Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ cùng lao dốc vì dữ liệu lạm phát “nóng”

Thứ sáu, 17/02/2023-10:02
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm, sau khi thống kê cho thấy lạm phát ở mức cao hơn dự báo cùng với số đơn xin thất nghiệp lần đầu giảm xuống, làm củng cố thêm khả năng Fed tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.

Theo Doanh nghiệp và Kinh doanh, thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 16/2 suy yếu sau khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 1 lên cao hơn so với dự kiến và số người xin trợ cấp thất nghiệp cũng giảm xuống. Các số liệu này đã cho thấy có thể Fed sẽ nâng lãi suất mạnh hơn để đưa lạm phát về ngưỡng mục tiêu dài hạn.

Theo đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 431 điểm, tương đương 1,26%, kết phiên ở gần 33.697 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,38% còn 4.090 điểm. Trong khi đó, chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite sụt giảm nhiều nhất khi mất 1,78% và dừng ở 11.856 điểm.


Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ cùng đi xuống trong phiên 16/2
Cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ cùng đi xuống trong phiên 16/2

Cổ phiếu Microsoft và Disney lần lượt giảm 2,66% và 3,12%, đã tác động lớn nhất vào đà đi xuống của Dow Jones. Phiên vừa qua, cổ phiếu Tesla mất 5,69% sau khi thông báo triệu hồi gần 363.000 xe điện do lỗi phần mềm tự lái có vấn đề.

Sáng ngày 16/2, Bộ Lao động Mỹ đã thông báo chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 1 tăng 0,7% so với tháng trước đó, ,ức này cao hơn nhiều so với mức 0,4% mà các nhà kinh tế của Dow Jones dự báo.

Số người xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 11/2 là 194.000 người, giảm so với mức 190.000 của tuần liền trước và trái ngược với dự báo tăng 200.000 mà Dow Jones khảo sát các nhà kinh tế.

Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và doanh số bán lẻ tháng 1 đều cơ hơn so với dự báo của các chuyên gia. Điều này cho thấy có thể Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ phải nâng lãi suất mạnh tay hơn kỳ vọng của thị trường để chống lạm phát.

Việc thị trường lao động tiếp tục vận hành tốt cũng như người tiêu dùng vẫn mua sắm mạnh tay đồng nghĩa với việc nền kinh tế vẫn đang hoạt động tốt bất chấp 7 đợt tăng lãi suất liên tiếp của Fed. Do đó, Fed có thể tiếp tục thắt chặt tiền tệ mà không cần phải quá lo lắng về nguy cơ suy thoái kinh tế.

Hồi đầu tháng 2 vừa qua, ngân hàng trung ương Mỹ đã nâng lãi suất lần thứ 8 và các quan chức cho biết sẽ không sớm dừng lại.

Ngày 16/2, ông James Bullard, Chủ tịch chi nhánh St. Louis của Fed cho biết, ông từng ủng hộ việc tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 31/1 và 1/2 vừa qua và có thể tiếp tục ủng hộ động thái này ở cuộc họp tháng 3 sắp tới.

Cũng trong ngày 16/2, bà Loretta Mester, Chủ tịch chi nhánh Cleveland của Fed cũng nhấn mạnh rằng lãi suất cần phải tăng mạnh hơn. Cả ông Bullard và bà Mester đều không được biểu quyết trong các cuộc họp quyết định lãi suất của Fed nhưng cả 2 đều được tham gia cuộc họp và nêu ý kiến.


 
 

Trước đó, năm 2022, Fed từng nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong 4 cuộc họp liên tiếp, sau đó giảm còn 50 điểm cơ bản trong cuộc họp tháng 12 và tiếp tục rút xuống còn 25 vào cuộc họp ngày 31/1 - 1/2 vừa qua. Theo ý kiến của các quan chức Fed nói trên, ngân hàng trung ương Mỹ nên quay lại mức tăng 50 điểm cơ bản trong cuộc họp ngày 21 - 22/3 tới đây.

Ông Mike Loewengart, Giám đốc xây dựng mô hình danh mục tại Morgan Stanley cho rằng, hai chỉ số giá được công bố tuần này đều cho thấy lạm phát cao dai dẳng và cuộc chiến vẫn chưa kết thúc, đặc biệt là số liệu PPI hôm nay đã ghi nhận mức tăng cao nhất so với tháng liền trước kể từ tháng 6/2022.

Vị chuyên gia nói thêm rằng, không có gì đáng ngạc nhiên khi thị trường giảm điểm trong bối cảnh hy vọng về việc Fed nới lỏng chính sách trong những tháng tới phai nhạt dần. Theo đó, nhà đầu tư cần nhận ra rằng lạm phát có thể sẽ không nhanh chóng quay lại mức bình thường như nhiều người kỳ vọng, do đó thị trường sẽ biến động hơn.

Trong phiên 16/2, tất cả 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 đều sụt giảm. Trong đó, cổ phiếu viễn thông, bất động sản và công nghệ là những nhóm giảm mạnh hơn thị trường chung. So với hồi đầu năm, S&P 500 hiện cao hơn 6,5%, còn Dow Jones và Nasdaq Composite tăng lần lượt 1,7% và 13,3%.


Tất cả 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 đều đóng cửa trong sắc đỏ
Tất cả 11 nhóm cổ phiếu thuộc S&P 500 đều đóng cửa trong sắc đỏ

Giá dầu cùng đi xuống

Về diễn biến thị trường năng lượng, giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London giảm 0,24 USD/thùng, còn 85,14 USD/thùng. Giá dầu WTI giao sau tại thị trường New York giảm 0,1 USD/thùng, còn 78,49 USD/thùng.

Bên cạnh nỗi lo về lãi suất tăng, giá dầu trong phiên này còn chịu áp lực giảm từ việc đồng USD có thời điểm tăng giá lên mức cao nhất 6 tuần.

Giá dầu Brent đã dao động trong vùng 80-90 USD/thùng trong vòng 6 tuần qua. Trong khi giá dầu Brent dao động từ 72-83 USD/thùng suốt từ tháng 12. Dù vậy, bên cạnh áp lực giảm, giá dầu vẫn đang được nâng đỡ bởi kỳ vọng về sự phục hồi của nhu cầu tiêu thụ dầu ở Trung Quốc. Trong tuần này, cả Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) và Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đều nâng dự báo về nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu năm 2023.

Trong phát biểu ngày thứ năm, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Saudi Arabia, hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho biết, thỏa thuận cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày mà OPEC+ đang thực thi sẽ được duy trì đến hết năm nay. Đồng thời ông Abdulaziz cũng tỏ ra thận trọng về nhu cầu của Trung Quốc.

Trên thị trường tiền điện từ, giá Bitcoin hôm nay rơi xuống dưới mốc 24.000 USD, sau khi bất ngờ tăng 10% vào phiên trước. Thời điểm 7h (theo giờ Việt Nam), giá đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới đứng ở mức 23.549 USD, giảm hơn 3% so với cách đó 24 tiếng. Tuy nhiên, trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá Bitcoin vẫn tăng khoảng 7,9%.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

2 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

4 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

5 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

5 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

14 giờ trước