meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Breakout là gì? Những điều về Breakout có thể bạn chưa biết

Thứ năm, 15/09/2022-09:09
Là một người trong giới Trader, bạn chắc hẳn cũng không còn gì xa lạ với khái niệm “Breakout là gì”. Liệu sự “phá vỡ” này sẽ có lợi gì đối với một nhà đầu tư Forex? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu sự thật về Breakout trong bài viết dưới đây nhé!

Cùng đi tìm hiểu về Breakout là gì? 

Trong giới Trader, mục tiêu chung của người chơi là tìm kiếm lợi nhuận dựa vào giao dịch Forex và các giao dịch thỏa thuận khác và hầu như không ai là không biết đến khái niệm “breakout”.

Breakout được xem như một chiến thuật đơn giản và phổ biến nhất để có thể đem lại lợi nhuận cho các Trader. Thế nhưng lợi nhuận thường đi liền với rủi ro và không một chiến lược nào không tạo ra nỗi lo lắng thầm kín. Vậy sự thật về “breakout” là như thế nào?

Khái niệm Breakout là gì? 

Sự phá vỡ là khái niệm mà người ta hay nói về breakout. Breakout là một phần không thể thiếu được trong mô hình kỹ thuật như kênh, mức ngang giá hoặc tại Trending Line (đường xu hướng). Nó còn được hiểu chung nhất đó là mức giá bị phá vỡ tăng đồng thời vượt qua mức hỗ trợ (ở vùng đáy) hay mức kháng cự (ở vùng đỉnh) quan trọng. 

Breakout là một phương pháp giao dịch theo đà dựa vào xu hướng của giá hiện tại. Sau khi Breakout xảy ra, giá vượt qua vùng kháng cự hay xuyên qua mức hỗ trợ, nó sẽ có quán tính tăng hoặc giảm tiếp, đi theo thị trường cho tới thời điểm biến động dần lắng xuống và từ đó lợi nhuận xuất hiện. 


Khái niệm Breakout là gì? 
Khái niệm Breakout là gì? 

Breakout là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư tài chính nói riêng cũng như lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung. Tình huống breakout thường xảy ra khi các nhà đầu tư hay những người chơi chứng khoán đổ xô mua vào hoặc bán ra một loại cổ phiếu, trái phiếu hay tín phiếu, ngoại tệ nào đó. Nó kéo theo hàng loạt các giao dịch thỏa thuận trên sàn chứng khoán chờ xếp lệnh và gây ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư khác trên thị trường.

Các khái niệm đi kèm với Breakout là gì? 

Có 2 loại Breakout được các Trader sử dụng nhiều nhất đó là Breakout hỗ trợ (Breakout Support Area) và Breakout kháng cự (Breakout Resistance Area). Và đây cũng là 2 vùng giá quan trọng có thể tác động lên sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận. 

Breakout Resistance Area hay còn được hiểu là mức phá vỡ vùng giá kháng sự trong trường hợp giá tài sản vượt ra khỏi vùng Key Resistance. Đây là hiện tượng khi người mua quá đông đảo và sức mua gia tăng khiến cho giá sản phẩm cũng tăng lên. 


Các khái niệm đi kèm với Breakout 
Các khái niệm đi kèm với Breakout 

Trong trường hợp giá đi xuống và vượt qua vùng Key Support Level thì sẽ hình thành mức phá vỡ vùng giá hỗ trợ tạo ra Breakout Support Level. Đặc điểm lớn nhất của vùng phá vỡ này đó chính là giá giảm mạnh khi các Sellers quá nhiều dẫn đến hình thành làn sóng bán tháo sản phẩm khiến giá cổ phiếu không thể đứng vững.

Phân loại các Breakout trong giao dịch tài chính 

Trong giao dịch Breakout được chia thành 2 loại đối lập là True Break và False Break hay hiểu đơn giản là Break giả và thật.

False Breakout là nỗi lo sợ lớn nhất và dường như trở thành nỗi ám ảnh của các Trader. Lấy một ví dụ đơn giản như khi bạn thực hiện một lệnh mua khi giá biến động trong Breakout Resistance Area trên đồ giá Forex và gặp một trường hợp là giá của sản phẩm lại có chiều hướng đi xuống và không tăng lên như lý thuyết vốn có, điều này khiến cho bạn rơi vào tính thế hoang mang hay còn được gọi là “đu đỉnh” với lệnh mua của mình và cái kết là bạn dễ bị rơi vào tình thế thua lỗ. 


Có 2 loại Breakout 
Có 2 loại Breakout 

Trái ngược với False breakout thì True chính là hình thức mà khi giá trong vùng Resistance hay Support thì nó sẽ tăng và giảm theo đúng như lý thuyết và con đường nó phải đi sẽ dễ dàng cho các Trader có thể xác định được lợi nhuận. Đây là một biểu hiện của nhà đầu tư thành công khi xác định được đúng điểm True. 

Vậy làm thế nào để có thể nhận đâu là breakout giả và đâu là breakout thật? 

Các mẹo để nhận biết Breakout True hay Breakout False 

False Breakout

Để tránh trường hợp rơi vào tình thế “đu đỉnh” hay “đu đáy” thì việc nhận biết 2 loại Breakout là rất quan trọng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn 2 cách để có thể dựa vào và tìm ra phương pháp của riêng mình

Breakout kết hợp cùng với Volume là gì? 

Đây là một đại diện cho mức độ mua bán giữa các Seller và Buyer trên thị trường. Nếu tại thời điểm sự phá vỡ Breakout cùng mức độ Volume đồng thời tăng cao hoặc sự phá vỡ có sự tăng cao hơn thì khả năng đây chính là True Breakout và ngược lại. 

Nhưng lưu ý khi sử dụng điều này, bạn cần phải xem xét thật kỹ mức Volume của ngày hôm trước và setup một giao dịch Buy thật kỹ nếu không muốn bị “ăn” một cú False Breakout Buy ngay tại đỉnh. 


Nhận biết False Breakout
Nhận biết False Breakout

Khung thời gian - Time Frame 

Đừng coi thường khung thời gian trong bất kì giao dịch tài chính nào không chỉ riêng theo Breakout. Việc lựa chọn Time Frame phù hợp sẽ là một giải pháp hữu hiệu nếu như không muốn bị “dính” False Breakout. 

Khung thời gian sẽ tỉ lệ nghịch với độ nhiễu của phiên giao dịch cụ thể là tín hiệu False Breakout. Nếu khung thời gian quá nhỏ vào mức M1, M15, M30 thì tín hiệu nhiễu sẽ càng lớn, còn để mức nhiễu nhỏ thì bạn cần lựa chọn khung thời gian lớn hơn, càng lớn thì mức nhiễu sẽ càng nhỏ. Điều này dẫn đến bạn có thể hạn chế việc “dính” đến một False Breakout. 

True Breakout 

Ngoài những cách để nhận biết mà chúng tôi đã gợi ý bên trên để giúp bạn tránh được điểm nhiều không mong muốn thì các mẹo về một True Breakout dưới đây cũng sẽ phần nào giúp bạn nhận biết và tính toán trở lên chính xác hơn.

Ngưỡng Breakout - Mức giá tại thời điểm đóng cửa 

Một mẹo nhỏ để bạn sử dụng Breakout đó chính là sử dụng mức giá ở thời điểm đóng cửa. Đây được xem như một sự thống nhất, là cái “bắt tay” cuối cùng giữa các bên giao dịch. 


Nhận biết True Breakout
Nhận biết True Breakout

Lợi dụng thanh khoản 

Thanh khoản dùng để chỉ mức tài sản bất kì có thể buy hoặc sell trên thị trường mà không ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản. Tài sản có tính thanh khoản cao trong trường hợp nó được bán nhanh nhưng giá cả không thay đổi. 

Giao dịch Breakout buộc bạn phải chạy theo cơ chế thị trường và mua ở giá cao để bán với mức “trên trời”. Thực tế, một Trader non trẻ và thiếu kinh nghiệm sẽ khó mua đuổi thường xuyên, nên việc này chỉ dành cho các nhà đầu tư có nền tảng kinh tế vững và kiến thức đủ lớn. 


Lợi dụng thanh khoản
Lợi dụng thanh khoản

Dựa trên chỉ báo kỹ thuật 

Đây là cách để phân biệt giữa Breakout - True và False, dựa vào dấu hiệu của phân kỳ. Khi chỉ báo nhận chiều tăng thì giá tăng breakout kháng cự kèm phân kỳ âm là một tín hiệu cần xem xét. 

Khi chỉ báo giảm, giá Breakout hỗ trợ kèm theo phân kỳ dương, là dấu hiệu các trader đang suy nghĩ việc giảm mức giá tài sản cần cân nhắc. 

Tổng kết

Như vậy, bạn đã tìm hiểu qua về Breakout là gì cùng các thông tin có liên quan đến nó. Cần nhận biết thật kỹ đó là True Breakout hay False Breakout để vận dụng trong đầu tư tài chính hiệu quả.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Hàn Quốc: Phát triển robot “Iron Man”, giúp người bị liệt nửa người có thể đi lại

20 giờ trước

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

20 giờ trước

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

20 giờ trước

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

20 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

1 ngày trước