meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

PGS.TS Phạm Thế Anh: Lãi suất cao là cách nhanh nhất khiến doanh nghiệp suy yếu và kiến tạo nợ xấu

Thứ tư, 23/11/2022-20:11
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết, không thể bơm tiền ra được nếu như không mua vào trái phiếu Chính phủ. Và trong bối cảnh giai đoạn cuối năm, nhu cầu của người dân, doanh nghiệp đã tăng cao và thanh khoản của toàn bộ nền kinh tế có khi chỉ tính bằng từng ngày.

Hiện nay, nền kinh tế đang trải qua giai đoạn khó khăn về vấn đề thanh khoản, doanh nghiệp phải chịu mức lãi suất tăng cao nhưng ngân hàng thương mại không có nguồn để cho vay, những doanh nghiệp nghiệp xây dựng thì phải cắt giảm đến 50% lao động, doanh nghiệp có đơn hàng với nước ngoài phải vay tín dụng đen để có thể hoàn thành đơn hàng và dự án. Hoặc là có trường hợp nhiều doanh nghiệp có tiền mặt lo ngại gửi vào ngân hàng sau này muốn vay lại sẽ hết rôm nên không dám gửi. 

Doanh nghiệp suy yếu và kiến tạo nợ xấu khi lãi suất cao 

Trong talk show Đối thoại chuyên đề: “Điều hành tỷ giá USD/VND: Ổn định kinh tế vĩ mô", Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia - TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết tình hình hiện nay rất khó có thể chấp nhận. 

TS. Lê Xuân Nghĩa nói rằng: “Chúng ta cũng đang phục hồi kinh tế, đà tăng trưởng đang rất tốt với tình trạng lãi suất cao và thanh khoản cạn kiệt như hiện nay cũng sẽ làm cho đà tăng trưởng chậm lại. Nếu như không cẩn thận thì sẽ có thể lan truyền từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp sang thị trường cổ phiếu và bất động sản cũng như cả hệ thống ngân hàng”. 

Đưa ra phân tích về yếu tố thanh khoản cạn kiệt, ông Nghĩa cũng đã chỉ ra rằng, tiền trong lưu thông cũng đang rất thiếu, GDP danh nghĩa (GDP tính theo mức giá hiện hành) cũng đã tăng 11.5%, trong khi đó cung tiền mới chỉ tăng 3%. TS. Nghĩa nhấn mạnh nhấn mạnh rằng: “Cung tiền phải đảm bảo cho GDP danh nghĩa nếu như không sẽ có những thay đổi thì một là sẽ xảy ra lạm phát đó là ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng”. 



Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia - TS. Lê Xuân Nghĩa
Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia - TS. Lê Xuân Nghĩa

Ông Nghĩa cũng cho biết thêm rằng, một điểm may mắn là trong năm vừa rồi tình trạng ngược lại, cung tiền tăng trưởng 11% còn GDP cũng như lạm phát cũng chỉ tăng 4,5%. Nghĩa là năm ngoái còn dư 6,5% và đây là yếu tố kéo dài tăng trưởng quý 1 và quý 2 năm 2022. Bước sang quý 3/2022, không chỉ thanh khoản của các ngân hàng mà trên toàn nền kinh tế cũng đã bị ảnh hưởng. 

Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân - PGS.TS Phạm Thế Anh cũng cho rằng, doanh nghiệp đang gặp khó khăn cả từ bên ngoài và bên trong. Và với yếu tố bên ngoài là sự suy yếu của nhu cầu về hàng xuất khẩu với yếu tố bên trong đó là lãi suất cho vay. 

Ông Thế Anh nói rằng: "Lãi suất cao là cách nhanh nhất khiến doanh nghiệp suy yếu và kiến tạo nợ xấu". 

Đến hiện tại, lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng trở lên của các ngân hàng thương mại đều đã lên trên hoặc xấp xỉ hai con số, lãi suất cho vay theo đó cũng đã tăng vọt lên. Điều này cũng đã gây ra khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp cũng như rủi ro kiến tạo nên nợ xấu, bất kể là doanh nghiệp sản xuất hay là bất động sản. 

Ngân hàng nhà nước muốn bơm tiền ra nhưng thiếu công cụ

Dù cho Chính phủ cũng đã có những chính sách tài khóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như gói hỗ trợ với mức lãi suất 2% hay là đặt mục tiêu giữ mức lãi suất thấp để có thể hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhưng tình trạng cạn kiệt về thanh khoản đã khiến cho lãi suất tăng cao ở các Ngân hàng Thương mại mặc dù lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước vẫn đang ở mức khá thấp. 

Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, trong tuần vừa rồi, Ngân hàng nhà nước cũng đã tiến hành bơm thêm tiền vào nền kinh tế nhưng gặp khó khăn nhất định đó là việc thiếu công cụ.  

Khi mà Ngân hàng nhà nước muốn bơm tiền ra thì phải mua trái phiếu Chính phủ vào, tuy nhiên việc mua lại trái phiếu Chính phủ cũng phải phụ thuộc vào nhu cầu bán ra của các Ngân hàng thương mại mà là một lượng lớn các Trái phiếu chính phủ đã được các ngân hàng đem thế chấp để có thể vay tiền ở các ngân hàng khác. 



Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân - PGS.TS Phạm Thế Anh
Trưởng Bộ môn Kinh tế vĩ mô, Đại học Kinh tế Quốc dân - PGS.TS Phạm Thế Anh

Cũng theo TS. Lê Xuân Nghĩa, yếu tố quyết định lãi suất của Trái phiếu Chính phủ, tỷ lệ chiết khấu đến đâu, còn việc trái phiếu nằm ở ngân hàng này hay các ngân hàng khác và nếu mua vẫn có thể mua được. 

Ngoài ra, số tiền mà Ngân hàng nhà nước bán ra ngoại tệ, hút tiền Việt về cùng với khoản 900.000 tỷ đồng vốn đầu tư đang đóng băng ở ngân hàng trung ương, tổng cộng đâu đó là 1,5 triệu tỷ đồng được hút về trong khoảng thời gian vừa qua. 

Trong đó thì Ngân hàng nhà nước cũng có bơm ra, hút vào được một số tiền 900.000 tỷ đồng và Bộ Tài chính quản lý đã gần như bị hút khỏi lưu thông và nằm bất động. Để có thể giải quyết tình trạng này, theo TS. Nghĩa chỉ có hai giải pháp đó là Ngân hàng nhà nước phải tính toán bơm đủ tiền để có thể đảm bảo được GDP danh nghĩa hoặc là  Bộ Tài chính phải bơm vốn đầu tư công ra lưu thông.  

Cũng theo ông Nghĩa, cách nhanh nhất là với 300.000 tyur đang gửi tại 4 ngân hàng quốc doanh thì để cho họ tiến hành vay ra thị trường như một kênh tín dụng thông thường. Ngân sách cũng có thể tạm ứng trước dành cho các dự án đầu tư công cũng đã có nhà đầu tư trúng thầu để cho họ có thể triển khai dự án. 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

PGS.TS Phạm Thế Anh cũng nói thêm rằng, ở các nước khác, trong trường hợp thanh khoản bị đứt gãy Ngân hàng Trung ương sẽ đứng ra bảo lãnh cho các hoạt động cho vay đó để có thể đảm bảo cung cấp thanh khoản cho hệ thống một cách trơn tru và không bị đứt gãy.  

Và việc ổn định vĩ mô cũng được ngân hàng trung ương các nước điều tiết theo lãi suất ngắn hạn hoặc sẽ điều tiết theo tăng trưởng cung tiền cũng như từ đó điều tiết lãi suất ngắn hạn chứ không cứng nhắc một mệnh lệnh hành chính.   

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước