốc), nguyên nhân chính còn đến từ việc chính sách visa và những điểm tắc nghẽn cố hữu ở trong ngành như hạ tầng giao thông và du lịch chưa đồng bộ, thiếu hụt sự đa dạng và không có được sự định vị khác biệt, các hoạt động quảng bá điểm đến quốc tế vẫn chưa đạt hiệu quả, và tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành du lịch hậu đại dịch.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sở hữu khá nhiều tiềm năng trong thời gian trung và dài hạn. Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu là hồi phục ngành du lịch hoàn toàn vào thời điểm năm 2025, với 18 triệu khách du lịch quốc tế trong tổng số là 134 triệu du khách. Đến năm 2030, cả nước sẽ hướng đến mục tiêu đạt được 195 triệu du khách bao gồm 35 triệu khách quốc tế từ các thị trường mục tiêu như Ấn Độ và Trung Đông, các nước ở khu vực châu Âu, Úc, New Zealand, Hoa Kỳ và Canada.
Chính sách "nới lỏng" visa cũng vừa được cơ quan chức năng đề xuất, dự kiến kéo dài thời gian lưu trú cho du khách lên đến 90 ngày đối với loại E-visa và 45 ngày đối với những trường hợp thị thực đơn phương, mở rộng hơn nữa việc cấp E-visa cho tất cả những nước nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc nhập cảnh và lưu trú dễ dàng, thuận lợi hơn cho khách du lịch nước ngoài. Nhiều sáng kiến đã được nghiên cứu, thảo luận trong nước để nhằm cải thiện tối đa chất lượng du lịch cũng như phát triển thêm những mô hình mới như là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch sức khỏe, MICE và bleisure (du lịch kết hợp với làm việc).
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã sở hữu những lợi thế sẵn có rất lớn để thu hút khách du lịch như là phong cảnh đẹp, hùng vĩ, bề dày về văn hóa, và một nền ẩm thực phong phú, đặc sắc từ những món ăn đường phố cho đến nền ẩm thực Việt Nam thời hiện đại.
"Chìa khóa chính là chất lượng và những chuẩn hóa từ các dịch vụ du lịch mà không làm mất đi nét bản sắc độc đáo của du lịch Việt Nam, nhằm đáp ứng được thị hiếu mới của nhóm du khách giàu có, khá giả, cả ở trong nước và quốc tế", Ông Morgan Ulaganathan, Giám Đốc bộ phận Dịch vụ Tài sản & Tư vấn Du lịch – Khách sạn, Colliers Việt Nam đưa ra nhận định.
Lối đi nào hợp lý nhất cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng?
Mới đây, Nghị định 10/2023/NĐ-CP nói về việc cấp giấy chứng nhận sở hữu có thời hạn cho những loại hình công trình xây dựng ở trên đất thương mại, dịch vụ có hiệu lực đã tạo nên một tiền đề mới cho sự hồi sinh của loại hình sản phẩm căn hộ condotel, officetel, homestay, biệt thự nghỉ dưỡng trên khắp tỉnh thành Việt Nam, hứa hẹn có những sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian một vài năm tới.
Đại diện của Charm Group cho hay, khi Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 10 đã là một tin vui tuyệt vời đối với thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, đối với những đơn vị doanh nghiệp phát triển lĩnh vực BĐS nghỉ dưỡng. Cuối cùng thì sau rất nhiều năm, những loại hình bất động sản condotel, officetel cũng đã có "danh phận".
Việc đề xuất cấp sổ đỏ cho các loại hình sản phẩm condotel, officetel được xem là một bước tiến mới mang lại những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bất động sản nghỉ dưỡng trên phạm vi cả nước. Động thái này cũng đã góp phần khắc phục được những vấn đề khó khăn còn đang tồn đọng bấy lâu nay của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng. Với việc cấp sổ đỏ cho các loại hình sản phẩm căn hộ condotel, officetel, BĐS nghỉ dưỡng được nhiều người kỳ vọng là sẽ có cơ hội bùng nổ và phát triển mạnh mẽ trở lại. Với người mua, các nhà đầu tư sẽ tạo dựng được niềm tin rất lớn khi được công nhận về quyền sử dụng các sản phẩm bất động sản này một cách hợp pháp.
Cùng với đó, là chỉ đạo của Bộ TN&MT đã cho thấy, vấn đề về việc cấp sổ đỏ cho sản phẩm condotel đã được các đơn vị cơ quan quản lý thực sự quan tâm, và quyết tâm để thực hiện. Các Bộ, ban ngành liên quan và nhiều đơn vị doanh nghiệp, nhà đầu tư đã có được những sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể, chính thống và thực hiện những điều chỉnh đồng bộ trên phạm vi cả nước.
"Các đơn vị doanh nghiệp hiện nay đang bắt đầu thực hiện triển khai theo nghị định, hướng dẫn của cơ quan chức năng, tuy nhiên mọi thứ hiện nay vẫn còn nhiều điều khá mới mẻ. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là tín hiệu tốt cho thị trường, còn vướng mắc tồn đọng ở đâu chúng ta sẽ tiếp tục báo cáo, và tháo gỡ từng bức", vị này chia sẻ.
Bên cạnh Charm Group, một đơn vị doanh nghiệp sở hữu nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng quy mô lớn đó là tập đoàn Novaland cũng đang rục rịch có kế hoạch tái khởi động những dự án nghỉ dưỡng tại Hồ Tràm, Phan Thiết và Đồng Nai, khiến cho thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu sôi động và hấp dẫn trở lại.
Nhận định thẳng thắn về thị trường bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam, ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cho biết, dù đà hồi phục của du lịch Việt Nam đang chậm hơn so với các thị trường châu Á khác và một số lo ngại vẫn còn vì bất ổn kinh tế, chưa kể tình trạng "đóng băng" của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng, Việt Nam vẫn có một số cơ hội đáng chú ý. Năm 2019, tỷ lệ lấp đầy của các cơ sở lưu trú du lịch (khách sạn, resort và biệt thự nghỉ dưỡng) đạt 52%, tức trung bình mỗi cơ sở lưu trú trong tổng số 30.000 đều kín trên nửa số phòng.
Nhờ lượng có lượng khách nội địa tăng cao, năm 2022, chỉ số này đã cho thấy sự cải thiện rõ nhất ở những điểm du lịch biển như là Hồ Tràm, Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc. Dữ liệu lấy từ Google đã cho thấy Việt Nam có đến sáu điểm đến có lượt tìm kiếm gia tăng 75% mỗi năm bao gồm là Đà Lạt, Nha Trang, Phú Quốc, Phan Thiết, Vũng Tàu, và Hội An.
Nguồn cung khách sạn tại Việt Nam đã tăng ba lần trong mười năm qua và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong vòng ba năm tới với hơn 100 dự án mới. Các loại phòng từ trung cấp đến hạng sang tăng nhanh nhất – 6,7 lần từ 2009 đến 2022, trong khi số lượng biệt thự và resort shophouse mới của năm 2022 tăng lần lượt 20% và 34% so với năm trước. Số lượng khách sạn được vận hành bởi thương hiệu quốc tế dự kiến tăng gấp đôi trong ba năm tới, từ 127 dự án năm 2022 lên 261 dự án năm 2025.