meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chuyên gia nhận định: Dưới góc độ của doanh nghiệp, “khát vốn” là nhu cầu rất chính đáng

Thứ hai, 21/11/2022-15:11
Các chuyên gia cho rằng, thị trường trái phiếu bị nghẽn làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến các thị trường vốn khác cũng bị tắc nghẽn và sụt giảm.

Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài xu thế của các nền kinh tế thế giới khi mà bước vào giai đoạn thắt chặt hơn chính sách tiền tệ và tăng lãi suất để có thể kiềm chế tình trạng lạm phát sau giai đoạn kích thích kinh tế phục hồi hậu đại dịch COVID-19 cũng như các áp lực khi mà đồng USD tăng giá. 

Việc thắt chặt tiền tệ, lãi suất cao cùng biến động trên thị trường trái phiếu cũng đã tạo ra những cú sốc và đặt doanh nghiệp vào tình thế cấp bách khi mà dòng tiền hoạt động cũng như hoạt động đầu tư gặp khó khăn, xuất hiện các điểm nghẽn. 



Các chuyên gia cho rằng, thị trường trái phiếu bị nghẽn làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến các thị trường vốn khác cũng bị tắc nghẽn và sụt giảm
Các chuyên gia cho rằng, thị trường trái phiếu bị nghẽn làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư, từ đó dẫn đến các thị trường vốn khác cũng bị tắc nghẽn và sụt giảm

Và thực tế phản ánh từ cộng đồng doanh nghiệp đã cho thấy, nghẽn thanh khoản kéo dài cũng sẽ kéo dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án để qua đó cũng ảnh hưởng đến tiến độ dòng tiền thu về trong tương lai. 

Có rất nhiều ý kiến, giải pháp được cộng đồng các nhà đầu tư thảo luận và đặc biệt là các giải pháp ngắn hạn có thể áp dụng ngay ở trên thị trường để mở khóa vấn đề về thanh khoản. Trong đó thì giải pháp được nhắc đến nhiều nhất đó là nới room tín dụng. Mặc dù vậy thì câu chuyện đi kèm theo đó là vấn đề về lạm phát. Liệu rằng chúng ta có nên nới một số giới hạn, chẳng hạn như tỷ lệ lạm phát 4% hoặc là tăng hơn nữa công để cho mạch máu của nền kinh tế không bị đứt quãng. 

Cần tìm điểm cân bằng cho dòng tiền được thông suốt

Mới đây, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - TS. Võ Trí Thành cho biết, từ câu chuyện chính sách cho đến kênh dẫn vốn tín dụng như trái phiếu, cổ phiếu đều gặp khó khăn ở trong giai đoạn thị trường hiện nay. 

TS. Võ Trí Thành cũng nhận định rằng tâm lý của thị trường đang có sự phòng thủ khá cao - hiểu một cách đơn giản là nhà đầu tư có tiền nhưng không muốn xuống tiền và thời tiền mặt là vua cho ai nắm giữ. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho dòng vốn bị tắc nghẽn. 

Để có thể giải được bài toán dòng tiền hiện nay, ông Thành cũng cho rằng cần phải tìm được điểm cân bằng để có thể xử lý hài hòa ba nhiệm vụ cùng lúc đó là ổn định vĩ mô, giữ được an toàn hệ thống tài chính cũng như tạo động lực giúp cho doanh nghiệp cũng như nền kinh tế phục hồi cũng như phát triển. 

Cũng theo quan sát của TS. Võ Trí Thành, dưới góc độ của doanh nghiệp thì khát vón chính là nhu cầu vô cùng chính đáng. Còn dưới góc độ của người tiêu dùng thì nhu cầu thu nhập cũng cần đảm bảo đời sống cũng như nhu cầu này là chính đáng. Và riêng đối với những nhà quản lý vĩ mô thì việc ổn định được vĩ mô và an toàn hệ thống là cực kỳ quan trọng. 



Nếu nhìn từ kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản của Trung Quốc, TS. Võ Trí Thành nhận định rằng gói giải cứu của Trung Quốc rất đáng xem xét, trong đó có 3 điểm cơ bản đó là nới điều kiện cho vay đối với bất động sản
Nếu nhìn từ kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản của Trung Quốc, TS. Võ Trí Thành nhận định rằng gói giải cứu của Trung Quốc rất đáng xem xét, trong đó có 3 điểm cơ bản đó là nới điều kiện cho vay đối với bất động sản

TS. Võ Trí Thành cho hay: “Nhiệm vụ của những nhà quản lý là phải tìm được điểm cân bằng cho lợi ích của các bên tham gia và làm sao để không gây ra tình trạng đổ vỡ, có thể gây ra tác động tiêu cực nhưng không quá tiêu cực. Điều quan trọng hơn đó là không gây ra tình trạng đổ vỡ ở thị trường bất động sản, ở hệ thống ngân hàng hay là ở nà niềm tin thị trường xã hội”. 

Nếu nhìn từ kinh nghiệm tháo gỡ khó khăn đối với thị trường bất động sản của Trung Quốc, TS. Võ Trí Thành nhận định rằng gói giải cứu của Trung Quốc rất đáng xem xét, trong đó có 3 điểm cơ bản đó là nới điều kiện cho vay đối với bất động sản dù đó là ít hay nhiều, thứ hai chính là nới tín dụng cấp cho người đi mua nhà ở, cuối cùng là tạo điều kiện cho thị trường trái phiếu quay lại vận hành. 

Cũng từ đây, vị chuyên gia này cho rằng Việt Nam có thể nhìn nhận và học hỏi để có giải pháp tương ứng. Hiện tại thì Chính phủ cũng đang có những giải pháp gỡ khó từ tổng thể dòng tiền gắn liền với ba điều trên để có thể ổn định cũng như an toàn hệ thống tài chính ngân hàng và phục hồi, gỡ khó cho việc sản xuất kinh doanh.  

Chú trọng ưu tiên giải cứu thị trường trái phiếu

Phó chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Smart Invest - TS. Trần Minh Tuấn nêu quan điểm rằng: “Thực tế thị trường hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn là bởi thị trường trái phiếu đang bị tê liệt với hơn 900.000 tỷ của các tổ chức phi tài chính đã phát hành”. 

Và để có thể gỡ những điểm nghẽn cho thị trường thì TS. Trần Minh Tuấn cũng cho rằng cần phải bắt đầu từ việc gỡ nghẽn cho thị trường trái phiếu. Trước đây, quy mô của thị trường trái phiếu là chưa lớn nên việc thị trường này biến động ra sao không mấy ảnh hưởng đến thị trường tài chính nói chung. Tuy nhiên thì với quy mô được mở rộng như hiện tại thi thị trường trái phiếu bị nghẽn cũng đã làm mất đi niềm tin của các nhà đầu tư để từ đó dẫn đến các thị trường vốn khác cũng như bị nghẽn lại và sụt giảm. 

Trước mắt, để có thể giải cứu khối lượng trái phiếu sắp đáo hạn trong thời gian 2 năm tới, ông Tuấn cũng khuyến nghị nên thành lập hội đồng trái chủ - đây là nơi mà nhà phát hành cùng các nhà đầu tư có thể thỏa thuận và đàm phán với nhau để có thể bàn biện pháp tháo gỡ tắc nghẽn dòng tiền, cụ thể là có thể tìm ra sự thương thảo với mục đích cơ cấu lại tài sản của các nhà phát hành để có thể khơi thông nguồn vốn cho thị trường trái phiếu. 


Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - TS. Võ Trí Thành cho biết, từ câu chuyện chính sách cho đến kênh dẫn vốn tín dụng như trái phiếu, cổ phiếu đều gặp khó khăn ở trong giai đoạn thị trường hiện nay
Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) - TS. Võ Trí Thành cho biết, từ câu chuyện chính sách cho đến kênh dẫn vốn tín dụng như trái phiếu, cổ phiếu đều gặp khó khăn ở trong giai đoạn thị trường hiện nay

Mặt khác thì khi  roon tín dụng vẫn là một công cụ để có thể kiểm soát lượng cung tiền ở trên thị trường thì ông Tuấn đã đề xuất room tín dụng cần được linh hoạt hơn ở trong thời gian sắp tới. 

Song song với đó, TS. Trần Minh Tuấn cũng đưa ra nhận định rằng, không nên bó cứng room tín dụng cho toàn ngành mà chỉ nên bó cứng ở một số phân ngành có tính chất đầu cơ cao, đáng chú ý là đầu tư cổ phiếu. 

Chuyên gia từ Smart Invest cũng nêu rõ: “Trong đó, bất động sản chính là một phân ngành mà chúng ta cần phải lựa chọn xem đâu là ngành cần bó cứng. Rõ ràng rằng, có nhiều dự án bất động sản tốt không nên bó cứng và nếu như bó cứng thì cũng không đúng, giá bất động sản cũng sẽ tăng lên và việc tiếp cận với bất động sản chính yeus của những người có nhu cầu thực sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn bởi lượng cung thấp ở trên thị trường”. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Thái Bình có thêm khu công nghiệp hơn 330ha

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

19 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

19 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

19 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

19 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

19 giờ trước