Doanh nghiệp BĐS chậm lương, chia nhỏ lương để trả... nhiều người nơm nớp lo sợ mất việc cận Tết

Thứ tư, 23/11/2022-15:11
Trên thực tế, việc doanh nghiệp bất động sản khó khăn là có thực. Những người đi "làm công ăn lương" đang thấp thỏm từng ngày khi doanh nghiệp gặp khó. Với họ, thà giảm lương nhưng được đi làm ồn hơn là bị nghỉ việc, nhất là những ngày Tết đang cận kề.

Nhân sự doanh nghiệp bất động sản chịu cảnh chậm lương, chia nhỏ lương để trả

Theo Nhịp sống thị trường, “Làm việc hơn 5 năm ở công ty, tôi chưa thấy giai đoạn nào khó khăn như hiện nay. Thậm chí, ngay cả thời điểm Covid-19 cũng không khó đến như vậy…”. Đó là tâm sự của một nhân sự thuộc bộ phận Marketing – kinh doanh tiếp thị của một doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Những ngày cuối năm cận kề, theo như chia sẻ của ngân sự này thì “tết năm nay bánh chưng không có thịt”. Hiện nay, công ty vừa cắt giảm lương, vừa chậm hơn 2 tháng nay. Đây cũng là thời điểm nhân viên chấp nhận câu chuyện chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thậm chí có nguy cơ nghỉ việc lúc nào không hay biết.

Nhân viên này chia sẻ, hiện lương bị giảm 30%, còn nhân sự công ty cũng bị cắt gần 40%. Nếu tình hình vẫn tiếp tục khó khăn, cuối năm lương có thể còn bị giảm, nhân sự phải nghỉ việc nhiều hơn.


Thực tế, việc doanh nghiệp BĐS khó khăn là có thực
Thực tế, việc doanh nghiệp BĐS khó khăn là có thực

Chị H, nhân viên văn phòng của công ty bất động sản tại Tp. Hồ Chí Minh cũng trong tình cảnh bị chia nhỏ khoản lương trong tháng hoặc chờ có nguồn thu mới được nhận lương, hơn 2 tháng nay, thu nhập của chị H khá bấp bênh. Nữ nhân viên này cho biết, do khó khăn, dự án không bán được, toàn bộ lương của nhân viên đều bị chậm hoặc chia nhỏ theo tiến độ nguồn thu của công ty, đồng thời thu nhập của các bộ phận mặt bằng chung giảm từ 20%.

Chị H đang trong trạng thái vừa làm vừa thấp thỏm lo bị nghỉ việc vì hiện tại công ty đã cắt lượng lớn nhân sự sales hoặc làm việc luân phiên để tiết giảm chi phí.

Trong tình cảnh tương tự, chị L, làm việc tại bộ phận Marketing một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh cũng không nhận được lương suốt 2 tháng nay. Theo chị L, không biết tháng này có nhận được lương không bởi thấy công ty gần như không bán được hàng, không có bất kỳ nguồn thu nào. Chị L chia sẻ, mặc dù sếp là người rất nhân văn, quan tâm đến đời sống nhân viên nhưng vì quá khó khăn nên đành chậm lương của hơn 400 nhân sự suốt mấy tháng qua.

Anh T, làm tại khối kinh doanh tiếp thị của một doanh nghiệp bất động sản cũng rơi vào cảnh "không có việc để làm, lương giảm". Anh T cho biết, nhóm nhân sự do anh quản lý đã bị cho nghỉ hơn 1 nửa. Những người ở lại thì cũng giảm lương gần 40% để cùng công ty vượt qua giai đoạn khó khăn. Anh T chia sẻ, năm ngoái, mặc dù trải qua đợt dịch Covid-19 nhưng tình hình lại ổn định hơn hiện tại. Sức mua bất động sản cuối năm 2021 vẫn khá ổn, anh em vẫn có thưởng Tết và nhận lượng đều đặn. Thế nhưng, hiện tại doanh nghiệp vừa khó tìm nguồn hàng để bán, vừa không bán được khiến thiếu hụt nguồn vốn để duy trì bộ máy. Do đó, giải pháp trước mắt là cắt giảm nhân sự và giảm lương. Anh T xác định là năm nay sẽ không có các khoản thưởng Tết.


Những người đi “làm công ăn lương” cũng đang thấp thỏm từng ngày khi doanh nghiệp gặp khó
Những người đi “làm công ăn lương” cũng đang thấp thỏm từng ngày khi doanh nghiệp gặp khó

Thị trường địa ốc sẽ về đâu?

Có thể thấy, việc doanh nghiệp bất động sản khó khăn là có thực. Những người "làm công ăn lương" cũng đang thấp thỏm từng ngày khi doanh nghiệp rơi vào cảnh khó khăn. Với họ, thà bị giảm lương nhưng vẫn được đi làm còn ổn hơn là bị nghỉ việc, nhất là những ngày Tết đang cận kề.

Theo ghi nhận cho thấy, những doanh nghiệp có khoảng 400-800 nhân sự, khoản chi lương hàng tháng lên đến hàng chục tỷ đồng đang "đuối sức". Họ tìm mọi cách để giữ chân nhân sự nhưng "sức cùng lực kiệt" khi không có dòng tiền. Hiện tại, khá nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đành "ngậm ngùi" cắt giảm nhân sự, giảm lương, giảm khoản trợ cấp của nhân viên. Thậm chí là đi "vay nóng" để chi trả các khoản liên quan đến lương hàng tháng.

Tuy nhiên, việc cầm cự của nhiều doanh nghiệp đã đến lúc quá sức. Theo đó, họ chấp nhận câu chuyện đào thải nhân sự để giữ công ty. Nguy cơ phá sản khi không có dòng vốn, không bán được hàng, chính bản thân doanh nghiệp cũng khó lường trước trong bối cảnh thị trường hiện nay.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong một chia sẻ mới đây. PGS. TS Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã dùng từ "trầm lắng" để đánh giá về diễn biến của thị trường bất động sản hiện tại. Vị chuyên gia cho rằng, cuối năm 2022, thị trường được dự báo không sôi động như những năm trước cũng như không có sự đột biến nào về cầu. Luồng tiền các tháng cuối năm cũng không có khởi sắc đột biến. Trong khi đó, tín dụng bất động sản thường là dài hạn, số tiền huy động lớn, trong khi đặc tính huy động vốn của các ngân hàng thường là ngắn hạn.

Người mua nhà gặp khó trong việc tiếp cận tín dụng ngân hàng, trong khi lãi suất trên thị trường tăng nhanh và lên mức cao, theo chính sách điều hành chung. Các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp khó vì cùng lúc phải huy động vốn ở 3-4 kênh chủ chốt khi tín dụng eo hẹp, thị trường trái phiếu bị siết lại.

Nhìn nhận tổng quan chung thị trường, ông Chung cho rằng, điều chỉnh sẽ là kịch bản của thị trường hiện tại. Lý do của diễn biến này là luồng tiền vận hàng giảm và không đạt được mức kỳ vọng như hồi cuối năm 2021, thậm chí còn giảm hơn so với mức cần thiết để duy trì thị trường.

Còn theo TS. Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Smart Invest, nếu các doanh nghiệp bất động sản không tiếp cận được nguồn vốn thì các doanh nghiệp liên quan cũng không tiếp cận được vốn và không có nguồn để hoạt động kinh doanh bởi doanh thu.

Việc tiếp cận nguồn vốn hiện đang hạn chế chung cho toàn ngành bất động sản. Khi toàn bộ các nhóm bất động sản đều khó khăn trong việc tiếp cận vốn kéo theo các ngành khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chưa kể đến việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị thu hẹp lại.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

5 giờ trước

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

12 giờ trước

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

13 giờ trước

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

14 giờ trước

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

15 giờ trước