Trong cơn sốt chuyển đổi năng lượng, những kẻ gây ô nhiễm được "hô biến" thành anh hùng

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Có những kim loại là thành phần quan trọng để có thể đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không nhưng lượng carbon mà hoạt động khai thác chúng thải ra bị che khuất sau màn mây.

Theo Nhịp sống kinh tế, khi thế giới hướng tới những công nghệ năng lượng ít ô nhiễm hơn, nhu cầu về kim loại dùng trong pin, xe điện, tấm pin năng lượng mặt trời hiện đang có xu hướng tăng cao. Điều đó mang lại gấp đôi doanh thu cho những công ty khai khoáng.

Những công ty này không chỉ được hưởng lợi từ việc giá kim loại tăng và thu hút được khách hàng mới, họ còn có cơ hội xây dưng lại thương hiệu và trở thành những anh hùng vì môi trường.

Khai thác khoáng sản vốn là một trong những ngành thải ra nhiều carbon nhất thế giới. Theo McKinsey & Co., lượng carbon của ngành khai thác chiếm tới 4-7% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu.

Những nhà môi trường từ lâu đãl lập luận rằng ngành công nghiệp khai khoáng cũng gây hại cho hành tinh theo nhiều cách khác nhau, ví dụ như làm gia tăng thêm tình trạng thiếu nước và làm giảm đa dạng sinh học.

Nhưng trong bài diễn thuyết và những báo cáo hoa mỹ của những giám đốc, ngành công nghiệp này cho rằng việc khai thác sẽ rất quan trọng nếu thế giới muốn thành công trong việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0.


 
 

Nhưng trong bài diễn thuyết và những báo cáo hoa mỹ của nhiều giám đốc, ngành công nghiệp này cho rằng việc khai thác sẽ vô cùng quan trọng nếu thế giới muốn thành công trong việc đạt được mức phát thải ròng bằng 0.

Trong một báo cáo gần đây, công ty khai thác Australia BHP và nhà quản lý tài sản châu Âu LGIM lập luận rằng không hề nói quá khi cho rằng việc chuyển đổi năng lượng sẽ không diễn ra nếu thiếu năng lượng các khoảng sản quan trọng.

Nhiều nhà phân tích hàng hoá đồng ý rằng nhu cầu về nguyên liệu thô sẽ tăng lên khi thế giới chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo.

Những vị cứu tinh của tương lai như xe điện, tuabin gió tới cần đến đồng, niken, coban, đất hiếm và những kim loại khác. Kỳ vọng về nhu cầu gia tăng đã đẩy giá nhiên liệu tăng, đây là hiện tượng "lạm phát xanh" và điều này đang tác động tiêu cực đến ngành năng lượng tái tạo.

Theo BloombergNEF, trong lĩnh vực năng lượng gió, giá tubin đã tăng lên mức 9% trong nửa cuối năm 2021. Khoảng 34% vốn của một trang trại gió ngoài khơi dùng để chi cho những tuabin. Trên đất liền, con số này lên đến 70% theo Joyce Lee, người đứng đầu chính sách và dự án tại Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu.


 
 

Được biết, giá nguyên liệu thô tăng có thể khiến cho một dự án mới bất khả thi về mặt kinh tế, đồng thời sẽ xoá sạch thành quả cắt giảm chi phí sản xuất của các nhà máy sau rất nhiều năm nỗ lực. Lee nói rằng điều này có thể làm chậm đi quá trình triển khai năng lượng gió.

Ngân hàng Thế giới dự đoán rằng việc sản xuất những khoáng chất như than chì, lithium và coban vào năm 2050 cần tăng tới 500% so với năm 2018 để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng nhiều về công nghệ năng lượng sạch.

Đồng chủ tịch của London Mining Network, Andy Whitmore cho biết rằng nhóm của ông đã đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh giả định rằng khai khoáng là một giải pháp cho biến đổi khí hậu. Trước những tác động của ngành đối với môi trường, hạn chế sẽ tốt hơn là tăng cường khai thác và kìm hãm việc sử dụng toàn bộ những nguồn tài nguyên.

Ông cho biết rằng không phải tất cả những khoáng chất được khai thác có liên quan tới chuyển đổi năng lượng. Đối với những kim loại có liên quan, chúng cũng không chỉ để phục vụ cho công nghệ năng lượng tái tạo mà còn dùng để chế tạo vũ khí hoặc phục vụ công nghiệp hoá nói chung.

Câu chuyện về những nhà khai thác khổng lồ hiện đang đóng vai anh hùng trong quá trình chuyển đổi là một nỗ lực để đổi mới thương hiệu của ngành. Việc này cũng tương tự như đổi tên những công ty thành những "nhà khai thác bền vững" và "nhà khai thác có trách nhiệm".


 
 

Một nhà vận động về khí hậu và năng lượng của Tổ chức Greenpeace Nhật Bản, Daniel Read cho biết rằng ngành khai thác khoáng sản phải khẩn trương đạt được mô hình sản xuất không phát thải. Ông nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp này chưa trở nên xanh hơn đơn giản vì đầu ra hiện nay đang phục vụ cho ngành năng lượng tái tạo.

Những công ty khai thác cho biết rằng họ hiện đang nỗ lực để có thể cắt giảm đi được lượng khí thải từ hoạt động sản xuất. Theo McKinsey, những mục tiêu giảm phát thải hiện nay do những công ty khai thác công bố nằm trong khoảng từ 0 - 30% vào năm 2030.

Nhà sản xuất lithium hàng đầu thế giới đến từ Mỹ, Albemarle cho biết rằng họ đang chịu nhiều áp lực trong việc giảm lượng khí thải carbon cũng như hiển thị thêm dữ liệu để chứng minh những tiến bộ mà họ đạt được.

Những nhà hoạt động và chuyên gia cho rằng những công ty khai thác cần phải cung cấp nhiều thông tin hơn trước khi lời tuyên bố đưa thế giới hướng tới phát thải ròng bằng 0 được chấp thuận.


 
 

Nhiều người đã chỉ ra rằng những công ty khai khoáng tập trung vào nỗ lực cắt giảm lượng khí thải liên quan tới sản xuất, mà không thảo luận về lượng khí thải do khách hàng sử dụng kim loại và khoáng sản mà họ đã khai thác.

Một chuyên gia về khai thác bền vững và là phó giáo sư tại Đại học Tokyo, Shinsuke Murakami cảnh báo những nhà đầu tư đừng để bị lôi cuốn bởi những tuyên bố công khai về sự tiến bộ của các nhà khai thác mà hãy dựa vào dữ liệu đầy đủ hơn về những hoạt động tổng thể của họ.

Murakami nói thêm rằng ngay cả khi lượng khí thải carbon được cải thiện, những bên thứ ba vẫn khó mà đánh giá được những tác động môi trường khác, chẳng hạn như thiếu nước và đa dạng sinh học.

Murakami nói rằng: "Nhiều công ty khai thác nên tự nguyện công khai thông tin để những bên thứ ba có thể đánh giá được một cách khách quan những nỗ lực về môi trường của họ".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

2 giờ trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

2 giờ trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

3 giờ trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

4 giờ trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

7 giờ trước