Định nghĩa MBO là gì? Quy trình quản trị mục tiêu MBO

Thứ năm, 01/12/2022-17:12
Trong quá trình công tác, làm việc tại các công ty, doanh nghiệp lớn chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ MBO. Vậy MBO là gì mà được nhắc đến nhiều như vậy? Hãy dành chút thời gian đọc qua bài chia sẻ dưới đây để hiểu rõ thêm về thuật ngữ này nhé.

Định nghĩa MBO là gì?

MBO là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Management by Objectives, hiểu theo nghĩa Tiếng Việt là quản trị theo mục tiêu. Là một phương pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của một tổ chức, cơ quan nào đó. Đề cao gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu của từng cá nhân, phòng ban với sự phát triển lớn mạnh của công ty, doanh nghiệp.

Trong phương pháp quản trị MBO, bước quan trọng là đánh giá và giám sát hoạt động của công ty, doanh nghiệp, sự tiến bộ và hoàn thành tốt chỉ tiêu theo kế hoạch đã đề ra của nhân viên.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhân viên sẽ làm việc hiệu quả với năng suất cao hơn, tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ công việc tốt hơn nếu họ cùng tham gia lên kế hoạch thiết lập mục tiêu đề ra, nắm rõ kỳ vọng của bản thân họ trong công việc.


MBO là gì?
MBO là gì?

Các yếu tố trong quản trị MBO là gì?

Trong hoạt động quản trị của các công ty, doanh nghiệp ngày nay, quản trị theo mục tiêu MBO bao gồm các yếu tố quan trọng sau:

  • Sự cam kết từ các cấp quản lý trong phòng ban, tổ chức với hệ thống MBO.
  • Sự góp ý, hợp các của các thành viên trong tổ chức để xây dựng kế hoạch, chiến lược mục tiêu chung.
  • Sự tự nguyện và tự giác với tin thần làm việc độc lập tự quản của các thành viên để hoàn thành mục tiêu chung.
  • Kiểm soát và quản lý tiến trình thực hiện kế hoạch.

Các yếu tố trong quản trị theo mục tiêu MBO là gì?
Các yếu tố trong quản trị theo mục tiêu MBO là gì?

Một số ví dụ về quản trị theo mục tiêu MBO

Sau khi đã hiểu và nắm rõ khái niệm MBO là gì và các yếu tố quan trọng, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thì bên dưới đây là một ví dụ về quản trị theo mục tiêu MBO thường gặp trong các công ty, doanh nghiệp.

MBO cho bộ phận Marketing

  • Tiếp cận 1.000.000 khách hàng mỗi ngày
  • Đem về 1000 khách hàng tiềm năng mỗi tháng.
  • Tỷ lệ chi phí quảng cáo và doanh thu đạt dưới 30%.
  • Tăng gấp đôi lượng traffic truy cập vào website so với tháng trước.
  • Tăng 25% tỷ lệ chuyển đổi so với tháng trước.

MBO cho bộ phận Bán Hàng

  • Doanh thu đạt trên 100.000.000 mỗi tuần.
  • Tỷ lệ hợp đồng thành công trên 20%.
  • Đạt được mục tiêu 50 khách hàng đăng ký mới.
  • Mời khách hàng dùng thử sản phẩm tăng 30% so với tháng trước.

MBO cho bộ phận Nhân Sự

  • Tăng mức độ tương tác của nhân sự các phòng ban lên trên 85%.
  • Duy trì mức thưởng cao hơn 10% so với thị trường.
  • Duy trì tỷ lệ hài lòng của nhân sự các phòng ban trên 90%.
  • Thực hiện 2 chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng, kiến thức mỗi tháng.
  • Tăng ROI của nhân sự lên trên 20%.

MBO là phương pháp được áp dụng ở nhiều công ty
MBO là phương pháp được áp dụng ở nhiều công ty

Lợi ích của việc quản trị theo mục tiêu MBO

Ưu điểm khi áp dụng quản trị theo mục tiêu MBO là gì? Phương pháp quản trị này sẽ giúp các cấp quản lý, lãnh đạo hoạch định, xác định mục tiêu của tốt chức chính xác hơn. MBO sẽ gắn kết mục tiêu của từng cá nhân trong tổ chức với mục tiêu chung của công ty, doanh nghiệp.

Khi áp dụng cách quản trị này sẽ thúc đẩy tinh thần hăng hái, có trách nhiệm trong công việc của từng cá nhân các thành viên, các bộ phận quản lý. Từ đó sẽ giúp các thành viên nắm rõ hơn mục tiêu của bản thân, của tổ chức.

Đặc biệt, quản trị theo mục tiêu MBO sẽ giúp mỗi cá nhân trong tổ chức nâng cao năng lực và giá trị của mình. Họ có thể chủ động trong công việc theo mục tiêu đã đề ra, họ có tiếng nói và góp ý trong hoạt động của công ty và MBO cho mỗi cá nhân cảm giác được trao quyền trong một tổ chức. 

Quản trị theo mục tiêu MBO rất hiệu quả trong việc giám sát và đánh giá hiệu quả của từng cá nhân. Vì đã đặt ra mục tiêu thực hiện trong thời gian cụ thể, nên sẽ dễ dàng khen thưởng cũng như khiển trách chính xác các cá nhân thực hiện.


Quản trị MBO sẽ giúp nhân viên nhận thấy vai trò của bản thân
Quản trị MBO sẽ giúp nhân viên nhận thấy vai trò của bản thân

Quy trình thiết lập quản trị theo mục tiêu MBO

Quy trình MBO là gì? Là một quy trình cơ bản gồm 6 bước thường được các công ty, doanh nghiệp áp dụng.

Xác định rõ ràng và chi tiết mục tiêu của tổ chức

Bên cạnh những mục tiêu, kế hoạch dài hạn của công ty, doanh nghiệp đề ra như tầm nhìn, chiến dịch nhận biết thương hiệu, doanh số của năm do các cá nhân cấp quản lý đề ra chỉ mang tính bao quát thì dựa trên sự quan sát và đánh giá những việc mà công ty có thể và cần đạt được trong thời gian cụ thể.

Xác định mục tiêu của nhân viên 

Sau khi các cấp quản lý nhận được kế hoạch, chiến lược cho mục tiêu của công ty cần đạt được. Các cá nhân quản lý này sẽ tiến hành họp và và xây dựng các kế hoạch và mục tiêu cho từng nhân viên. Nhân viên có quyền được chia sẻ, góp ý và đàm phán với cấp trên để đưa ra được một mục tiêu phù hợp nhất cho cả bản thân và công ty.


Xác định mục tiêu cần đạt được của từng nhân viên
Xác định mục tiêu cần đạt được của từng nhân viên

Giám sát thường xuyên tiến độ và hiệu quả

Để đạt được và hoàn thành tốt một mục tiêu lớn của công ty đề ra phải có sự góp phần bởi sự hoàn thành tốt các mục tiêu của các cá nhân trong tổ chức. Vì vậy hoạt động giám sát, quản lý tiến độ công việc của từng nhân viên là rất ưu tiên và cực kỳ quan trọng, nhằm đề ra các phương án khắc phục kịp thời nếu mục tiêu của cá nhân nào đó không thể hoàn thành.

Ngày nay, trong thời đại công nghệ số 4.0 có rất nhiều công cụ phục vụ cho việc giám sát và quản lý tiến độ công việc nhân viên rất hiệu quả với chi phí rất thấp.

Đánh giá độ hiệu quả

Khi áp dụng quản trị theo mục tiêu MBO, các cấp quản lý thường xuyên đánh giá và xem xét độ hiệu quả trong từng giai đoạn với sự tham gia và chia sẻ của các bộ phận liên quan.

Cung cấp nhận xét

Thường xuyên nhận xét và đưa ra lời khuyên, bởi nó sẽ giúp nhân viên nhìn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để điều chỉnh quá trình làm việc sao cho phù hợp để mục đích vẫn là hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. 

Việc nhận xét nên nằm trong các cuộc họp đánh giá định kỳ, các cấp quản lý và nhân viên sẽ cùng góp ý và thảo luận về tiến độ, khó khăn trong quá trình thực hiện.


Thường xuyên nhận xét để nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc
Thường xuyên nhận xét để nhân viên cải thiện hiệu suất làm việc

Khen thưởng và tuyên dương

Khi mỗi cá nhân hoàn thành tốt mục tiêu của bản thân, các cấp quản lý cần phải ghi nhận, tuyên dương và khen thưởng những thành tích mà nhân viên đạt được trong kế hoạch mục tiêu.

Ưu và nhược điểm của quản trị mục tiêu MBO

Không có phương pháp nào là hoàn hảo và MBO cũng vậy. Bên cạnh những điểm mạnh vẫn tồn tại những hạn chế, nhưng quản trị theo mục tiêu MBO vẫn rất hiệu quả trong công tác quản lý doanh nghiệp.

Ưu điểm

  • Đề cao vai trò và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tổ chức, công ty.
  • Các mục tiêu công việc được đề ra theo từng chuyên môn và kinh nghiệm.
  • Tăng khả năng tương tác giữa các cá nhân trong công ty, kết nối nhân viên để làm việc hiệu quả hơn.
  • Cung cấp minh bạch cho nhân viên được biết kế hoạch và mục tiêu nhắm đến của doanh nghiệp.
  • Mục tiêu của từng cá nhân là một phần của mục tiêu của toàn tổ chức.

Nhược điểm

  • Quản lý theo mục tiêu thường bỏ qua các điều kiện làm việc hiện có của tổ chức.
  • Các cấp quản lý thường đặt áp lực lên nhân viên mà quên rằng trong quản trị MBO cần phải có sự đóng góp và tham gia ý kiến của nhân viên.
  • Đôi khi đặt những kỳ vọng, mục tiêu quá cao so với khả năng của nhân viên.
  • Muốn xây dựng một quy trình MBO hoàn chỉnh thường mất rất nhiều thời gian, từ 3 - 5 năm.

Lời kết

Đọc tới đây chắc hẳn bạn đã hiểu được quản trị MBO là gì rồi đúng không? Việc áp dụng quản trị theo mục tiêu vào các hoạt động của công ty, doanh nghiệp đem lại hiệu quả rất lớn, gắn kết tầm quan trọng của mỗi cá nhân. Nhưng bên cạnh đó nếu dùng phương pháp quản trị này sai cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, gây sụp đổ cả một hệ thống. Hãy điều chỉnh các mục tiêu, kế hoạch của từng cá nhân để đạt được thành công tốt nhất nhé.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

ĐHCĐ Bidiphar (DBD): Kế hoạch doanh thu chạm mốc 2.000 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 20%

1 giờ trước

Trong 4 tháng đầu năm gần 9,3 tỷ USD nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam

1 giờ trước

TS. Cấn Văn Lực: Chúng ta nên tiếp cận Fintech theo nghĩa rộng

1 giờ trước

Cuộc đua sôi nổi trên thị trường thương mại điện tử

1 giờ trước

Thị trường tháng 5 vẫn hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn

1 giờ trước