Doanh thu quý II của Xiaomi sụt giảm, kỷ nguyên vàng điện thoại thông minh Trung Quốc sắp kết thúc?

Chủ nhật, 04/09/2022-15:09
Theo báo cáo tài chính mới đây, doanh thu của tập đoàn công nghệ Xiaomi Corp đã giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái và đánh dấu sự sụt giảm mạnh hơn so với quý trước.

Ngày 19/8 vừa qua, tập đoàn công nghệ của Trung Quốc Xiaomi Corp đã công bố doanh thu của quý II/2022. Theo đó, doanh thu của tập đoàn này đã sụt giảm mạnh do thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới bị thu hẹp bởi các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 nghiêm ngặt của chính quyền Bắc Kinh.

Trong quý II/2022, doanh thu của Xiaomi đã  giảm 20%  so với cùng kỳ năm ngoái  xuống còn 70,17 tỷ nhân dân tệ (10,31 tỷ USD). Đây cũng là dấu mốc đánh dấu sự sụt giảm doanh thu mạnh hơn so với quý trước. Thu nhập ròng cũng  giảm 67% xuống 2,08 tỷ USD.


Lợi nhuận ròng của Xiaomi giảm là kết quả của việc quyết toán hàng tồn kho thông qua bán hàng và quảng cáo
Lợi nhuận ròng của Xiaomi giảm là kết quả của việc quyết toán hàng tồn kho thông qua bán hàng và quảng cáo

Lý giải về sự sụt giảm nghiêm trọng này,  Wang Xiang - Chủ tịch Xiaomi cho biết: “Tại thị trường Trung Quốc, đại dịch đang bùng phát trở lại. Do đó, nhu cầu rất khó khăn và yếu”. Bên cạnh đó, những yếu tố như giá nhiên liệu, chi phí đầu vào và vấn đề lạm phát toàn cầu cũng đều  góp phần gia tăng ảnh hưởng tới doanh số bán hàng ở thị trường nước ngoài. Lợi nhuận ròng của Xiaomi cũng giảm do áp lực giải phóng hàng tồn thông qua các đợt giảm giá và khuyến mãi.

Nắm 2021, "ông lớn" này đã ghi nhận sự tăng vọt về doanh số. bán hàng sau khi giành được thị phần do đối thủ Huawei Technologies bị hẹn chế bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tuy nhiên, đà tăng này của Xiaomi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và giá cổ phiếu của Xiaomi cũng giảm gần 40% kể từ đầu năm 2022.

Ngoài ra, sự phục hồi chậm chạp của nền kinh tế thế giới cũng khiến người tiêu dùng phải “thắt lưng buộc bụng”, đặc biệt sau khi Thượng Hải và một loạt các thành phố khác bị phong toả để phòng chống dịch COVID-19 trong nửa đầu năm 2022. Theo số liệu thống kê mới được công bố, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trong tháng 7 của Trung Quốc tăng 3,8% so với năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 4,3% đã được dự báo trước đó. Tốc độ tăng trước doanh số bán lẻ cũng chậm hơn 2,7% so với dự kiến ban đầu; chỉ số đầu tư tài sản cố định tăng 5,7%, thấp  hơn con số 6,2% mà giới phân tích dự đoán.

Kỷ nguyên vàng của điện thoại thông minh Trung Quốc sắp kết thúc?

Trung Quốc vốn được biết đến là thị trường điện thoại thông minh lớn nhất thế giới. Nhưng hiện tại, thị trường này đang gặp khó khăn sâu sắc. Điều này được thể hiện thông qua con số điện thoại thông minh xuất xưởng trong quý II/2022 đã giảm 14,7%. Và những công ty trụ cột của ngành như Xiaomi Corp., Vivo và Oppo đều bị sụt giảm doanh thu nghiêm trọng trong quý II.

Giới chuyên gia nhận định có nhiều yếu tố gây ra sự sụt giảm này bao gồm chiến lược “Zero Covid” của chính quyền Bắc Kinh đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng, cùng một số các vấn đề lớn mà các nhà sản xuất điện thoại đã lo ngại từ lâu.


Sự sụt giảm này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm một cuộc đàn áp đối với Covid đã làm gián đoạn nhu cầu, bán lẻ, hậu cần và đôi khi là lĩnh vực sản xuất smartphone
Sự sụt giảm này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, bao gồm một cuộc đàn áp đối với Covid đã làm gián đoạn nhu cầu, bán lẻ, hậu cần và đôi khi là lĩnh vực sản xuất smartphone

Trung Quốc mong muốn trở thành quốc gia thống lĩnh thị trường di động từ một thập kỷ trước. Để hiện thực hoá tham vọng này, Bắc Kinh đã sử dụng vốn nhà nước để xây dựng các trạm  gốc 4G ở hầu hết các làng ở nông thôn, cho phép các thương hiệu như Oppo, Vivo bán các thiết bị smartphone giá rẻ cho hàng trăm triệu người ở nông thôn. Các công ty nước ngoài như pple Inc., Samsung Electronics Co. và Motorola thì hướng tới nhóm đối tượng ở thành thị hiểu biết về công nghệ và “túi tiền” cũng rủng rỉnh hơn. Mặc dù, sau đó Samsung Electronics Co. và Motorola đã nhanh chóng bị loại khỏi cuộc chơi do lỗi sản phẩm và những sai lầm trong tiếp thị, và những áp lực địa chính trị.

Nhiều nhà phân tích nhận định kỷ nguyên vàng của đế chế điện thoại thông minh ở Trung Quốc đang trên bờ vực sụp đổ. Theo nhà phân tích Toby Zhu của công ty nghiên cứu Canalys: “Người tiêu dùng Trung Quốc đang kìm hãm chi tiêu cho điện thoại thông minh. Các thương hiệu điện thoại hy vọng các chương trình khuyến mãi mua sắm trực tuyến lớn năm ngoái có thể kích thích nhu cầu, nhưng sự thúc đẩy này đã thất bại trong việc đưa thị trường trở lại mức tăng trưởng của những năm trước đó. Ngay cả Apple, với những sản phẩm cao cấp của mình, cũng đã giảm giá hiếm hoi cho toàn bộ dòng sản phẩm iPhone của mình để chiêu dụ người mua”. 

Ngoài ra, sự bão hoà của thị trường điện thoại thông minh khổng lồ của Trung Quốc cũng là nguyên nhân. Trung Quốc có 1,4 tỷ dân nhưng có tới hơn 1,6 tỷ tài khoản điện thoại di động đang hoạt động vào cuối năm 2021 đã khiến tỷ lệ thâm nhập cao hơn mức trung bình toàn cầu và đã dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt. Nhu cầu thay điện thoại mới cũng giảm dần do những tác động của suy  thoái kinh tế khiến vòng đời điện thoại thông minh ngày càng được kéo dài.


Nhiều nhà phân tích tin rằng, kỷ nguyên vàng xây dựng đế chế của điện thoại thông minh tại Trung Quốc đang trên bờ vực lung lay
Nhiều nhà phân tích tin rằng, kỷ nguyên vàng xây dựng đế chế của điện thoại thông minh tại Trung Quốc đang trên bờ vực lung lay

Mặt khác, thị trường di động lớn thứ hai thế giới là Ấn Độ được dự đoán sẽ sớm vượt qua Trung Quốc và trở thành thị trường lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, thực tế, các doanh nghiệp sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc lại chiếm ưu thế trong lĩnh vực này ở Ấn Độ.

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh của Ấn Độ đã gặp khó khăn kể từ khi các công ty như Xiaomi và Oppo của Trung Quốc “thâm nhập” thị trường điện thoại thông minh giá rẻ. Theo Financial Post, New Delhi hiện đang có kế hoạch cấm kinh doanh smartphone giá rẻ  của Trung Quốc tại thị trường này. Những dòng smartphone có mức giá dưới 12.000 Rupee (khoảng 3,5 triệu đồng) sẽ nằm trong danh mục cấm. Trong trường hợp lệnh cấm này được thực hiện sẽ giúp phát triển mảng smartphone giá rẻ do Ấn Độ sản xuất.

Financial Post cho biết sáng kiến này của chính phủ Ấn Độ nhằm buộc các “gã khổng lồ viễn thông” của Trung Quốc rời khỏi phân khúc điện thoại thông minh giá rẻ của thị trường di động lớn thứ hai. Thậm chí, một số công ty của Trung Quốc còn nằm trong tầm ngắm điều tra của chính phủ Ấn Độ trong những tháng gần đây  về các cáo buộc như rửa tiền, chuyển doanh thu và tiền từ Ấn Độ sang các văn phòng Trung Quốc nhằm tránh nộp thuế và các khoản thu.

Với những khó khăn như trên, nhiều công ty sản xuất điện thoại thông minh điển hình như Xiaomi đang tìm kiếm cơ hội ở các lĩnh vực mới, trong đó có lĩnh vực sản xuất xe tự lái.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

5 giờ trước

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

6 giờ trước

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

7 giờ trước

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

8 giờ trước

Vì sao lãi suất vay mua nhà thấp nhưng nhiều người vẫn e ngại chưa “xuống tiền”?

11 giờ trước