meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chứng khoán nợ là gì? Ưu điểm và rủi ro của chứng khoán nợ

Thứ sáu, 31/03/2023-00:03
Thuật ngữ chứng khoán nợ đã rất quen thuộc với những người tham gia vào thị trường chứng khoán nhưng những người mới gia nhập thị trường này không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của thuật nhữ này.

Chứng khoán nợ là gì?

Chứng khoán nợ là loại chứng khoán được dùng để xác nhận mối quan hệ nợ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Khi sở hữu chứng khoán nợ có nghĩa là bạn đang cho đơn vị phát hành vay tiền và được xem như một hình thức huy động vốn của doanh nghiệp. Trong đó hình thức phổ biến nhất của chứng khoán nợ hiện nay chính là trái phiếu, được chia làm hai loại chính là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu Chính phủ.

Muốn hiểu hết về chứng khoán nợ thì cần phải biết đầy đủ các thông tin về loại chứng khoán này như sau:

  • Chủ thể phát hành thường chính là bên đi vay có thể là doanh nghiệp, chính phủ, địa phương, cơ quan nhà nước hoặc một số tổ chức khác được công nhận.
  • Thời điểm đáo hạn được xác định là thời điểm người phát hành chứng khoán phải hoàn trả số tiền gốc đã vay.
  • Mệnh giá là giá trị ghi trên chứng khoán, đây là số tiền gốc người phát hành cam kết hoàn trả cho người vay vào thời điểm đáo hạn. Đây cũng là cơ sở để có thể tính được lãi mà người đi vay phải trả.
  • Lãi suất là tỷ lệ tiền lãi trên mệnh giá mà người đi vay phải trả cho người sở hữu chứng khoán nợ theo định kỳ đã thoả thuận từ trước. Đây có thể là lãi suất cố định hoặc lãi suất thả nổi.

Chứng khoán nợ là loại chứng khoán được dùng để xác nhận mối quan hệ nợ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành chứng khoán
Chứng khoán nợ là loại chứng khoán được dùng để xác nhận mối quan hệ nợ giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành chứng khoán

Đặc điểm của chứng khoán nợ

Chứng khoán nợ sẽ có những đặc điểm cơ bản mà cả người đi vay và người được vay cần nắm được như sau:

  • Lãi suất đối với chứng khoán nợ sẽ được xác định cao thấp thông qua khả năng trả nợ của người đi vay. Trong trường hợp rủi ro không có khả năng thanh toán thì dễ dẫn đến lãi suất vay vốn cao hơn. 
  • Chứng khoán nợ còn được gọi là chứng khoán thu nhập cố định và thông thường đều được giao dịch tại quầy. 
  • Tổng các giá trị giao dịch mua bán chứng khoán nợ tính theo hàng ngày lớn hơn hẳn so với số lượng giao dịch cổ phiếu. Bởi lẽ chứng khoán nợ do nhiều nhà đầu tư lớn, các tổ chức phi lợi nhuận…. nắm giữ. 

Các dạng chứng khoán nợ thường gặp

1. Trái phiếu

Trái phiếu có thể được phát hành bởi những chủ thể khác nhau như Chính phủ, công ty hay một thể chế tài chính khác. Ở đây, sản phẩm được xác định là một loại chứng khoán xác nhận quyền lợi của chủ sở hữu đối với phần vốn nợ của công ty phát hành trái phiếu. Đầu tư trái phiếu được đánh giá an toàn hơn so với đầu tư chứng khoán, vì đến kỳ đáo hạn thì người mua sẽ được nhận cả gốc lẫn lãi bằng với số tiền ghi trên cuống phiếu. Nếu phân loại theo đơn vị phát hành sẽ có:

  • Trái phiếu chính phủ (công khố phiếu, công trái) được ban hành bởi Nhà nước và được đánh giá là hình thức an toàn nhất trên thị trường hiện nay, lãi suất được công bố định kỳ và minh bạch. 
  • Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi các tổ chức, doanh nghiệp để huy động vốn kinh doanh hoặc cải thiện tình hình công ty nếu đang gặp một số vấn đề khó khăn

2. Chứng khoán dạng nợ

Chứng khoán dạng nợ là một dạng của chứng khoán nợ được các công ty phát hành ra thị trường để huy động vốn cho Nhà nước và các công ty lớn nên được đảm bảo minh bạch. Chứng khoán dạng nợ và trái phiếu nếu nhìn qua về bản chất thì khá tương đồng

3. Công cụ thị trường tiền

Công cụ thị trường tiền là một loại giấy xác nhận được hưởng khoản thu nhập hàng tháng bằng tiền với những khoảng thời gian cố định. 

4. Công cụ tài chính phái sinh

Công cụ tài chính phái sinh được hình thành dựa vào những công cụ có sẵn để bảo vệ, tạo ra lợi nhuận hoặc giảm bớt rủi ro cho doanh nghiệp. 


Trái phiếu có thể được phát hành bởi những chủ thể khác nhau như Chính phủ, công ty hay một thể chế tài chính khác
Trái phiếu có thể được phát hành bởi những chủ thể khác nhau như Chính phủ, công ty hay một thể chế tài chính khác

Ưu điểm khi đầu tư chứng khoán nợ

Hoàn vốn

Đầu tư vào chứng khoán nợ sẽ mang lại khá nhiều lợi ích trong đó nổi bật nhất phải kể đến là việc hoàn vốn hay thu hồ vốn cao. Ví dụ như các loại trái phiếu đều được trả lãi định kỳ và hoàn vốn vào thời điểm đáo hạn, nên đầu tư vào chứng khoán nợ sẽ giữ được mức lãi suất ổn định với các khoản trả định kỳ. Đặc biệt, lãi suất của chứng khoán nợ khổng bị phụ thuộc vào việc sử dụng vốn hay kết quả kinh doanh của đơn vị phát hành. Tuy khổng có sự đột phá về lãi nhưng ngược lại đảm bảo tính an toàn. 

Quyền lợi được hưởng

Người mua chứng khoán nợ sẽ trở thành chủ nợ của công ty được quyền đòi khoản nợ, lãi suất nhưng không được tham gia vào hệ thống điều hành, quản lý của công ty. Trong khi đó, người mua cổ phiếu sẽ được tham gia vào hội đồng quản trị và điều hành các hoạt động chung của công ty. Đặc biệt, khi mua chứng khoán nợ thì công ty có thay đổi vốn điều lệ thấp hay tăng lên thì cũng khổng ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua. 

Danh mục đầu tư đa dạng 

Mỗi nhà đầu tư sẽ có nhiều kênh để đầu tư khác nhau và chứng khoán nợ cũng trở thành lựa chọn sáng suốt để nhà đầu tư tiêu tiền nhàn rỗi và làm phong phú các hạng mục đầu tư giảm thiểu rủi ro. 

Nhược điểm khi đầu tư chứng khoán nợ

Bên cạnh những ưu điểm thì khi đầu tư chứng khoán nợ cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm mà nhà đầu tư cần phải phòng tránh đảm bảo không bị ảnh hưởng đến nguồn vốn riêng của bản thân. Một số rủi ro mà chứng khoán nợ mang lại cho nhà đầu tư cần phải né tránh để không xảy ra trường hợp đáng tiếc như sau: 

Rủi ro lạm phát

Đối với quốc gia nào cũng phải đối mặt với tình trạng lạm phát khi nền kinh tế liên tục tăng mức giá chung khổng kiểm soát. Hiện nay, sau khi dịch Covid 19 được kiểm soát, tình hình tài chính và kinh tế trên thế giới và trong nước có những dấu hiệu lạm phát, leo thang giá cả hàng hóa trong mọi lĩnh vực, đồng tiền trở nên mất giá. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng tăng cao khiến cho các doanh nghiệp trở nên khốn đốn. Chính tình trạng này dẫn đến việc sức mua trái phiếu giảm, lãi suất không tăng trưởng dẫn đến âm tiền, hiệu quả thấp. 

Rủi ro khi tái đầu tư

Việc tái đầu tư gặp rủi ro khi đầu tư chứng khoán nợ cũng không có gì xa lạ vì cùng với số tiền đó để đầu tư lại với mức lãi suất tương đương là rất khó. Do đó, nhà đầu tư phải chọn lựa trái phiếu có tính an toàn, rủi ro thấp và không bị thu hồi. 

Rủi ro thanh khoản

Trái phiếu có tính thanh khoản thấp hơn so với chứng khoán do chưa có thị trường niêm yết và giao dịch. Nhiều nhà đầu tư sau thời gian mua vào muốn bán ra thì không có người mua. Trong khi đó thị trường trái phiếu cũng khá nhỏ nên giá cả biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của gia chủ. 

Rủi ro lãi suất

Trái phiếu và lãi suất thường xảy ra tình trạng tỷ lệ nghịch vì khi nhu cầu mua tăng sẽ khiến giá trái phiếu tăng theo. Nhưng ngay khi lãi suất giảm các nhà đầu tư sẽ tìm cơ hội để nắm bắt được lợi suất cao nhất để bán ra thu lời lớn. Ngược lại, nhiều người phải bán trái phiếu lãi suất cao để giá trái phiếu giảm. Chính vì thế nhà đầu tư dễ phải chịu lỗ trong kinh doanh giữa hai bên. 

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất hiện trong trường hợp nhà đầu tư mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành trên thị trường. Trái phiếu thường có rủi ro cao hơn và các doanh nghiệp phải trả lãi cao hơn nếu như nhà đầu tư mua trái phiếu hoặc trường hợp doanh nghiệp hoạt động không tốt hoặc vỡ nợ. Vì thế, các nhà đầu tư cần phải tính toán đến cả khả năng trả khoản vay của các đơn vị kinh doanh thông qua báo cáo tài chính, dòng tiền… Nếu muốn hạn chế rủi ro thì nhà đầu tư nên mua trái phiếu do Chính phủ phát hành. 

Rủi ro xếp hạng

Đối với các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu sẽ được đánh giá thang bậc thông qua đánh giá về khả năng tín dụng và thanh toán các khoản nợ. Đối với những doanh nghiệp xếp hạng tốt sẽ mang đến khoản đầu tư chất lượng và ngược lại doanh nghiệp xếp hạng thấp thì mức độ đầu tư rủi ro cao hơn. Đối với doanh nghiệp xếp hạng thấp sẽ bị đánh giá lãi suất cao hơn so với các doanh nghiệp xếp hạng cao. Điều này có thể tác động tới việc chi trả của doanh nghiệp đối với ngân hàng. 


Chứng khoán nợ cũng được đánh giá là một loại hình huy động vốn nhưng có nhiều rủi ro hơn so với việc mua bán chứng khoán
Chứng khoán nợ cũng được đánh giá là một loại hình huy động vốn nhưng có nhiều rủi ro hơn so với việc mua bán chứng khoán

Chứng khoán nợ cũng được đánh giá là một loại hình huy động vốn nhưng có nhiều rủi ro hơn so với việc mua bán chứng khoán chính thống trên các sàn giao dịch. Do đó nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ trước khi xuống tiền để lựa chọn loại hình phù hợp.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Hải Phòng chuẩn bị cho sự "ra đời" của khu kinh tế ven biển rộng 20.000ha

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Đường phố an toàn hơn khi hàng nghìn xe ba bánh tự chế bị xử lý

13 giờ trước

Nhiều doanh nghiệp lớn bán bớt tài sản để cân đối dòng tiền

13 giờ trước

Lo ngại lộ dữ liệu, Mỹ tiếp tục mở cuộc điều tra ba nhà mạng của Trung Quốc

13 giờ trước

Hãng sản xuất pin đến từ Trung Quốc “trình làng” dòng pin mới với hiệu suất khủng

18 giờ trước

Hà Nội phát hiện gần chục nghìn lỗi vi phạm liên quan đến PCCC của loại hình nhà trọ, chung cư mini

18 giờ trước