Lo trái phiếu và bất động sản tiếp tục tác động lên nợ xấu
BÀI LIÊN QUAN
Người mua nhà Trung Quốc từ chối trả nợ, 312 triệu USD thành nợ xấuNợ xấu bất động sản vẫn tăng cao trong năm 2023?Khủng hoảng leo thang, 312 triệu USD thành nợ xấu vì người mua nhà Trung Quốc ngừng trả nợKhó "kìm" nợ xấu bất động sản
Theo số liệu của NHNN công bố cuối 2022, nợ xấu nội bảng dưới 2% (1,92%). Tuy nhiên, nhiều ngân hàng trong hệ thống vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2022 và cả năm 2022 cho thấy nợ xấu đang có chiều hướng gia tăng.
Có thể kể đến VPBank, nếu như quý III/2022 nợ xấu nội bảng của ngân hàng này là 5,01% thì tới quý IV vẫn duy trì ở mức cao 4,73% tại cuối 2022 (bao gồm cả công ty con trực thuộc Fe Credit). Nếu tách bạch nợ của ngân hàng mẹ, quý IV/2022, nợ xấu của ngân hàng này là 2,19%. Các khoản nợ nhóm 4 và 5 cũng tăng mạnh so với cùng kì năm trước.
Ngân hàng tiếp tục rao bán nhiều dự án condotel, resort để xử lý nợ xấu
Loạt dự án lớn có giá khởi điểm hàng trăm tỷ đồng được các ngân hàng rao bán nhằm thu hồi nợ.PGS.TS Phạm Thế Anh: Lãi suất cao là cách nhanh nhất khiến doanh nghiệp suy yếu và kiến tạo nợ xấu
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, không thể bơm tiền ra được nếu như không mua vào trái phiếu Chính phủ. Và trong bối cảnh giai đoạn cuối năm, nhu cầu của người dân, doanh nghiệp đã tăng cao và thanh khoản của toàn bộ nền kinh tế có khi chỉ tính bằng từng ngày.Mối lo nợ xấu tăng khi lãi suất tăng liên tục
Nhiều khả năng sẽ có thêm những đợt tăng lãi suất vào quý 4/2022 hoặc nửa đầu năm 2023, theo chứng khoán Mirae Asset Việt Nam.Còn với Saigonbank, nợ xấu đầu năm là 1,97% đã tăng lên 2,12% vào cuối năm 2022. TPBank tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay cũng tăng từ 2,34% hồi đầu năm lên 2,88% vào cuối năm.
Tại LienVietPostBank tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,37% đầu năm tới cuối năm tăng 1,46%.
Năm 2022 cũng chứng kiến tỷ lệ tăng nợ xấu trên dư nợ của ngân hàng Bản Việt từ 2,53% đầu năm lên 2,79 cuối năm và nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của PGBank từ 2,52% lên 2,56%. Hay VietBank năm 2022 cũng có tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay xấp xỉ đầu năm ở mức 3,65%.
Bên cạnh các ngân hàng có nợ xấu tăng cao, một số Ngân hàng thương mại cũng công bố báo cáo tài chính với mức tỷ lệ nợ xấu nội bảng thấp. Đơn cử Vietcombank có mức nợ xấu 0,67%, BIDV là 0,9%, Techcombank 0,9%. Tương tự, MBB ghi nhận nợ xấu ở mức 1,09%, Sacombank 0,98%,…
Trong báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng 2023, trên cơ sở phân tích các ngân hàng niêm yết, SSI Research cũng dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng 26 điểm cơ bản, lên 1,71%, với tỷ lệ hình thành nợ xấu tăng lên 1,3% dưới tác động của lãi suất cho vay cao hơn.
Cũng theo SSI Research, chi phí tín dụng vẫn đang có xu hướng thấp hơn khi giảm từ 1,5% xuống 1,3% do bộ đệm dự phòng tín dụng vững chắc. Đơn vị này cũng cho rằng, khi Nghị định 65 sửa đổi được ban hành, nợ xấu liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp sẽ không xuất hiện ngay trong năm 2023, nhưng vẫn là một rủi ro lớn cần theo dõi trong cả năm.
Còn theo Công ty Chứng khoán Yuanta nhận định, dù trải qua năm 2022 đầy biến động nhưng chất lượng tài sản của ngành ngân hàng vẫn tốt. Tuy nhiên, đơn vị này cũng dự báo, năm 2023 tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành sẽ tăng nhẹ, một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Bên cạnh đó, nợ xấu có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ.
Có thể nói, rủi ro nợ xấu liên quan mật thiết với tình hình thanh khoản của các doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp. Cùng với đó, cộng hưởng của việc lãi suất cao trong môi trường thắt chặt tiền tệ chung, đây sẽ là thách thức chuỗi cho các ngân hàng.
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng BĐS tăng 24,3% so với cuối năm 2021 đạt khoảng 2,58 triệu tỷ đồng. Đây là một trong những lĩnh vực tăng trưởng cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn 21,2% tổng dư nợ đối với nền kinh tế, cao nhất 5 năm qua. Theo đại diện của Ngân hàng nhà nước, thực tế tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản là cao nhất trong các ngành, lĩnh vực và chiếm tỷ trọng cao nhất trong các lĩnh vực. Thậm chí, tín dụng bình quân của toàn nền kinh tế chỉ tăng 13-14% nhưng tăng trưởng tín dụng của doanh nghiệp bất động sản tăng tới 68-70%.
Thực tế, nợ xấu bất động sản cũng đang có xu hướng tăng lên, năm 2021 nợ xấu lĩnh vực này là 1,67% thì năm 2021 đã tăng lên 1,81%. Theo các chuyên gia, nếu thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, nợ xấu bất động sản thời gian tới sẽ còn tăng mạnh.
Doanh nghiệp cần làm gì lúc này?
Giám đốc phụ trách Novaland – bà Vũ Thị Phương Nam chia sẻ bản thân doanh nghiệp đang làm việc với các ngân hàng để tháo gỡ khó khăn đối với các khoản vay. Doanh nghiệp mong muốn được tái cấu trúc nợ và giãn nợ trong vòng 24-36 tháng.
Cùng quan điểm, đại diện Hưng Thịnh Land - ông Lê Trọng Khương, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hưng Thịnh kiêm Tổng Giám đốc Hưng Thịnh Land lo ngại việc doanh nghiệp sẽ bị nhảy nhóm nợ nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời. Cũng theo ông Khương, Ngân hàng Nhà nước cần nới lỏng room cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư và phát triển bất động sản. Có vốn, doanh nghiệp mới có thể phát triển và nhà đầu tư trái phiếu mới đủ lòng tin để quay lại thị trường. Trong bối cảnh hiện nay, việc trái chủ lo ngại về các doanh nghiệp bất động sản có tồn tại không, sản phẩm có bán được không nên không có tiềm tin để đầu tư. Từ thực tế này, ông Khương đề xuất Ngân hàng Nhà nước nới lỏng room và cơ cấu lại nhóm nợ”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Quốc Hùng – Tổng thư kí Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng đồng tình việc doanh nghiệp bất động sản được giãn, hoãn nợ. Bởi đây là giải pháp củng cố lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Việc nhảy nhóm nợ sẽ khiến các doanh nghiệp khó lòng phát hành trái phiếu.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, để tháo gỡ những khó khăn, bên cạnh dự tháo gỡ của các bộ ngành, trước hết các doanh nghiệp cần chủ động tự lực tái cơ cấu phù hợp với tình hình tài chính và khả năng quản lý của mình. Người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết đã chỉ đạo hệ thống ngân hàng nỗ lực để giảm lãi suất, cho vay các dự án tốt và các dự án nhà ở xã hội.
Theo các chuyên gia, ngân hàng và các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bất động sản nói riêng cùng ở trên một chiếc thuyền và cần phải chèo chung một nhịp. Việc cơ cấu nợ riêng cho doanh nghiệp bất động sản là khó khả thi nên bản thân các doanh nghiệp cần chủ động cơ cấu, bán bớt tài sản và giải quyết dòng tiền của mình như vậy mới không rơi vào vòng luẩn quẩn thiếu vốn – khó khăn – nợ xấu tăng.