Grab định làm gì tiếp theo khi giá cổ phiếu giảm 60% từ đầu năm khiến các nhà đầu tư mất kiên nhẫn?

Thứ ba, 04/10/2022-12:10
Có thể thấy, việc tập trung vào dịch vụ tài chính cũng như hướng đến các mảng kinh doanh có biên lợi nhuận cao hơn là điều có thể giúp cho Grab đạt được mục tiêu hoà vốn trong năm 2024.

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, khi giá cổ phiếu Grab trong năm 2022 cùng sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư cho lợi nhuận cũng đã vơi dần thì Grab đang đứng trước nhiều áp lực lớn. Mới đây, Grab đã công bố nhiều thông tin để có thể trấn an các nhà đầu tư. 

Vào năm 2024, Tập đoàn kỳ vọng sẽ hòa vốn 

Phía Grab cho biết, doanh thu trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ hơn từ 45% đến 55% so với thời điểm một năm trước đó. Có thể thấy, kết quả này sẽ thấp hơn so với mức tăng trưởng năm 89% kỳ vọng ở trong năm 2022. Trong khi đó thì giới phân tích cũng kỳ vọng rằng tốc độ tăng trưởng của Grab sẽ ở mức 49%. 

Có thể thấy, kỳ vọng tăng trưởng của Grab cũng cao hơn phần lớn các đối thủ của Grab trong khu vực trừ GoTo (Indonesia). Và Go To cũng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ bởi mảng thương mại điện tử (Tokopedia) vẫn chưa tối ưu kiếm tiền như các sàn thương mại điện tử khác. 



Phía Grab cho biết, doanh thu trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ hơn từ 45% đến 55% so với thời điểm một năm trước đó
Phía Grab cho biết, doanh thu trong năm 2023 được kỳ vọng sẽ hơn từ 45% đến 55% so với thời điểm một năm trước đó

Báo cáo từ BNI Sekuritas cho thấy, tỷ lệ phí của Tokopedia là 2,9% trong quý 1/2022 và thấp hơn nhiều so với các đối thủ khác. Phía Grab cũng tuyên bố rằng mục tiêu hòa vốn trên cơ sở thu nhập trước lãi vay và thuế, khấu hao (EBITDA) điều chỉnh cho phần lớn các mảng kinh doanh. 

Đặc biệt, Grab cũng đặt mục tiêu hòa vốn trên quy mô tập đoàn vào nửa sau năm 2024 tương đương khoảng gần 2 năm tính từ thời điểm hiện tại. Mặc dù vậy thì Grab cũng đã không nói đến GrabFiin (đây là mảng tài chính của Grab) khi tiến hành đặt mục tiêu liên quan đến hòa vốn. Điều này cũng sẽ khiến cho nhiều người cảm thấy lo lắng trong bối cảnh GrabFin vẫn còn đang chìm đắm trong lợi nhuận âm từ thời điểm hiện tại. Đại diện GrabFin đã tạo ra nhiều giá trị cho cả mạng lưới, mặc dù vậy thì các lợi ích vô hình này chưa thể hiện được trên các báo cáo tài chính. Và dù sao đi nữa thì các nhà đầu tư cũng mong muốn có thể sớm nghe được mục tiêu hòa vốn dành cho GrabFin. 

Tuy nhiên, chỉ số EBITDA không có giá trị tương đương với việc đạt được dòng tiền tự do. Lấy ví dụ như EBITDA không tính đến các chi phí phát sinh để có thể thay thế tài sản không tính đến vấn đề pha loãng với cổ đông hiện tại sau quá trình phát hành các khoản thưởng cổ phiếu. 

Chính vì thế, dù hòa vốn trên cơ sở EBITDA là mục tiêu quan trọng nhưng đây vẫn chỉ là điểm khởi đầu cho hành trình tạo ra giá trị thực sự dành cho các cổ đông. 


Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nguồn ảnh: Vietnambiz

Mảng dịch vụ tài chính “thu hút” được sự chú ý

Có thể thấy, GrabFin chính là ngôi sao đang lên trong sự kiện gặp gỡ nhà đầu tư đầu tiên của Grab khi cuối cùng cũng được đưa lên sân khấu chính sau thời gian nhiều năm đứng sau mảng gọi xe và giao đồ. Đại diện Grab hào hứng chia sẻ về những lợi thế độc đáo của GrabFin - đây là một phần quan trọng trong hệ sinh thái của hãng này. 

Và việc Grab chú trọng vào lợi ích của hệ sinh thái của mình cũng đồng nghĩa với việc hãng này cũng sẽ không có sự ưu tiên các giao dịch diễn ra bên ngoài nền tảng cũng như không tạo ra giá trị. Không những thế, Grab cũng chú trọng vào mảng cho vay đến các đối tác tài xế và nhà bán hàng trong nền tảng, trong khi đó thì hạn chế cho vay đến các bên khác đều không nằm trong hệ sinh thái. 

Và các giao dịch ở bên ngoài nền tảng này cũng có thể bao gồm các khoản thanh toán dùng ví của Grab nhưng không diễn ra ở trên nền tảng của nó. Lấy ví dụ như diễn ra ở các cửa hàng vật lý. Nguyên nhân cho quyết định nói trên đến từ việc có nhiều hạ tầng thanh toán đã được phát triển khắp Đông Nam Á khiến cho mảng thanh toán này không còn nhiều sự khác biệt. 



Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nguồn ảnh: Vietnambiz

Phía Tech in Asia đặt kỳ vọng quyết định của Grab có thể làm giảm đi lưu lượng thanh toán của GrabFin trong những quý sắp tới. 

Và hệ sinh thái của Garb cũng sẽ phục vụ cho GXS, ngân hàng số mà Grab liên doanh với Singtel ở Singapore. Người dùng cũng có thể đăng ký mở thanh toán tiết kiệm trực tiếp từ ứng dụng của Grab cũng như liên kết tài khoản GXS của Grab để tiến hành thanh toán liền mạch. Họ cũng có thể quản lý tài khoản GSX từ ứng dụng Grab. 

Phía Grab cũng tự tin rằng, việc đang là ví điện tử đi đầu ở Singapore, Malaysia và Indonesia cũng sẽ giúp cho đơn vị có thêm lợi thế khởi đầu nhanh trong việc tích lũy tiền gửi để làm cơ sở cho hoạt động cho vay. 

Đến thời điểm hiện tại, các khoản vay của GrabFin đều ghi nhận khá ngắn hạn trong khoảng thời gian 2 tháng để có thể xoay vòng vốn nhanh. Mặc dù vậy thì ông Oey thừa nhận rằng, khi mảng kinh doanh này lớn hơn và dùng túi tiền để có thể thúc đẩy hoạt động cho vay không phải một cách tốt để dùng vốn. 

Dần dần thì Grab cũng sẽ tiến hành hợp tác với các ngân hàng, trong đó các ngân hàng sẽ cho vay dựa trên điểm tín dụng mà Grab đưa ra. Điều này cũng có thể giúp cho Grab có thể xây dựng được mô hình kinh doanh có thể tăng quy mô và lợi nhuận. 

Đại diện Grab cho rằng, các ngân hàng cũng sẽ muốn hợp tác với các hãng này nhờ dữ liệu hấp dẫn và khả năng tiếp cận các nhóm khách hàng chưa được phục vụ đầy đủ. Ngân hàng cũng sẽ không muốn tự phát triển kho dữ liệu này bởi chi phí là rất lớn. 

Đối với mô hình kinh doanh cần ít tài sản (asset-light) là điều nên hướng đến. Và việc chuyển đổi sang mô hình asset-light cũng đã lan từ mảng tài chính sang các mảng khác của Grab. 


Nguồn ảnh: Vietnambiz
Nguồn ảnh: Vietnambiz

Buổi báo cáo kết quả hoạt động trong quý 2 vừa qua, Grab cho biết mảng đồ ăn tươi sống của Grab sẽ chính thức chuyển sang mô hình chợ bên thứ 3 (ngoại trừ Malaysia). Không những thế, Garb cũng sẽ đóng cửa nhiều dark store (trung tâm thực hiện đơn hàng, không phục vụ khách hàng mua trực tiếp) tại các nước Singapore, Philippines và Việt Nam.

Và trong tuần trước, Grab cũng cho biết đạt thỏa thuận hợp tác chiến lược với Trans Retail (Indonesia) thuộc Tập đoàn CT Group đồng thời là một trong những nhà bán lẻ lớn nhất tại Indonesia. Cùng với sự hợp tác này, Grab cũng sẽ đóng cửa các dark store ở Indonesia và chính thức chuyển vận hành về hạ tầng của Trans Retail.

Nói về phần hợp tác, Grab cũng đã kết luận rằng mảng giao đồ tươi sống có biên lợi nhuận mảng. Mặc dù vậy thì lưu lượng giao hàng lớn có tác động tích cực đến tương tác của người dùng. Và với sự hợp tác cùng với Trans Retail thì Grab cũng kỳ vọng có thể giữ lại được các lợi ích của mảng giao đồ tươi sống, trong khi đó thì tiến hành giảm chi phí vận hành. 

Có thể thấy, vấn đề đặt ra cho Grab là không phải hợp tác nào cũng thành công. Vậy thì vì sao Grab lại tự tin với lần bắt tay này với  Trans Retail?

Ông Oey nói rằng: “Để hợp tác hiệu quả, chúng tôi cần tích hợp sâu. Chúng tôi muốn tích hợp sâu với Trans Retail, dù là về chuỗi cung ứng, cửa hàng hay kho vận. Khi tích hợp sâu, cả hai bên đều có cam kết cao để hợp tác hiệu quả”. 

Grab hướng đến các mảng kinh doanh có lợi nhuận cao hơn

Dù Grab vẫn hướng đến đối tượng người dùng đại trà thì những gì mà hãng này chia sẻ ở buổi gặp gỡ các nhà đầu tư cho thấy tương lai của Grab có thể nằm ở đối tượng khách hàng là doanh nghiệp.

Ngoài ngân hàng số thì một mảng khác mà Grab cũng nhấn mạnh đó là kinh doanh quảng cáo. Nhằm tận dụng cơ hội từ quảng cáo chính là một trong sáu chiến lược để cho Grab có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng. 

Không những thế, Grab cúng sẽ chú trọng vào việc cung cấp cho các đối tác bán hàng một nền tảng tự phục vụ, trong đó là các nhà bán hàng có thể tiến hành mua quảng cáo. Và một cơ hội khác dành cho Grab chính là mảng dịch vụ bản đồ. Theo đó, Grab mới tiết lộ Microsoft đã trở thành một khách hàng của Grab, trong đó Microsoft cũng dùng dữ liệu của Grab để có thể cải thiện các dịch vụ Bing và  Azure. Đối với những mảng kinh doanh này, dù còn rất nhỏ bé so với việc gọi xe và giao đồ ăn nhưng có thể trở thành nền móng cho một Grab rất khác trong tương lai. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

31 phút trước

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

7 giờ trước

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

8 giờ trước

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

9 giờ trước

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

10 giờ trước