meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Bẫy thanh khoản là gì? Nguyên nhân và giải pháp thoát khỏi bẫy thanh khoản

Thứ năm, 23/03/2023-14:03
Bẫy thanh khoản là khái niệm quen thuộc trong ngành kinh tế nhưng không phải ai cũng hiểu hết về ý nghĩa của cụm từ này. Hãy cùng tìm hiểu về bẫy thanh khoản cũng như nguyên nhân và cách thoát khỏi bẫy thanh khoản trên thị trường. 

Bẫy thanh khoản là gì? 

Bẫy thanh khoản là tình huống lãi suất xuống quá thấp, dẫn đến thị trường có xu hướng tích trữ tiền mặt hoặc các tài sản có giá trị sinh lời thấp nhưng vẫn có tính thanh khoản cao, lúc này nhà đầu tư sẽ không mua chứng khoán, trái phiếu hoặc gửi ngân hàng nữa. 

Bẫy thanh khoản sẽ xảy ra khi Ngân hàng Trung ương rót tiền ra thị trường để thúc đẩy nền kinh tế khởi sắc nhưng lại không mang lại hiệu quả mà thất bại nặng nề do nhu cầu tiền trên thị trường về mức số không. Trong trường hợp này, lãi suất danh nghĩa hạ thấp xuống mức bằng không nên người dân chuyển sang tích trữ các tài sản không mất giá thay vì đầu tư sinh lời nhanh.

Ví dụ trong những năm 1990, nền kinh tế Nhật Bản đã chứng kiến một thập kỷ mất mát khi gặp phải bẫy thanh khoản. Cụ thể, trong thời điểm này nhà nước Nhật Bản đã liên tục hạ lãi suất xuống mức không để cứu vớt nền kinh tế và các doanh nghiệp thoát ra khỏi khủng hoảng bong bóng bất động sản. Tuy nhiên, việc cầm chừng lãi suất khiến cho kinh tế Nhật Bản suy thoái trầm trọng. Phải đến năm 2002, kinh tế Nhật Bản mới phục hồi trở lại nhờ việc nới lỏng chính sách kinh tế, tăng lãi suất và mở rộng xuất nhập khẩu.


Hiểu theo cách đơn giản bẫy thanh khoản là tình huống lãi suất xuống quá thấp, dẫn đến thị trường có xu hướng tích trữ tiền mặt hoặc các tài sản có giá trị sinh lời thấp
Hiểu theo cách đơn giản bẫy thanh khoản là tình huống lãi suất xuống quá thấp, dẫn đến thị trường có xu hướng tích trữ tiền mặt hoặc các tài sản có giá trị sinh lời thấp

Dấu hiệu nhận biết bẫy thanh khoản trên thị trường

Bẫy thanh khoản không dễ dàng phát hiện ra nhưng đến khi lan ra thị trường thì sẽ ảnh hưởng nặng nề và nhất là thị trường chứng khoán. Do đó, cần phải nhận biết được bẫy thanh khoản trên thị trường thông qua các dấu hiệu sau:  

  • Lãi suất danh nghĩa tiến gần đến 0: Thông thường, lãi suất ngân hàng sẽ không biến động nhiều nếu không xảy ra những biến cố trên thị trường. Vì thế, khi nhận thấy lãi suất dần tiến về mức 0 đồng thì cần phải cẩn thận, trường hợp này mọi nhà đầu tư đề phải suy nghĩ và chuyển sang nắm giữ tiền mặt hoặc tài sản không có giá trị sinh lời chứ không mua bán đầu tư lớn.
  • Chính sách tiền tệ của ngân hàng Trung ương mất hiệu quả: Ngân hàng Trung ương sẽ phải có những đợt rót tiền để phục hồi nền kinh tế. Nhưng khi người dân hay doanh nghiệp không vay tiền để phát triển, ngân hàng siết chặt chính sách cho vay thì cũng phải hết sức cẩn thận. 
  • Dấu hiệu giảm phát: Trong trường hợp người dân không còn mạnh tay chi tiêu mà giữ tiền nhiều hơn cũng rất đáng lo ngại, lượng cầu giảm xuống một cách bất ngờ trong khi lượng cung vẫn cao thì cần phải hết sức cẩn thận.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bẫy thanh khoản 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bẫy thanh khoản trên thị trường nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chính như sau: 

Doanh nghiệp và người dân kỳ vọng vào xu hướng giảm phát: Người dân thường mong muốn giá cả giảm đi trong tương lai còn giá trị tiền tăng nên họ có xu hướng nắm giữ tiền trong tay càng nhiều càng tốt. 

Người dân tập trung tiết kiệm tiền nhiều hơn là đầu tư: Hiện nay, các chủ thể trong nền kinh tế thường thích tiết kiệm tiền nhiều hơn là đầu tư trong thời điểm kinh tế suy thoái. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cũng khó khăn hơn trong việc cho vay và được gửi tiền bởi sự lo lắng về phá sản, mất khả năng thanh toán. Vì thế, dòng tiền của doanh nghiệp bị chững không có vốn để mở rộng đầu tư, sản xuất. 

Ngân hàng gặp phải khủng hoảng tín dụng: Trong thời kì kinh tế khó khăn, ngân hàng thương mại gặp khủng hoảng tín dụng nên bắt buộc phải thắt chặt các khoản vay để cân đối tài chính, kế toán thay vì chồng chéo các khoản nợ. 

Kênh trái phiếu trở nên kém hấp dẫn: Hiện nay, trái phiếu đã không còn giá trị như trước dù lãi suất tăng mạnh khiến cho các nhà đầu tư xao nhãng, không còn cảm thấy hấp dẫn. Từ đó dẫn đến trái phiếu “ế” không có người mua nên dẫn đến khủng hoảng. 

Cách để thoát khỏi bẫy thanh khoản trong thời kì biến động

Tình huống bẫy thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bất cứ quốc gia nào nhưng tác động cực kì xấu đến kinh tế. Tình trạng bẫy thanh khoản xảy ra trên diện rộng, quy mô lớn và sẽ tác động đến toàn bộ các thành phần chứ không riêng một ai. Vì thế cần phải lưu ý một số cách để tránh khỏi bẫy thanh khoản. 

Theo luận điểm của nhà kinh tế học Paul Krugman

Paul Krugman – nhà kinh tế học nổi tiếng đã đưa ra quan điểm cần phải tạo lạm phát kỳ vọng thì mới thoát được khỏi bẫy thanh khoản. Một số cách tạo ra lạm phát kỳ vọng như: Phá giá đồng nội tệ.

  • Tăng thuế tiêu dùng.
  • Theo đuổi kỳ vọng lạm phát.
  • Thúc đẩy tăng trưởng cung tiền nhanh hơn.

Theo quan điểm của nhà kinh tế học Keynes

Keynes – nhà kinh tế học lại nhận định chính sách tài khóa mở rộng sẽ là động lực để thoát khỏi bẫy thanh khoản. Chính sách tài khóa mở rộng tạo động lực kích thích tăng nhu cầu, bù đắp cho các khoản tiêu dùng tư nhân bị thiếu hụt. Một số cách để thúc đẩy chính sách tài khóa như:  

  • Cắt giảm thuế.
  • Kích thích tiêu dùng tư nhân.
  • Tăng chi tiêu chính phủ.

Theo quan điểm của những nhà kinh tế học khác

Theo các nhà kinh tế học khác muốn thoát khỏi bẫy thanh khoản thì cần phải nới lỏng chính sách tiền tệ để khơi dậy niềm tin của người dân vào kênh trái phiếu, thúc đẩy họ tiêu dùng và đầu tư với các biện pháp nới lỏng cụ thể như sau: 

  • Biện pháp nới lỏng định lượng (tiếng anh là Quantitative Easing – QE).
  • Tăng cường mua các loại trái phiếu chính phủ dài hạn hoặc trái phiếu tư nhân.

Tình huống bẫy thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bất cứ quốc gia nào
Tình huống bẫy thanh khoản có thể xảy ra bất cứ lúc nào với bất cứ quốc gia nào

Bẫy thanh khoản là một tình trạng không hiếm gặp trên thị trường, thậm chí, còn có tính chu kỳ diễn ra tại mỗi quốc gia. Nếu như không tìm cách để vượt qua hoặc khắc phục thì chắc chắn các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những làn sóng của bẫy thanh khoản đầy rủi ro.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

11 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

11 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

11 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

11 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

11 giờ trước