meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Những điều cần biết về cán cân thanh toán quốc tế

Thứ năm, 23/03/2023-14:03
Cán cân thanh toán quốc tế là gì? Vai trò của cán cân thanh toán quốc tế trên thị trường là gì? Sử dụng cán cân thanh toán quốc tế ra sao mới chính xác?... là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc đó.  

Cán cân thanh toán là gì?

Cán cân thanh toán (tiếng Anh gọi là Balance of Payment-BOP) đây là sự tổng hợp mọi phương thức giao dịch dưới hình thức tiền tệ của quốc gia này với quốc gia khác. Trong đó, những giao dịch thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp hoặc cá nhân cư trú tại quốc gia đó hoặc Chính phủ của quốc gia đó.  Đối tượng giao dịch thương mại bao gồm các loại dịch vụ, hàng hóa, tài sản hoặc vốn… Những giao dịch này sẽ có trong báo cáo của mỗi quốc gia với những khoảng thời gian nhất định.


Cán cân thanh toán (tiếng Anh gọi là Balance of Payment) đây là sự tổng hợp mọi phương thức giao dịch dưới hình thức tiền tệ của quốc gia này với quốc gia khác
Cán cân thanh toán (tiếng Anh gọi là Balance of Payment) đây là sự tổng hợp mọi phương thức giao dịch dưới hình thức tiền tệ của quốc gia này với quốc gia khác

Phân loại cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân thanh toán quốc tế cũng được chia ra làm nhiều loại sử dụng trong những trường hợp khác nhau cụ thể như sau: 

  • Cán cân thời điểm: Phản ánh các khoản thu – chi ngoại tệ của nhóm đối tượng cư trú và không cư trú trong một thời điểm nhất định. 
  • Cán cân thời kỳ: Phản ánh các khoản thu – chi ngoại tệ của nhóm đối tượng cư trú và không cư trú trong một thời kỳ nhất định. 
  • Cán cân song phương: Phản ánh các khoản thu – chi ngoại tệ giữa hai quốc gia với nhau.
  • Cán cân đa phương: Phản ánh các khoản thu – chi ngoại tệ giữa một quốc gia với một phần của thế giới. 

Vai trò của cán cân thanh toán

Cán cân thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng ở các tầm vi mô và vĩ mô. Trong tầm vi mô cán cân thanh toán quốc tế phản ánh khối lượng cung cầu ngoại tệ và dự đoán sự thay đổi, biến động của tỷ giá hối đoái. Đồng thời, cán cân thanh toán quốc tế còn tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ. 

Đối với vai trò vĩ mô cán cân thanh toán quốc tế thể hiện chính sách đối ngoại cũng như chính sách thương mại quốc tế. Vai trò vĩ mô của cán cân thanh toán quốc tế kiểm soát sự di chuyển của các dòng vốn như đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) cũng như xuất khẩu vốn. Ngoài ra, cán cân thanh toán quốc tế còn ảnh hưởng trực tiếp tới dòng tiền quốc gia cũng như các chính sách liên quan đến điều chỉnh tỷ giá. 

Các thành phần của cán cân thanh toán quốc tế

Để tạo nên cán cân thanh toán quốc tế sẽ phải có những thành tố sau: 

  • Cán cân vãng lãi (Current Account)
  • Cán cân vốn (Capital Account)
  • Nhầm lẫn và sai sót (Errors and Omissions)
  • Cán cân bù đắp chính thức (Official Reserve)

Cán cân vãng lai (Current Account)

Trong cán cân thanh toán thì cán cân vãng lai là khoản mục ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người nước khác. Cán cân vãng lai sẽ ghi chép, thống kê những giao dịch xuất nhập khẩu của lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, cán cân vãng lai còn ghi nhận một số khoản thu nhập và chuyển giao như: tiền lương, lãi suất và lợi nhuận chuyển về nước, quà biếu, viện trợ đóng góp,…

Cán cân vãng lai bao gồm 4 khoản mục sau: 

Cán cân thương mại (Trade Balance)

Đây là phần trọng yếu trong thành tố tài khoản vãng lai có nhiệm vụ ghi chép lại những thay đổi với hoạt động xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia trong khoảng thời gian nhất định. Đồng thời, khi nhìn vào cán cân thương mại cũng biết được mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. 

Khi giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu thì cán cân thương mại sẽ thặng dư. Ngược lại, nếu giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu thì cán cân thương mại thâm hụt. Còn trong trường hợp xuất nhập khẩu bằng nhau thì cân thương mại ở trạng thái cân bằng. 

Một số yếu tố sẽ quyết định đến cán cân thương mại chịu như lạm phát, tỷ giá, chính sách thương mại quốc tế, giá thế giới và thu nhập của người tiêu dùng. Cán cân thương mại cũng sẽ ảnh hưởng đến cán cân quốc tế và tác động trực tiếp đến cung cầu, lạm phát hay tỷ giá. 

Cán cân dịch vụ (Service Balance)

Cán cân dịch vụ phản ánh thực thế khoản thu chi từ hoạt động giao dịch giữa người cư trú và không cư trú trên một quốc gia. Cán cân dịch vụ bao gồm những khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông… Cách tính và ghi nhận cán cân dịch vụ như sau: 

Dấu dương + đồng nghĩa với sự ghi nhận có sẽ xuất hiện khi hoạt động xuất khẩu dịch vụ làm phát sinh cung ngoại tệ.

Dấu âm – đồng nghĩa với sự ghi nhận nợ sẽ xuất hiện khi nhập khẩu dịch vụ làm phát sinh cầu ngoại tệ.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân dịch vụ như thu nhập, tỷ giá, giá cả dịch vụ, chính trị – xã hội. Trong trường hợp này những quốc gia phải nhập khẩu dịch vụ từ nước ngoài cán cân dịch vụ sẽ thường xuyên bị thâm hụt. 

Cán cân thu nhập (Income Balance)

Cán cân thu nhập bao gồm những khoản thu nhập của người lao động và tiền từ những khoản đầu tư, tiền lãi của người cư trú và không cư trú. Cán cân thu nhập sẽ chịu tác động của quy mô thu nhập, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội… 

Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều (Unilateral Transfer)

Cán cân vãng lai một chiều ghi nhận các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc quà tặng, đồng thời, cán cân vãng lai còn bao gồm sự chuyển giao bằng tiền hoặc hiện vậy sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Những yếu tố ảnh hưởng đến cán cân chuyển giao vãng lai một chiều như kinh tế, chính trị, xã hội,…

Cán cân vốn (Capital Account)

Cán cân vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản giữa người cư trú trong nước với người cư trú nước ngoài. Cán cân vốn là phương thức phản ánh các giao dịch kinh tế giữa người cư trú với người không cư trú với các khoản đầu tư trực tiếp, đầu tư danh mục, vay và trả nợ nước ngoài, chuyển giao vốn một chiều và nhiều hình thức khác. Cán cân vốn lại được chia ra thành:

Cán cân vốn dài hạn: Là các dòng vốn dài hạn chảy vào và ra khỏi một quốc gia. Nó bao gồm các khoản đầu tư trực tiếp, gián tiếp, và các loại vốn dài hạn khác. Có 4 nhân tố ảnh hưởng tới cán cân vốn dài hạn. Chúng bao gồm: Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng dài hạn, hiệu quả biên của vốn đầu tư, môi trường đầu tư và môi trường kinh tế, chính trị – xã hội.  

Cán cân vốn ngắn hạn: Bao gồm những dòng vốn ngắn hạn vào ra của mỗi quốc gia như là tín dụng thương mại ngắn hạn, tiền gửi, mua bán có giá trị ngắn hạn, kinh doanh ngoại hối,… Cán cân vốn ngắn hạn sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chênh lệch tỷ giá, tỷ suất lợi tức kỳ vọng ngắn hạn, môi trường đầu tư, môi trường kinh tế, chính trị – xã hội, chính sách tín dụng,… 

Cán cân vốn chuyển giao một chiều: Bao gồm các khoản chuyển giao vốn một chiều như viện trợ không hoàn lại, các khoản nợ được xóa sau một thời gian vay. Cán cân chuyển vốn chịu sự tác động của các yếu tố như quan hệ chính trị ngoại giao, hợp tác kinh tế – chính trị – xã hội. 


Cán cân vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản giữa người cư trú trong nước với người cư trú nước ngoài
Cán cân vốn là một bộ phận của cán cân thanh toán quốc tế ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản giữa người cư trú trong nước với người cư trú nước ngoài

Nhầm lẫn và sai sót (Errors and Omissions)

Các khoản mục nhầm lẫn và sai sót trong cán cân thanh toán quốc tế xảy ra bởi các nguyên nhân phổ biến như sau:

Giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú được thực hiện khá nhiều và dưới nhiều hình thức khác nhau nên quá trình thống kê và sao chép các danh mục thương mại có thể xảy ra sai sót là chuyện bình thường.

Các ghi nhận trong cán cân thanh toán có thể ghi nhận vào mỗi thời điểm khác nhau nên không tránh khỏi sự chênh lệch từ biến động thị trường.

Nhầm lẫn và sai sót còn có thể xảy ra nếu các giao dịch này trốn thuế khai báo gian dối.

Những hoạt động kinh tế ngầm và không chính thức. 

Cán cân bù đắp chính thức (Official Reserves)

Cán cân bù đắp chính thức là loại hình cân đối tài khoản kế toán với mục đích đưa mọi thứ về trạng thái cân bằng giữa bên Có và Nợ với tổng bằng 0. Cán cân bù đắp chính thức sẽ bao gồm 3 phần:

  • Dự trữ ngoại hối quốc gia: Bao gồm các dự trữ không mất giá như vàng, tiền tệ. Quy mô ngoại dự trữ ngoại hối sẽ tùy thuộc vào chế độ tỷ giá mỗi quốc gia áp dụng gồm chế độ tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định. 
  • Vay nợ từ quỹ tiền tệ quốc tế IMF hoặc các ngân hàng Trung ương 
  • Thay đổi dự trữ của các ngân hàng Trung ương khác thông qua phương thức thanh toán bằng đồng tiền của quốc gia. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế

Cán cân quốc tế sẽ có những giai đoạn ổn định và biến động, trong đó, các nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của cán cân thanh toán quốc tế phổ biến nhất phải kể đến chính là: 

Lạm phát

Nếu tỷ lệ lạm phát của quốc gia A cao hơn tỷ lệ lạm phát của quốc gia B mà hai bên lại có quan hệ thương mại với nhau, thì sẽ dẫn đến tình trạng cán cân thanh toán giữa hai quốc gia bị chênh lệch. Lúc này, năng lực cạnh tranh hàng hóa của quốc gia A kém hơn quốc gia B nên khối lượng xuất khẩu hàng hóa cũng sẽ kém hơn. 

Tỷ giá hối đoái

Trong trường hợp các yếu tố kinh tế không chênh lệch mà tiền của nước A lại tăng giá cao hơn so với giá tiền của nước B thì những tài khoản vãng lai của nước A sẽ bị giảm xuống. Giá để nhập khẩu hàng hóa từ nước A cũng sẽ cao hơn so với việc nhập khẩu từ nước B, vậy sẽ dẫn đến hiện tượng nhu cầu hàng hóa của A sẽ bị giảm bớt trên thị trường.


Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những công cụ quan trọng để đo lường về các giao dịch giữa các quốc gia và giữa người với người
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những công cụ quan trọng để đo lường về các giao dịch giữa các quốc gia và giữa người với người

Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những công cụ quan trọng để đo lường về các giao dịch giữa các quốc gia và giữa người với người. Vì thế, cần phải hết sức chú trọng vào các yếu tố của cán cân thanh toán quốc tế trên thị trường.  

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

15 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

15 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

15 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

15 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước