meeyland app
Meey Land
Sàn giao dịch bất động sản
Tải ứng dụng

Trà đá, mớ rau… cũng chuyển khoản và sự bùng nổ thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ sáu, 24/05/2024-06:05
00:00/00:00
Nam miền bắc
Đi cùng với sự phát triển của công nghệ, xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng thay đổi, trong đó xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng nhanh chóng.

Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng tích cực với hơn 182 triệu tài khoản của cá nhân tính đến cuối 2023, tăng 21,8% so với cùng kỳ 2022.

Trong tháng 1/2024, giao dịch không dùng tiền mặt tăng 63,3% về số lượng và hơn 41% về giá trị so với cùng kỳ 2023. Trong đó, qua kênh internet tăng 57,85% về số lượng và 32,43% về giá trị, qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 68,54% và 41,12%, còn qua mã QR tăng 892,95% và 1.062,01%...; còn tính đến hết quý 1/2024, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tăng 56,57% về số lượng và 31,35% về giá trị.

Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh
Thanh toán không dùng tiền mặt tăng mạnh

Theo các đơn vị nghiên cứu, ví điện tử cũng có sự tăng trưởng mạnh với hơn 36,23 triệu ví; tổng số tiền trên các ví này là khoảng 2,96 nghìn tỷ đồng.

Báo cáo do Visa thực hiện mới đây cho thấy, 65% người tiêu dùng tại Việt Nam hiện mang ít tiền mặt hơn so với trước COVID-19 và có tới 76% người sử dụng ví điện tử; hơn 80% người sử dụng thanh toán thẻ, giao dịch mã QR, ví điện tử hàng tuần.

Chia sẻ với phóng viên, anh Lê Trọng An (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết hiện nay anh mang theo rất ít tiền mặt trong người, bởi việc thanh toán các giao dịch hàng ngày như uống cà phê, ăn uống, mua sắm, thanh toán các dịch vụ… đều thông qua chuyển khoản.

“Việc mang theo tiền mặt có lẽ chỉ dùng trong một số trường hợp như uống trà đá. Thậm chí hầu hết các quán trà đá hiện nay đều có thể thanh toán qua hình thức chuyển khoản”, anh An nêu.

Người dân đi uống cà phê, trà đá... và thanh toán rất nhiều dịch vụ qua internet
Người dân đi uống cà phê, trà đá... và thanh toán rất nhiều dịch vụ qua internet

Chị Lê Thị Tâm (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng chung quan điểm. Chị cho biết việc nộp phí các dịch vụ công, học phí, tiền điện, nước, mua hàng online, thậm chí ở nhiều cây xăng cũng đã cho phép thanh toán không dùng tiền mặt. Do đó, việc thực hiện giao dịch bằng tiền mặt của chị và những người xung quanh đã giảm mạnh.

“Dù hiện nay có nhiều hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tiện dụng như visa, QR code, ví VETC… để khách hàng có thể lựa chọn, nhưng tôi vẫn mang theo một số tiền nhỏ trong người phòng khi điện thoại hết pin hoặc bị ngắt kết nối internet”, chị Tâm nêu.

Theo kết quả nghiên cứu thái độ thanh toán người dùng 2023 do Visa tổ chức, xu hướng số hóa liên tục tăng ở Việt Nam. Ngoài ra, các doanh nghiệp tăng cường sự cạnh tranh trong bối cảnh mới cũng là trợ lực thúc đẩy thanh toán số phá triển. Trong đó, ví điện tử và thanh toán trực tuyến ngày càng phổ biến và thanh toán thông minh (smart checkout) hay tài chính nhúng (embedded finance) cho phép giao dịch liền mạch trên các ứng dụng điện thoại, trang web thu hút đông đảo người dùng.

Những xu hướng mới...

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho biết, đi cùng với sự phát triển của internet và chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực, cũng như độ phủ lớn của smartphone, việc thanh toán không dùng tiền mặt bùng nổ, thay đổi hành vi tiêu dùng là xu thế tất yếu.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính

Ông Thịnh cho biết các dịch vụ công hầu hết đã chuyển sang thanh toán điện tử, người dân, doanh nghiệp cũng số hoá rất nhiều trong hoạt động của mình. Điều này giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động thanh toán.

Theo ông Thịnh, để thúc đẩy thanh toán điện tử, cần xây dựng hệ sinh thái thanh toán an toàn, tiện dụng, trong đó có sự tham gia của nhiều bên như ngân hàng, các công ty fintech, cơ quan quản lý… Trong đó, việc hoàn thiện hành lang pháp lý, đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ cũng như các động thái tăng cường bảo mật dữ liệu… là yếu tố rất quan trọng.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào cũng cho rằng, xu hướng tiêu dùng không dùng tiền mặt mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế, cũng như góp phần thúc đẩy đổi mới, sáng tạo.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào
Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào

Theo các chuyên gia, có 3 xu hướng lớn sẽ định hình tương lai thanh toán tại Việt Nam.

Cụ thể, bối cảnh thanh toán sẽ trở nên đa dạng hơn - mở ra cơ hội cho bên tham gia. Từ thực tế Việt Nam đang từng bước tiến gần hơn tới mục tiêu xã hội không dùng tiền mặt, bối cảnh thanh toán sẽ tiếp tục chứng kiến nhiều thay đổi trong thời gian tới, dự báo sự tham gia của các bên sở hữu những sáng kiến hữu ích phục vụ cộng đồng. Điều này sẽ góp phần tạo nên hệ sinh thái thanh toán toàn diện hơn, đồng thời cũng mở ra cơ hội cho tất cả các bên tham gia.

Đi cùng với cơ hội là thách thức, theo đó, đơn vị kinh doanh, tổ chức tài chính, công ty công nghệ tài chính và nhà cung cấp dịch vụ thanh toán cần chuẩn bị sẵn sàng để định hình những bước đi tiếp theo, phù hợp với môi trường cạnh tranh phức tạp hơn này.

Xu hướng tiếp theo là khách hàng kỳ vọng cao hơn về trải nghiệm thương mại điện tử và doanh nghiệp cần đáp ứng tối đa kỳ vọng này để tồn tại và phát triển

Kỳ vọng của khách hàng đang thay đổi và điều này sẽ có những ảnh hưởng đáng kể tới cách doanh nghiệp đáp ứng thị trường. Trong đó, những hoạt động kinh doanh được đánh giá cao trước đây như đáp ứng nhu cầu tiêu dùng căn bản, có mặt trên đa dạng kênh bán hàng… sẽ không còn đáp ứng đầy đủ trong điều kiện mới.

Tương lai của thương mại sẽ kết hợp nhiều “điểm chạm” (touchpoint) hơn, với cơ hội tiêu dùng diễn ra ở khắp mọi nơi và sản phẩm cũng như trải nghiệm mua sắm sẽ mang theo nhiều màu sắc mới nhờ đổi mới, sáng tạo đang diễn ra từng ngày trên không gian số.

3 xu hướng mới trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam
3 xu hướng mới trong thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Nhà bán lẻ cần các giải pháp thanh toán phù hợp để đáp ứng kỳ vọng cao hơn này từ phía khách hàng, từ đó bắt kịp với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và trải nghiệm thanh toán không tiếp xúc tại Việt Nam.

Ngoài ra, doanh nghiệp và người tiêu dùng cần công cụ để tự bảo vệ mình trước những hình thức gian lận mới.

Báo cáo Thương mại điện tử và Gian lận Toàn cầu năm 2024 do Visa thực hiện nhấn mạnh các lạm dụng chính sách/hoàn tiền và gian lận thân thiện (hay còn gọi là gian lận từ bên thứ nhất, first-party misuse) là hai hình thức gian lận phổ biến nhất, ảnh hưởng đến gần một nửa số đơn vị kinh doanh bán lẻ trên toàn cầu.

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, người dùng đang đòi hỏi cần có hình thức thanh toán an toàn cùng với chính sách quản lý tranh chấp và gian lận mạnh mẽ, hiệu quả hơn để đảm bảo niềm tin trong giao dịch./.

Bùi Trí Lâm
Theo: kinhdoanhvaphattrien.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

Chung cư chiếm sóng thị trường bất động sản 2024

Cần khuyến khích các ngân hàng thương mại tham gia gói 120.000 tỉ đồng ngoài "Big 4"

Sắp có tiêu chuẩn cho chung cư mini dưới 7 tầng, nhà ở riêng lẻ cho thuê trọ

Giá vàng giữa các ngân hàng lệch nhau tới 5 triệu đồng/lượng: Có đáng quan ngại?

Tin mới cập nhật

Chợ online sôi động, chợ truyền thống ế ẩm

3 giờ trước

Apple bị kiện vì phân biệt, trả lương quá thấp cho lao động nữ

3 giờ trước

Cuộc đua hút vốn của các startup công nghệ bất động sản

10 giờ trước

Phân khúc nào có mức tăng trưởng tốt nhất 2 quý đầu năm

13 giờ trước

Siêu dự án sân golf rộng 500ha sắp triển khai ở Phú Thọ

13 giờ trước