meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Force Sell là gì? Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán ra sao?

Thứ sáu, 05/05/2023-08:05
Hiện tượng Force Sell trên thị trường chứng khoán là trường hợp mà không nhà đầu tư nào muốn gặp phải. Tuy nhiên, nếu đã tham gia chứng khoán thì sẽ có ít nhất một lần nhà đầu tư phải đối mặt với hiện tượng này.

Force sell là gì?

Force sell trên thị trường chứng khoán chính là việc thanh lý bắt buộc, hiện tượng này sẽ xảy ra trong trường hợp tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu của công ty chứng khoán đã có trong quy định. Nếu trường hợp này xảy ra công ty chứng khoán sẽ phải thực hiện bán giải chấp bắt buộc một số lượng cổ phiếu nhất định  của nhà đầu tư trong phiên giao dịch kế tiếp nhằm đưa tỷ lệ ký quỹ trở lại trong vùng an toàn. 

Các công ty chứng khoán đều có khung giờ chứng khoán nhất định thường là từ 10 – 11 giờ sáng và 14 giờ chiều. Nếu nhà đầu tư theo dõi thị trường thấy loạt cổ phiếu đang nằm sàn và lệnh bán thực hiện một cách liên tục không ngừng giống như đang xả hàng thì đó là khi thị trường rơi vào Force Sell.

Phân biệt force sell và call margin

Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa Call Margin và Force Sell nhưng đây là hai khái niệm và trường hợp khác nhau. Hiểu đơn giản thì call margin là hiện tượng tỷ lệ ký quỹ giảm nhưng vẫn ở mức duy trì trong quy định, thời điểm này công ty chứng khoán sẽ thông báo tới nhà đầu tư thông qua cách gọi điện, email, tin nhắn… nhằm thỏa thuận phương án để nâng tỷ lệ kí quỹ đến mức quy định và nhà đầu tư sẽ có ba ngày để thực hiện phương án này còn không sau 3 ngày công ty chứng khoán sẽ tiến hành bán cổ phiếu để nâng mức ký quỹ lên.

Còn Force Sell chính là khi nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu và chính công ty chứng khoán sẽ bán đi một số lượng cổ phiếu nhất định để nâng tỷ lệ ký quỹ mà không cần phải bàn bạc với nhà đầu tư. Đây được xem như là trường hợp nguy cấp hơn so với Call Margin. 


Force sell trên thị trường chứng khoán chính là việc thanh lý bắt buộc, hiện tượng này sẽ xảy ra trong trường hợp tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu
Force sell trên thị trường chứng khoán chính là việc thanh lý bắt buộc, hiện tượng này sẽ xảy ra trong trường hợp tài khoản giao dịch của nhà đầu tư vi phạm tỷ lệ ký quỹ tối thiểu

Cơ chế hoạt động của Force sell

Mỗi công ty chứng khoán sẽ đưa ra những quy định tỷ lệ ký quỹ tối thiểu khác nhau, song cơ chế hoạt động của Force Sell thì đều giống nhau. Cụ thể như sau: 

Tỷ lệ ký quỹ lớn hơn hoặc bằng ngưỡng duy trì: Điều này cho thấy  tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư đang trong trạng thái bình thường.

- Ngưỡng duy trì lớn hơn tỷ lệ ký quỹ lớn hơn hoặc bằng ngưỡng xử lý: Đây là trường hợp tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư đang rơi vào trường hợp Call Margin, công ty chứng khoán sẽ thông báo cho nhà đầu tư để có hướng xử lý phù hợp. 

- Tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn ngưỡng xử lý: Đây là trường hợp tài khoản đã bị Force Sell, công tu chứng khoán sẽ bán một phần cổ phiếu của nhà đầu tư để đảm bảo đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn nhất. 

Khi nào thì nhà đầu tư bị force sell?

Trường hợp Force sell xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống dưới mức ngưỡng xử lý do các công ty chứng khoán quy định. Trường hợp này xảy ra chủ yếu do giá cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ mua nhờ vay margin giảm. Trong trường hợp này nhà đầu tư cần phải xử lý trước khi để rơi vào tình trạng Force Sell. 

Để có thể giải quyết vấn đề này thì nhà đầu tư sẽ phải nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán bớt cổ phiếu. Còn khi đã xảy ra Force Sell thì nhà đầu tư sẽ không thể tham gia vào quá trình mua bán nữa, lúc này, công ty chứng khoán sẽ tự quyết định và định đoạt chuyện mua bán cổ phiếu của bạn để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ được duy trì về mức an toàn. 

Force sell ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán? 

Ngay khi việc nâng lãi suất của các ngân hàng có thể diễn ra, đã khiến cho các nhà đầu tư phải đối mặt với tình trạng Force Sell nếu như thị trường chứng khoán giảm xuống mức thấp nhất. Bên cạnh đó, trên thị trường thế giới, sức ép của FED về việc tăng lãi suất và tình hình lạm phát tăng khiến cho nhiều ngân hàng cũng bị phá sản. Những sức ép này đã tác động đến thị trường chứng khoán Việt Nam một cách nặng nề. 

Chính hiện tượng Force Sell cùng với tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư đã khiến cho các nhà đầu tư không thể chờ đợi thêm mà bắt buộc bán đi một phần cổ phiếu của mình, thậm chí bán không cần biết được hay mất miễn là đẩy được hàng đi. Chính những lo ngại này khiến cho dòng tiền đổ vào thị trường chứng khoán giảm, thị trường trở nên ảm đạm và mất cân bằng. 

Làm cách nào để tránh force sell?

Nếu như tham gia khi thị trường đang có nhiều biến động thì nhà đầu tư không thể tránh khỏi tình trạng Force Sell. Vì thế, các nhà đầu tư cần chú ý những vấn đề sau: 

- Chỉ vay margin khi đã tìm hiểu các kiến thức và kinh nghiệm về thị trường, còn không thì không nên vay rất dễ dẫn tới thua lỗ, rơi vào tình trạng force sell.

- Nên sử dụng margin khi thị trường đang tăng trưởng chứng không nên cố giữ để chờ thị trường đi ngang hoặc đi xuống mới dùng. 

- Nếu dùng margin với cổ phiếu có thanh khoản tốt trên thị trường như blue chip rồi thì không nên dùng margin với những cổ phiếu lợi nhuận  thấp. 

- Không nên sử dụng full margin trong khi đầu tư mà chỉ sử dụng ở mức vừa phải, tạo độ an toàn cho các tài khoản đề phòng trường hợp biến động cổ phiếu sẽ dao động thêm các khoản ngoài với dự kiến. 

- Nhà đầu tư phải xây dựng một kế hoạch về các danh mục đầu tư phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường, sàng lọc cổ phiếu, quản trị rủi ro một cách hợp lý. 

Còn trong trường hợp đã lỡ rơi vào tình huống Force Sell thì nhà đầu tư nên sử dụng biện pháp Isolated Margin để giải quyết vấn đề. Nghĩa là nhà đầu tư sẽ vay Margin với từng mã cổ phiếu riêng thì tình trạng Force Sell sẽ chỉ xảy ra với mã cổ phiếu đó chứ không liên lụy đến những mã cổ phiếu khác trong tài khoản tổng. 


 
 

Không nhà đầu tư nào mong muốn rơi vào trường hợp Force Sell nhưng khi đã rơi vào trường hợp này thì các nhà đầu tư cần bình tĩnh để xử lý. Không nên hoảng loạn bán hết số cổ phiếu hay đổ thêm nhiều tiền mà không có sự tính toán kĩ lưỡng. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Hải Phòng chuẩn bị cho sự "ra đời" của khu kinh tế ven biển rộng 20.000ha

Bài học từ thất bại của start-up xe điện SUV không “đụng hàng”

Công ty mẹ Shopee đạt doanh thu quý cao kỷ lục

Những việc làm tưởng tiết kiệm hóa ra lại “đốt” tiền

Kinh nghiệm “mua tận gốc, bán tận ngọn” giúp chàng trai trẻ “hái” ra tiền

Tin mới cập nhật

​​​​​​TP. HCM: Sắp có nhà máy xử lý nước thải lớn nhất Đông Nam Á

8 giờ trước

Cuộc chạy đua trí tuệ nhân tạo ngày càng “nóng”, đối thủ lớn nhất của OpenAI công bố chatbot mạnh nhất

8 giờ trước

Giao dịch đất nền tăng vọt: Chuyên gia cảnh báo cẩn trọng với chiêu trò của môi giới

8 giờ trước

Bán vàng online: Nếu không tăng nguồn cung sẽ chỉ ổn định được thời gian ngắn

8 giờ trước

Thị trường đất nền đang “sáng cửa” hơn

10 giờ trước