Chứng khoán Mỹ diễn biến thận trọng chờ số liệu CPI của tháng 7, giá dầu tăng bất chấp vì nỗi lo suy thoái

Thứ ba, 09/08/2022-15:08
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong đầu phiên ngày 8/8 nhưng đóng cửa phiên quanh tham chiếu khi cổ phiếu của ngành bán dẫn gây áp lực lên các chỉ số. Tâm điểm chú ý của thị trường trong tuần này chính là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7, dự kiến đã được Bộ Lao động Mỹ công bố vào ngày thứ Tư…

Theo VnEconomy, thị trường chứng khoán Mỹ đã không giữ được đà tăng của 3 tuần trước trong phiên giao dịch vào ngày đầu tuần trong bối cảnh mối lo về nhu cầu của ngành công nghiệp linh kiện bán dẫn đã gây áp lực giảm lên nhóm ngành công nghệ. Giá dầu có dấu hiệu tăng nhờ hy vọng vào sự khởi sắc về nhu cầu dù nỗi lo về suy thoái kinh tế vẫn khiến thị trường ảm đạm.


Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch NYSE ở New York trong ngày 8/8/2022. Ảnh: Reuters
Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch NYSE ở New York trong ngày 8/8/2022. Ảnh: Reuters

Lúc đóng cửa phiên ngày thứ 2 (8/8), chỉ số S&P 500 đã giảm 0,12% xuống còn 4.140,06 điểm. Chỉ số Nasdaq đã giảm 0,1% xuống còn 12.644,46 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 29,07 điểm, tương đương với mức tăng 0,9%, đạt 32.832,54 điểm.


Nhóm cổ phiếu công nghệ đã kéo tụt chỉ số S&P 500 trong phiên giao dịch ngày 8/5
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã kéo tụt chỉ số S&P 500 trong phiên giao dịch ngày 8/5

Hãng sản xuất chip Nvidia công bố doanh thu của quý II không đạt được kỳ vọng sau khi công ty này công bố báo cáo kinh doanh. Cổ phiếu của Nvidia chốt phiên giảm hơn 6%, khiến các cổ phiếu của công ty đối thủ như AMD và Broadcom cũng giảm theo, với mức giảm tương ứng là 2,2% và 1,1%.

Ngược lại, một số cổ phiếu liên quan đến lĩnh vực năng lượng sạch đều tăng giá sau khi Thượng viện Mỹ phê chuẩn Đạo luật Giảm lạm phát do Tổng thống Joe Biden khởi xướng. Trong dự luật này có cả kế hoạch rót nhiều tỷ USD cho việc chống biến đổi khí hậu. Theo dự kiến ban đầu, dự luật này sẽ được Hạ viện Mỹ thông qua ngay trong tuần này.

Trong phiên ngày hôm qua, cổ phiếu của Disney đã tăng hơn 2%, trở thành trục cột giúp cho Dow Jones đã tránh được một phiên giảm giá. 

Tính đến tuần trước, chứng khoán Mỹ đã tăng trong 3 tuần liên tiếp. Tuy nhiên, đà tăng này đã không còn giữ vững sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm vào tháng 7, kết quả tốt hơn nhiều so với dự báo hôm thứ Sáu tuần trước.

Dữ liệu việc làm khả quan chính là tín hiệu cho thấy nền kinh tế Mỹ hiện không bị suy thoái, tuy nhiên, điều này cũng củng cố thêm khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ để thực hiện công cuộc chống lại lạm phát. Việc Fed có thể tiếp tục duy trì nâng lãi suất với bước nhảy lớn hơn có thể khiến cho nền kinh tế rơi vào suy thoái trong cuối năm nay hoặc sang năm 2023, theo dự báo của các chuyên gia kinh tế.


Mỹ đã tạo thêm 528.000 việc làm trong tháng 7/2022, vượt xa mức dự báo của giới phân tích
Mỹ đã tạo thêm 528.000 việc làm trong tháng 7/2022, vượt xa mức dự báo của giới phân tích

“Câu hỏi được đặt ra lúc này là liệu đợt tăng vừa rồi của thị trường có còn đà để tiếp tục hay không. Chắc chắn đây là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang cải thiện trong những tháng qua để có thể đảm bảo cho thị trường đang tăng thêm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ố tố khác để có thể kết luận chúng ta đã gần bờ hay chưa”, theo nhận định của chiến lược gia Angelo Kourkafas của Edward Jones với hãng tin CNBC.

Tâm điểm khiến các nhà đầu tư chú ý trong tuần này sẽ là báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 7, dự kiến sẽ được Bộ Lao động Mỹ công bố vào thứ Tư. Số liệu này được coi là căn cứ để thị trường xác định xem liệu Fed sẽ nâng lãi suất bao nhiêu trong cuộc họp vào tháng 9 tới đây.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London đã tăng 1,8%, chốt phiên ở 96,65 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau trên thị trường New York đã tăng 1,95%, chốt phiên ở mức 90,76 USD/thùng.

Hiện tại, giá dầu thô đang nằm gần với vùng thấp nhất 6 tháng được thiết lập vào tuần trước. Nỗi lo về suy thoái kinh tế sẽ diễn ra trong thời gian tới đã dẫn đến sự suy giảm của nhu cầu tiêu thụ năng lượng, điều này đã khiến cho giá dầu Brent giảm 13m,7% và giá dầu WTI đã giảm 9,7% so với tuần trước. Đây là mức giảm giá mạnh nhất của dầu Brent kể từ tháng 4/2020.

Trong phiên thứ Sáu tuần trước, nhờ báo cáo việc làm khả quan của Mỹ mà giá dầu đã hồi phục một phần những cú giảm liên tiếp cũng trong tuần đó.

“Một lần nữa, các yếu tố vĩ mô đã quay trở lại và tác động lên thị trường, đặc biệt là báo cáo việc làm được công bố vào hôm thứ Sáu cho thấy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu sẽ còn tăng thêm”, theo nhận định của quản lý quỹ John Kilduff của Again Capital với hãng tin Reuters.

Phiên đầu tuần này, giá dầu đã được hỗ trợ bởi dữ liệu đến từ Trung Quốc cho thấy xuất khẩu của nước này trong tháng 7 đã tăng mạnh hơn dự báo trước đó của các chuyên gia phân tích. 

Trên thị trường châu ÂU, dòng chảy dầu thô cùng những sản phẩm dầu đến từ Nga vẫn đang tiếp tục. Tuy nhiên theo kế hoạch, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp lệnh cấm vận dầu Nga từ ngày 5/12. Lệnh cấm này có thể khiến cho nguồn cung dầu trên toàn cầu bị thắt chặt hơn trước. 

Theo các nhà phân tích của ngân hàng Goldman Sachs, họ nghiêng về khả năng giá dầu sẽ tiếp tục tăng vì thị trường vẫn đang bị thiếu hụt về nguồn cung nhiều hơn so với những kỳ vọng của họ trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều số liệu và thông tin gây bất lợi cho giá dầu, điều này có thể khiến cho giá dầu sút giảm trở lại bất kỳ lúc nào trong thời gian tới.

Cũng theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới thì bình quân khối lượng nhập khẩu dầu thô của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong tháng 7 là 8,79 triệu thùng/ngày, con số này đã tăng từ mức thấp nhất trong 4 năm được ghi nhận trong tháng 6 năm nay, tuy nhiên con số này vẫn ít hơn 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. 

Trong tuần trước, sau khi tăng mạnh lãi suất để góp phần chống lạm phát, Ngân hàng trung ương Anh (BOE) cũng đã cảnh báo về khả năng xảy ra một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài ở quốc gia này.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

8 giờ trước

Động lực từ Fintech

8 giờ trước

Thị trường IPO London phục hồi chậm do đâu?

8 giờ trước

Động lực phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng đến từ đâu?

1 ngày trước

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

1 ngày trước