Data Restore là gì? Quy trình khôi phục dữ liệu

Thứ tư, 04/01/2023-08:01
Khi ngày càng có nhiều công ty chuyển hệ thống lên môi trường đám mây và dần phụ thuộc vào các giải pháp SaaS, Data Restore là một trong những chiến lược kinh doanh thiết yếu giúp duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục.

Data Restore là gì?

Data Restore đơn giản là quá trình khôi phục dữ liệu - có thể là tệp, hình ảnh, thư mục, hệ thống hay phần mềm - từ bản sao lưu. Như vậy, data restore (khôi phục dữ liệu) và data backup (sao lưu dữ liệu) hoạt động dựa vào nhau; nói cách khác, để có thể khôi phục dữ liệu, bạn phải có một bản sao lưu.

Nếu dữ liệu bị hỏng hoặc bị xâm phạm dưới bất kỳ hình thức nào, thì rõ ràng hệ thống sẽ không thể hoạt động bình thường. Tệp bị thiếu có nghĩa là nhân viên không có công cụ cần thiết để thực hiện công việc và phần mềm bị hỏng có thể dẫn đến hiệu suất của ứng dụng và trang web kém đi.

Khi xảy ra lỗi, việc biết cách khôi phục dữ liệu nhanh chóng sẽ giúp giảm thời gian ngừng hoạt động và giảm thiểu rủi ro thiệt hại cho công ty và thương hiệu của bạn. Và data restore có thể giúp bạn thực hiện điều đó.

Data Restore và Data Backup khác nhau như thế nào?

Việc phục hồi sẽ rất khó khăn nếu không có các giải pháp khôi phục dữ liệu và sao lưu dữ liệu. Mất dữ liệu có thể khiến công ty của bạn ngừng hoạt động và gây tổn hại nghiêm trọng đến thương hiệu. Ngoài ra, nếu dữ liệu cá nhân của khách hàng bị xâm phạm hay bị lộ ra thị trường, nó có thể dẫn đến kiện tụng và các khoản tiền phạt khổng lồ.

Sự khác biệt giữa khôi phục dữ liệu so với sao lưu dữ liệu là rất lớn, nhưng như đã đề cập, cả hai đều phải có mặt để tạo điều kiện phục hồi dữ liệu.

Data Backup tạo bản sao dữ liệu và hệ thống. Nó có thể được thực hiện thủ công; tuy nhiên, hầu hết các công ty hiện nay ưa chuộng sao lưu đám mây (cloud backup) một cách tự động hơn. Bởi sao lưu đám mây chạy dưới nền và giải phóng thời gian để nhân viên có thể thực hiện những nhiệm vụ giá trị hơn. Data Backup có thể lên lịch theo nhu cầu - ví dụ: các công ty không cần xử lý nhiều dữ liệu, tần suất sao lưu có thể ít hơn, có thể là hàng ngày hoặc hàng tuần. Trong các trường hợp sử dụng khác, chẳng hạn lượng lớn thương mại điện tử hoặc dịch vụ tài chính, dữ liệu có thể tiến hành sao lưu liên tục để đảm bảo không dữ liệu nào bị mất.

Mặt khác, khôi phục dữ liệu chỉ diễn ra theo yêu cầu và nó là không cần thiết nếu mọi thứ đang hoạt động bình thường.

Do đó, khi nói về các giải pháp sao lưu và khôi phục đám mây, Data backup chính là những gì đi lên đám mây và Data restore là những gì từ đám mây quay trở lại. Ngay cả khiquá trình sao lưu diễn ra thủ công, câu chuyện cũng tương tự - sao lưu là dữ liệu gửi đi, trong khi khôi phục là dữ liệu trở lại.


Data Restore và Data Backup khác nhau như thế nào?
Data Restore và Data Backup khác nhau như thế nào?

Data Restore và Data Backup giống nhau như thế nào?

Khi sử dụng hệ thống sao lưu và khôi phục đám mây, cả hai quy trình Khôi phục và Sao lưu đều được xử lý thông qua phần mềm. Khi cần khôi phục, bạn chỉ cần truy cập vào bản sao lưu và bắt đầu sử dụng tính năng khôi phục. Điều kiện cần là có kết nối internet, hoạt động khôi phục sẽ nhanh chóng và hiệu quả. Dù có nhiều cách để khôi phục dữ liệu khác nhau, nhưng sử dụng phần mềm sao lưu và khôi phục là cách hiệu quả và thiết thực nhất.

Vì vậy, xét về điểm tương đồng giữa data restore và data backup, chúng đều xử lý các hoạt động kinh doanh thiết yếu thông qua phần mềm. Mục đích cuối cùng của cả hai đều là để khôi phục dữ liệu bị mất hoặc bị hỏng.

Tầm quan trọng của Data Restore

Từ các cuộc tấn công ác ý (malicious attack), tấn công bằng mã độc (ransomware) và vi-rút cho đến lỗi code, phần mềm không tương thích hay thậm chí là hành động xóa nhầm… Có rất mối đe dọa cần phải xem xét và không thể bỏ qua.

Theo ước tính của IBM, chi phí của một vi phạm dữ liệu (data breach) tại Hoa Kỳ là 8,64 triệu đô la, với trung bình là 280 ngày để có thể xác định và ngăn chặn một sự cố. Tất nhiên, chi phí sẽ thay đổi đáng kể dựa trên ngành và mức độ nghiêm trọng của vi phạm, nhưng kết quả trên thực tế dường như như nhau. Mỗi giây hệ thống ngừng hoạt động đều khiến doanh nghiệp của bạn tổn thất nặng nề, cả về doanh thu và danh tiếng. Các doanh nghiệp nhỏ thậm chí là mục tiêu tập trung của các tác nhân độc hại vì dễ vi phạm hơn.

Ngoài ra, các chủ doanh nghiệp nhỏ có xu hướng đảm nhiệm đa nhiệm vụ, tức là đôi khi họ phải đảm nhận cả những phần việc đòi hỏi chuyên môn - như thiết kế và phát triển web. Nếu hệ thống không được bảo vệ đầy đủ, doanh nghiệp của bạn có thể gặp rủi ro.

Thêm vào đó, bạn có thể vô tình xóa một tệp quan trọng hoặc cài phần mềm bên thứ ba không tương thích hay plugin làm hỏng các hệ thống khác. Nếu rơi vào những trường hợp này mà không có hệ thống sao lưu và khôi phục phù hợp, thì bạn sẽ gặp rất nhiều khủng hoảng khi mọi thứ ngừng hoạt động mà không biết lý do rõ ràng. Có một bản sao lưu luôn sẵn sàng để khôi phục có nghĩa là bạn có thể tiếp tục với những gì bạn đang làm và duy trì mọi công việc hoạt động bình thường.


Vai trò của khôi phục dữ liệu
Vai trò của khôi phục dữ liệu

Chuẩn bị cho khôi phục dữ liệu

Data restore là một phần trong quy trình quản lý dữ liệu và phụ thuộc vào một bản sao tốt,  có sẵn của dữ liệu thông qua sao lưu truyền thống, ảnh chụp nhanh hoặc bảo vệ dữ liệu liên tục (CDP). Nếu bản sao không đáp ứng được độ tin cậy thì sẽ không thể thể sử dụng để khôi phục.

Để đảm bảo bản sao lưu tốt luôn có sẵn cho thao tác khôi phục, các bản sao phải được kiểm tra một cách ngẫu nhiên tại nhiều thời điểm khác nhau, đảm bảo chúng đáp ứng các mục tiêu về điểm khôi phục (RPO). Dữ liệu được khôi phục phải đọc được, phù hợp với thời điểm đã chọn và bao gồm thông tin cần thiết, tuân thủ RPO, mục tiêu về thời gian khôi phục (RTO) và các yêu cầu dịch vụ khác.

Phương pháp khôi phục dữ liệu

Vị trí lưu trữ bản sao lưu sẽ ảnh hưởng đến khả năng khôi phục của dữ liệu.

Sao lưu ổ cứng (HDD backup) mang đến khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng vì bạn có thể dễ dàng xác định vị trí dữ liệu trên đĩa và hệ thống. Với lý do tương tự, ổ cứng an toàn hơn so với sao lưu băng và đám mây. Tuy nhiên, hệ thống đĩa có chi phí cao hơn so với các phương pháp sao lưu và khôi phục dữ liệu khác; chi phí gồm năng lượng cần thiết để chạy cả hệ thống đĩa và hệ thống làm mát kèm theo. Sao lưu ổ cứng được coi là tốt nhất cho dữ liệu thường xuyên thay đổi và cần thời gian khôi phục ngắn.

Hệ thống sao lưu băng cung cấp dung lượng cao và chi phí thấp hơn so với HDD. Nhưng ngay cả trong bản công nghệ mới nhất, băng vẫn có thời gian khôi phục lâu hơn so với đĩa và đám mây. Thậm chí thời gian còn kéo dài hơn khi dữ liệu off-site. Thư viện băng yêu cầu sự quản lý và kiểm tra liên tục để đảm bảo dữ liệu có thể truy cập được khi cần.

Sao lưu đám mây (cloud backup) yêu cầu doanh nghiệp gửi một bản sao dữ liệu qua mạng công ty hoặc internet đến một máy chủ bên ngoài do doanh nghiệp sở hữu hoặc do nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ. Khi cần khôi phục dữ liệu, dữ liệu phải đi qua cùng đường dẫn, quá trình này có thể tốn nhiều thời gian do giới hạn về băng thông. Vì lý do này, sao lưu và khôi phục trên đám mây thường được sử dụng cho loại dữ liệu không quan trọng với thời gian phục hồi dài hơn.

Với sao lưu đám mây, việc thêm dung lượng diễn ra dễ dàng, đáp ứng nhu cầu sao lưu dữ liệu ngày càng tăng. Ngoài ra, ưu thế chính là chi phí thấp hơn, đặc biệt nếu bạn sử dụng nhà cung cấp đám mây. Sử dụng bên thứ ba cũng giúp giảm công việc cho bộ phận công nghệ thông tin. Tuy nhiên, khi khối lượng dữ liệu tăng lên, chi phí sao lưu đám mây sẽ tăng lên.


Phương pháp Data restore
Phương pháp Data restore

Kỹ thuật khôi phục dữ liệu

Phục hồi tức thì: hay còn được gọi là phục hồi tại chỗ (recovery in place), chuyển hướng khối lượng công việc của người dùng đến máy chủ dự phòng. Người dùng có quyền truy cập gần như ngay lập tức vào điểm khôi phục ảnh chụp nhanh của khối lượng công việc, và tiếp tục làm việc trong khi bộ phận công nghệ thông tin quản lý toàn bộ quá trình phục hồi và khôi phục dữ liệu trong nền. Khi quá trình hoàn tất, khối lượng công việc của người dùng sẽ được chuyển trở lại máy ảo ban đầu.

  • Nhân bản dữ liệu: cung cấp khả năng truy cập dữ liệu nhanh hơn, gần như ngay lập tức.
  • CDP: là dữ liệu được sao lưu bằng các ảnh chụp nhanh mỗi khi có sự thay đổi. Kỹ thuật này cho phép dữ liệu khôi phục về bất kỳ thời điểm nào; tuy nhiên, nó chiếm nhiều CPU của hệ thống và yêu cầu dung lượng lưu trữ lớn để chứa dữ liệu cập nhật.
  • Near-CDP: là ảnh chụp nhanh dữ liệu đã thay đổi theo thời gian đặt trước và các thay đổi sau đó được hợp nhất trong một khoảng thời gian dài hơn. Kỹ thuật này hỗ trợ cắt giảm dung lượng lưu trữ dữ liệu sao lưu đáng kể so với CDP chính thức.
  • Sao lưu truyền thống: dữ liệu được lưu trữ trên ổ cứng hoặc băng từ hoặc tại một địa điểm từ xa. Sao lưu truyền thống phát huy tác dụng tốt nhất khi xảy ra hỏng hóc về phần cứng hoặc trang web. Nó thiếu khả năng mở rộng và hiệu quả thấp hơn các phương pháp khác, nhưng lại là một cách tiếp cận tốt hơn để lưu giữ và khôi phục dữ liệu về lâu dài.

Các sản phẩm khôi phục dữ liệu

Trên thị trường, có rất nhiều sản phẩm sao lưu và khôi phục dữ liệu. Những sản phẩm này khác nhau về giá cả, phạm vi và khả năng. Một số sản phẩm sẵn hiện nay bao gồm:

  • Cohesity Data Protect
  • Rubrik Secure Backup
  • Veeam Backup and Replication
  • Vembu BDR Suite
  • ArcServe UDP
  • Commvault Complete Backup and Recovery
  • Acronis
  • Veritas Backup Exec
  • Zerto

Trên đây là bài viết về Data Restore, khôi phục dữ liệu. Hy vọng các bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về lĩnh vực công nghệ thú vị này!
 
 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Việc mất 10 tiếng để làm được AI hoàn thành trong 10 giây: Các sinh viên tài chính ngân hàng chuẩn bị mất việc?

Bitcoin trở thành tài sản có giá trị lớn thứ 8 toàn cầu

Mặt trái của AI: Tiêu thụ điện năng ở mức khổng lồ

Kỷ nguyên công nghệ gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp bất động sản

Hé lộ 3 kênh podcast ‘giải ngố đầu tư’ dành cho người mới bắt đầu

Top 5 bóng hồng quyền lực trong làng công nghệ thế giới

5 tiêu chí tham gia cơ chế thử nghiệm cho vay ngang hàng - P2P Lending

Gen Z “sống chất” với phong cách tài chính 4.0: Luôn biết cách “tích tiểu thành đại”, “xung phong” lan tỏa tài chính số

Tin mới cập nhật

Đề xuất Luật Kinh doanh Bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực sớm hơn 6 tháng

6 giờ trước

Intel bỏ lỡ “cơ hội vàng” khiến vốn hoá thị trường hiện chỉ bằng 1/16 Nvidia

13 giờ trước

Doanh nghiệp bán lẻ công nghệ sa thải hàng nghìn nhân sự, doanh số tăng mạnh quý I/2024

14 giờ trước

Một phân khúc bất động sản sẽ là “miếng bánh” ngon trong năm 2024

15 giờ trước

Dư nợ cho vay margin quý I/2024 hơn 195.000 tỷ đồng, rủi ro giảm

16 giờ trước