meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Thanh toán trái phiếu bằng sản phẩm: Chỉ là giải pháp trước mắt?

Thứ hai, 20/02/2023-08:02
Dự thảo sửa đổi Nghị định 65 mà Bộ Tài chính trình Chính phủ có nội dung cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán bằng tài sản khác. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, đây chỉ là giải pháp trước mắt cho thị trường BĐS.

Đã có tiền lệ

Mới đây, Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam vừa đưa ra con số về lượng trái phiếu đáo hạn trong năm 2023. Theo đó, trong năm nay sẽ có khoảng gần 310.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn. Trong số đó, lượng trái phiếu của thị trường địa ốc đáo hạn rơi vào khoảng gần 120.000 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng trong tháng 1/2023, theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam có gần 17.500 tỷ đồng tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số đó, lĩnh vực bất động sản chiếm đến hơn 10.000 tỷ đồng; nhóm xây dựng gần 6.000 tỷ đồng. Xa hơn, 2 năm 2023 và 2024, gánh nặng đáo hạn của trái phiếu ngành bất động sản sẽ lên tới gần 231.000 tỷ đồng, chiếm trên 35% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường.


Nhiều ông lớn bất động sản đang đau đầu vì trái phiếu đáo hạn.
Nhiều ông lớn bất động sản đang đau đầu vì trái phiếu đáo hạn.

Nhiều doanh nghiệp bất động sản khẳng định, vấn đề đáo hạn trái phiếu trong khi thị trường đóng băng hiện nay đang là nỗi lo lớn của thị trường địa ốc. Bởi tính thanh khoản không có dẫn đến họ không có tiền để mua lại những lô cổ phiếu đã phát hành. Các doanh nghiệp mong muốn ngân hàng tham gia nhiều hơn trong việc giải cứu thị trường trái phiếu. Tuy nhiên, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang siết chặt các hoạt động liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Trong dự thảo này, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho phép doanh nghiệp được thay đổi kỳ hạn hoặc hoán đổi trái phiếu đã phát hành theo quy định pháp luật về phát hành trái phiếu. Việc kéo dài kỳ hạn của trái phiếu tối đa không quá 2 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.

Điều đặc biệt, trong dự thảo này, Bộ Tài chính đưa ra quy định trong trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng tiền thì có thể đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán bằng tài sản khác.

Như vậy, hiểu nôm na là, trong trường hợp không thể trả được cả gốc và lãi cho trái chủ, doanh nghiệp phát hành sẽ đàm phán để thanh toán trái phiếu bằng sản phẩm. Đối với doanh nghiệp bất động sản, họ sẽ đàm phán dùng căn hộ, sản phẩm bất động sản để thanh toán trái phiếu cho trái chủ.

Theo tìm hiểu của phóng viên, việc doanh nghiệp dùng sản phẩm để thanh toán trái phiếu cho trái chủ đã từng xảy ra. Thậm chí, có doanh nghiệp còn thương lượng thanh toán cho trái chủ bằng cổ phần. Đó là  câu chuyện diễn ra ở Công ty Cổ phần Tập đoàn Alpha Seven. Doanh nghiệp này mới đây đã đàm phán thanh toán gốc trái phiếu bằng cổ phần cho trái chủ. Được biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Alpha Seven có mã chứng khoán là DL1, niêm yết tại sàn HNX. Doanh nghiệp này có tiền thân là Công ty cổ phần Đầu tư phát triển dịch vụ công trình công cộng Đức Long Gia Lai được thành lập năm 2007 với số vốn ban đầu là 9,5 tỷ đồng. Đến ngày 26/6/2021, doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Alpha Seven  với vốn điều lệ hiện tại ở mức 1.011 tỷ đồng.

Ngoài Công ty Cổ phần Tập đoàn Seve, ông lớn trong ngành bất động sản là Novaland cũng đã đàm phán với nhà đầu tư để thanh toán gốc, lãi trái phiếu bằng sản phẩm bất động sản. Novaland là một trong những doanh nghiệp phát hành trái phiếu khá lớn. Theo thống kê, trong 2023, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va sẽ đáo hạn hơn 14.400 tỷ đồng.

Chỉ là giải pháp trước mắt

PTrộng sản Việt Nam – Phan Việt Hoàng cho rằng, khi nguồn vốn gặp khó khăn, không ít doanh nghiệp đã đề xuất hoán đổi trái phiếu với các trái chủ bằng sản phẩm bất động sản. Đây là các sản phẩm bất động sản do chính các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phát triển. Ông Hoàng nói rằng, nếu thực hiện được việc này thì có thể mang lại lợi ích cho cả các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và các trái chủ.


Ông Phan Việt Hoàng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.
Ông Phan Việt Hoàng, Phó tổng thư ký Hiệp hội Môi giới Bất động sản Việt Nam.

Doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực từ các lô trái phiếu đáo hạn. Trong khi đó, trái chủ sẽ nắm được các tài sản thực thay vì chỉ là một tờ trái phiếu. Nhiều trường hợp khi hoán đổi, chủ đầu tư sẽ giảm giá và đây là cơ hội sinh lời cho các trái chủ. Bên cạnh đó, bất động sản là một kênh đầu tư được đánh giá là khá an toàn và có xu hướng tăng trong trung và dài hạn.

Ông Phan Việt Hoàng nói thêm, để việc này diễn ra một các chặt chẽ hơn rất cần sự hỗ trợ, giám sát của các cơ quan nhà nước. Việc giám sát của cơ quan nhà nước sẽ tạo niềm tin lớn hơn cho các trái chủ.

Nhìn nhận dưới góc độ kinh tế vĩ mô, Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm cho rằng, đây cũng là một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp bất động sản khi mà thời gian đáo hạn những lô trái phiếu đang đến gần. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều dấu hỏi đặt ra nếu cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu được đàm phán với trái chủ để hoán đổi từ trái phiếu sang bất động sản. “Tất nhiên đã gọi là đàm phán thì các trái chủ hoàn toàn có quyền được từ chối hoán đổi. Vấn đề chúng ta đang bàn ở đây là đối với những trái chủ đồng ý “hàng đổi hàng”, Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm lưu ý.

Cụ thể, đối với những trái chủ chỉ mua khoảng 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng trái phiếu, doanh nghiệp dự định sẽ lấy đâu ra sản phẩm có mức giá như vậy để đổi. Khi đó, họ sẽ phải ghép với một hoặc nhiều trái chủ khác để vừa tiền hoán đổi trái phiếu lấy một sản phẩm. Và khi ghép nhiều trái chủ với nhau thì lại nảy sinh ra các tình huống pháp lý khác nhau. Một vấn đề nữa là các sản phẩm để hoán đổi có thể là bất động sản hình thành trong tương lai. Khi hoán đổi, trái chủ nhiều khả năng sẽ phải đối diện với tình trạng dự án chậm tiến độ, chậm sổ hồng…

Tiến sĩ Kinh tế Trần Khắc Tâm cho rằng, đây cũng là một trong những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và nên được áp dụng. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải giải pháp căn cơ. Chúng ta cần một giải pháp đồng bộ để phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp một cách bài bản hơn, minh bạch và bền vững hơn.

An Tố Nhi
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

Lo ngại bảng giá đất mới tạo nên sự bất bình đẳng trong công tác bồi thường

Giảm áp lực tạm thời tình trạng đầu cơ: Có thể áp dụng "giá trần và giá sàn" trong đấu giá đất?

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Một số đơn vị không mua lại vàng có thể do vấn đề về tài chính

Nền tảng tài chính số chuyên biệt dành cho bất động sản Meey Finance gây chú ý tại Diễn đàn Gangneung 2024

TS. Đinh Thế Hiển: Người mua nhà ở thực có thể thong thả tìm kiếm sản phẩm có giá hợp lý

TP.HCM lập tổ công tác gỡ vướng cấp sổ hồng: Người dân vẫn chưa hoàn toàn yên tâm

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước