Tỷ lệ lạm phát trên thế giới không đồng nhất: Việt Nam khoảng 3%, nhiều nước lên tới 100-200%

Thứ tư, 06/07/2022-00:07
Lạm phát mới chỉ tăng khoảng hơn 3% nhưng đã gây đến ảnh hưởng không nhỏ tới chi tiêu của các hộ gia đình tại Việt Nam. Tuy nhiên, nước ta hiện thuộc nhóm quốc gia có tốc độ tăng giá cả tương đối thấp. Ở nhiều nơi trên thế giới, tỷ lệ lạm phát đã tăng vọt lên tới 200%.

Theo Vietnambiz, với cuộc xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine và nhu cầu tiêu dùng của thế giới trở lại sau đại dịch Covid-19, lạm phát đang ở mức cao nhất trong hàng thập kỷ tại nhiều quốc gia.

Theo số liệu từ Tổng Cục thống kê (GSO), tỷ lệ lạm phát tháng 6 năm nay của Việt Nam là 3,37% - mức cao nhất trong vòng gần hai năm qua. Lạm phát của Việt Nam chịu ảnh hưởng do giá nhiên liệu tăng cao, nguyên nhân chủ yếu từ cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine và nhu cầu toàn thế giới tăng mạnh.

Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia khác trên thế giới thì mức lạm phát của Việt Nam trong thời gian vừa qua là khá thấp do tự chủ được trong sản xuất lương thực, kinh tế phục hồi mạnh và các chính sách hỗ trợ.

Dưới đây là bản đồ tổng hợp lạm phát của đa số các nước trên thế giới, với số liệu cập nhật mới nhất kể từ tháng 3 năm nay (thời điểm sau khi xung đột giữa Nga - Ukraine diễn ra).


Việt Nam cùng một số quốc gia châu Á và các nhà xuất khẩu dầu mỏ là số ít những nước có mức lạm phát dưới 4%. Nguồn: Trading Economics. Ảnh: Vietnambiz
Việt Nam cùng một số quốc gia châu Á và các nhà xuất khẩu dầu mỏ là số ít những nước có mức lạm phát dưới 4%. Nguồn: Trading Economics. Ảnh: Vietnambiz

Bức tranh không đồng nhất

Các quốc gia châu Á, trừ Mông Cổ, Bangladesh và một số nước Trung Á, đều có mức lạm phát thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới.

Đông Âu là một trong những khu vực chịu mức lạm phát cao kỷ lục trong vòng hàng thập kỷ, với các nước Baltic chạm ngưỡng 20%. Tỷ lệ lạm phát của Nga, Ukraine và Belarus cũng đều là hai con số, do ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc xung đột đang diễn ra (trên đất Ukraine) và các lệnh trừng phạt của phương Tây (đối với Nga và Belarus).

Khu vực Tây Âu, mặc dù không có nhiều quốc gia có lạm phát hai con số nhưng đang chịu tác động nặng nề từ giá nhiên liệu tăng cao. Tây Ban Nha và Anh đang đối mặt với tốc độ tăng giá chưa từng thấy trong vòng 40 năm qua.


Lạm phát tại châu Âu và Mỹ đều đang cao nhất trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Vietnambiz
Lạm phát tại châu Âu và Mỹ đều đang cao nhất trong nhiều thập kỷ. Ảnh: Vietnambiz

Câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra tại Bắc Mỹ, khi nền kinh tế số một thế giới liên tục phá vỡ kỷ lục về lạm phát. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải can thiệp bằng cách tăng lãi suất 3 lần và làm dấy lên nguy cơ suy thoái kinh tế.

Lạm phát tại châu Phi, Nam Mỹ không đồng nhất, tùy thuộc vào tình hình chính trị và kinh tế của mỗi quốc gia.


Giá năng lượng chỉ là một những yếu tố đang gây ra lạm phát cho từng quốc gia hiện nay. Ảnh: Vietnambiz
Giá năng lượng chỉ là một những yếu tố đang gây ra lạm phát cho từng quốc gia hiện nay. Ảnh: Vietnambiz

Nhìn chung, năng lượng và thực phẩm chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới lạm phát. Một số quốc gia xuất siêu những loại hàng hóa này như Nga, Brazil, Iran vẫn hứng chịu mức độ tăng giá cả chóng mặt.

Dưới đây là một số nước có tỷ lệ lạm phát trên 50%.

Lebanon

Lebanon (Li Băng) dẫn đầu trong danh sách, với mức lạm phát khủng khiếp là 211% ghi nhận được vào tháng 5 năm 2022. Kể từ đầu năm 2020, giá cả tại quốc gia Bắc Phi này đã tăng phi mã và luôn ở mức 2 hoặc 3 con số.

Theo tờ Al Jazeera, các nhà chức trách Lebanon đổ lỗi cho lạm phát toàn cầu và cuộc xung đột chính trị Nga - Ukraine ảnh hưởng đến giá nhiên liệu và thực phẩm. Tuy vậy, theo nhiều chuyên gia, nguyên nhân chính đến từ việc chính phủ nước này thất bại trong việc bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ và đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu.

Zimbabwe


Zimbabwe phải in tờ tiền 100.000 tỷ đô la vào năm 2009 so siêu lạm phát khiến cho tiền tệ mất giá. Ảnh: BBC
Zimbabwe phải in tờ tiền 100.000 tỷ đô la vào năm 2009 so siêu lạm phát khiến cho tiền tệ mất giá. Ảnh: BBC

Người dân Zimbabwe cũng đang phải gánh chịu lạm phát 191% ghi nhận vào tháng 6 năm 2022. Vào giai đoạn từ năm 2007-2009, quốc gia này cũng đã từng đối mặt với siêu lạm phát, khiến cho đồng nội tệ mất giá hàng tỷ phần trăm.

Trong giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch Covid-19, tốc độ tăng giá của quốc gia này lại một lần nữa vượt mức 3, gần 4 con số. Mặc dù lạm phát có xu hướng ổn định vào nửa cuối năm 2021, đầu năm 2022 nhưng khủng hoảng địa chính trị tại Ukraine, một lần nữa khiến tỷ lệ lạm phát tại đây vượt ngưỡng 100%.

Venezuela


Tỷ lệ lạm phát 167,15% trong tháng 5 của Venezuela không đến mức tồi tệ nếu phải so sánh với thời điểm đầu năm 2019. Ảnh: Vietnambiz
Tỷ lệ lạm phát 167,15% trong tháng 5 của Venezuela không đến mức tồi tệ nếu phải so sánh với thời điểm đầu năm 2019. Ảnh: Vietnambiz

Vào tháng 5 năm nay, lạm phát của Venezuela là 167,15%. Đối với quốc gia Nam Mỹ này, lạm phát 3 con số là thông tin tốt, bởi chỉ một năm trước đó thôi, tỷ lệ lạm phát của quốc gia này là hơn 2500%.

Mặc dù nằm trong danh sách các quốc gia có lạm phát cao nhất thế giới, song tình hình giá cả của Venezuela trên thực tế đang được cải thiện nhờ giá nhiên liệu tăng kỷ lục, giúp cho nhà nước có thêm nguồn thu và chính phủ nới lỏng các chính sách kiểm soát kinh tế.

Thổ Nhĩ Kỳ

Lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đà tăng gần chạm 79% vào tháng 6 năm 2022. Tốc độ tăng chóng mặt tại nước này một phần do giá thực phẩm và nhiên liệu cao, nhưng cũng đồng thời do chiến lược tiền tệ kỳ lạ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Thay vì tăng lãi suất để chống lạm phát thì Thổ Nhĩ Kỳ lại làm ngược lại. Kết quả là mức lạm phát vốn đã cao (khoảng 20%) vào cuối năm 2021, đã nhảy vọt lên gần 80% vào quý II năm 2022.


Thổ Nhĩ Kỳ liên tục hạ lãi suất trong khi lạm phát vẫn ở mức 2 con số. Ảnh: Vietnambiz
Thổ Nhĩ Kỳ liên tục hạ lãi suất trong khi lạm phát vẫn ở mức 2 con số. Ảnh: Vietnambiz

Argentina

Theo Bloomberg, trong suốt thập kỷ qua, lạm phát tại Argentina chưa khi nào xuống dưới 10%. Lạm phát cao được coi như căn bệnh cố hữu của nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực Mỹ Latinh.

Mặc dù chính phủ và ngân hàng trung ương đã thử một loại các biện pháp nhưng Argentina vẫn không thể nào làm chậm lại đà tăng giá cả. Khủng hoảng địa chính trị giữa Nga - Ukraine xảy ra như đổ thêm dầu vào lửa, khiến cho lạm phát vượt mức đỉnh hồi đầu năm 2019. Tháng 5 vừa qua, chỉ số giá tiêu dùng của Argentina tăng 60,7% so với cùng kỳ năm 2021.

Sri Lanka

Nền kinh tế của quốc đảo nằm ở Ấn Độ Dương này phụ thuộc vào du lịch quốc tế. Và trong hai năm đại dịch Covid xảy ra, việc đi lại trên toàn cầu gần như bị đóng băng. Kết quả là chính phủ luôn trong tình trạng thiếu tiền mặt và phải vay nợ để chi tiêu.

Cuộc khủng hoảng chính trị giữa Nga - Ukraine đã khiến thâm hụt ngân sách của Sri Lanka ngày càng trầm trọng, trong khi giá các hàng hóa nhập khẩu, từ nhiên liệu, thực phẩm tới thuốc men tăng phi mã. Vào tháng 4 năm nay, Sri Lanka đã vỡ nợ. Tỷ lệ lạm phát tháng 6 lên tới 54,6%.

Iran

Tehran đã phải đối mặt với mức lạm phát 2 con số vào năm 2018 khi Mỹ tiến hành các biện pháp trừng phạt do thỏa thuận hạt nhân đổ vỡ. Vào đầu năm 2022, giá cả lại một lần nữa tăng nhanh, nguyên nhân chủ yếu tới từ thực phẩm như ngũ cốc, dầu ăn... Vào tháng 6 năm nay, tỷ lệ lạm phát của Iran đạt 52,5%.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Số hoá, xanh hoá nền kinh tế: “Nước không chỉ đến chân, mà đã đến cổ”

6 phút trước

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

14 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

16 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

17 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

20 giờ trước