Thị trường Trung Quốc khôi phục sẽ giúp ngành du lịch Việt Nam khởi sắc hơn sau quý 1/2023

Thứ hai, 26/12/2022-22:12
Thời điểm hiện tại, thị trường khách nội địa vẫn là động lực chính của ngành du lịch Việt. Tính đến tháng 11 năm nay, hoạt động du lịch nội địa ghi nhận 96,3 triệu lượt khách nội địa - con số vô cùng ấn tượng khi đã vượt mức 85 triệu tổng lượng khách nội địa của cả năm 2019 - trước khi dịch Covid-19 bùng nổ.

Thị trường khách Ấn Độ tăng trưởng ấn tượng

Hiện nay, hầu hết các nước đã ghi nhận quá trình khôi phục gần như bằng với mức trước khi dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2019, hoạt động kinh doanh khách sạn tại khu vực Đông Nam Á mới chỉ đạt được khoảng 70% công suất. 

Trước khi xảy ra đại dịch, Trung Quốc vốn là thị trường khách du lịch lớn nhất trên thế giới. Tính riêng trong năm 2019, người dân nơi đây đã thực hiện được hơn 150 triệu chuyến du lịch nước ngoài. Việc Trung Quốc gỡ bỏ “Zero Covid” cũng như mở cửa biên giới sẽ có sự tác động đáng kể đến sự khôi phục hoạt động du lịch tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là những điểm đến phụ thuộc vào nguồn khách của quốc gia này, trong đó có Việt Nam.


Việc Trung Quốc gỡ bỏ “Zero Covid” cũng như mở cửa biên giới sẽ có sự tác động đáng kể đến sự khôi phục hoạt động du lịch tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là những điểm đến phụ thuộc vào nguồn khách của quốc gia này, trong đó có Việt Nam. Ảnh minh họa
Việc Trung Quốc gỡ bỏ “Zero Covid” cũng như mở cửa biên giới sẽ có sự tác động đáng kể đến sự khôi phục hoạt động du lịch tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là những điểm đến phụ thuộc vào nguồn khách của quốc gia này, trong đó có Việt Nam. Ảnh minh họa

Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường khách sạn Việt Nam mới chỉ ghi nhận công suất phòng đạt hơn 60% khi so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính đến tháng 11 năm nay, Việt Nam đã chào đón tổng cộng 2,95 triệu lượt khách quốc tế. Trong 11 tháng đầu năm, thị trường Hàn Quốc đang dẫn đầu lượt khách quốc tế đến Việt Nam vì vắng bóng khách Trung Quốc. Cụ thể, khách Hàn đã đạt gần 764.000 lượt khách và chiếm khoảng 26% tổng lượt khách quốc tế.

Ngoài ra, thị trường Ấn Độ cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, 11 tháng đầu năm là 109.000 lượt khách. Tính riêng trong tháng 11 đã có tổng cộng 27.000 lượt khách, so với cùng kỳ năm 2019 đã tăng đến 50%.  

Thời điểm hiện tại, thị trường khách nội địa vẫn là động lực chính của ngành du lịch Việt. Tính đến tháng 11 năm nay, hoạt động du lịch nội địa ghi nhận 96,3 triệu lượt khách nội địa - con số vô cùng ấn tượng khi đã vượt mức 85 triệu tổng lượng khách nội địa của cả năm 2019 - trước khi dịch Covid-19 bùng nổ.

Liên quan đến vấn đề này, ông Mauro Gasparotti - Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương (APAC) cho biết: “Mức độ khôi phục hoạt động kinh doanh của các khu nghỉ dưỡng ở Việt Nam không đồng đều. Các dự án trước đây chủ yếu phụ thuộc nhiều vào nguồn khách quốc tế hiện đang gặp nhiều khó khăn để có thể quay lại mức trước đại dịch”.


Ông Mauro Gasparotti cũng thống kê, những điểm đến như Nha Trang - Cam Ranh và Đà Nẵng mới chỉ đạt được 50% so với mức công suất trước đại dịch
Ông Mauro Gasparotti cũng thống kê, những điểm đến như Nha Trang - Cam Ranh và Đà Nẵng mới chỉ đạt được 50% so với mức công suất trước đại dịch

Ông Mauro Gasparotti cũng thống kê, những điểm đến như Nha Trang - Cam Ranh và Đà Nẵng mới chỉ đạt được 50% so với mức công suất trước đại dịch. Những khách sạn tại Hà Nội và TP.HCM có mức độ hồi phục tốt hơn nhờ nguồn khách công vụ và khách lưu trú dài hạn, khách MICE nhưng giá phòng vẫn thấp hơn từ 15% cho đến 20% so với năm 2019. 

Những khách sạn thuộc phân khúc cao cấp - hạng sang có sự khôi phục khả quan hơn. Đặc biệt, phân khúc hạng sang so với các phân khúc khác ít bị biến động hơn trong đại dịch, ghi nhận tốc độ khôi phục giá phòng tốt hơn.

Khách Trung Quốc đến Việt Nam trong giai đoạn 2015-2019 đã tăng 3,3 lần, tương đương với tốc độ tăng trưởng bình quân mỗi năm là 34,4%. Đặc biệt vào năm 2019, ngành du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất và Trung Quốc với 5,8 triệu lượt khách vẫn chiếm số lượng lớn nhất.

Cần có mô hình kinh doanh phù hợp, đáp ứng được nhu cầu mới của khách du lịch

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều dư địa để phát triển các hoạt động du lịch. Ngoài những thị trường trọng điểm như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc, các nhà điều hành quốc tế nói chung và khu vực nói riêng đang giành nhiều sự quan tâm cho những điểm đến đang phát triển, bao gồm Hồ Tràm, Quy Nhơn và Phú Yên. 

Tính đến nay, Việt Nam đang có khoảng 132 khách sạn cùng với khu nghỉ dưỡng mang thương hiệu của các tập đoàn điều hành đang hoạt động. Thị trường này trong vòng 3 năm tới dự kiến sẽ ghi nhận thêm khoảng 80 khách sạn và khu nghỉ dưỡng thuộc chuỗi nhà điều hành chính thức đi vào vận hành.

Cũng trong năm tới, có một vài dự án nổi bật dự kiến sẽ đi vào khai thác, điển hình như Angsana & Dhawa Hồ Tràm, Hyatt Regency Nha Trang, JW Marriott Cam Ranh, La Festa Phú Quốc Curio Collection by Hilton và Voco Ma Belle Hotel Đà Nẵng.

Theo bà Uyên Nguyễn, Trưởng bộ phận Tư vấn của Savills Hotels APAC: “Việc hợp tác với Nhà điều hành khách sạn chuyên nghiệp sẽ mang đến cho các dự án nhiều giá trị ngay từ giai đoạn hoạch định ban đầu nhờ những dịch vụ tư vấn kỹ thuật và tiền khai trương, từ đó đảm bảo các dự án sẽ đạt được những tiêu chuẩn thiết kế, có khả năng vận hành hiệu quả và tối ưu chi phí khi đi vào hoạt động”.


Theo bà Uyên, việc lựa chọn thương hiệu phù hợp và bài toán khả thi sẽ giúp cho dự án có thể tiếp cận với hệ thống phân phối và mạng lưới marketing toàn cầu cũng như các nhà tư vấn chuyên môn đến từ nhà điều hành, gia tăng được tính cạnh tranh trên thị trường,...
Theo bà Uyên, việc lựa chọn thương hiệu phù hợp và bài toán khả thi sẽ giúp cho dự án có thể tiếp cận với hệ thống phân phối và mạng lưới marketing toàn cầu cũng như các nhà tư vấn chuyên môn đến từ nhà điều hành, gia tăng được tính cạnh tranh trên thị trường,...

Cũng theo bà Uyên, việc lựa chọn thương hiệu phù hợp và bài toán khả thi sẽ giúp cho dự án có thể tiếp cận với hệ thống phân phối và mạng lưới marketing toàn cầu cũng như các nhà tư vấn chuyên môn đến từ nhà điều hành, gia tăng được tính cạnh tranh trên thị trường, tiếp cận được tệp khách hàng rộng lớn hơn trước… Đáng chú ý, mối quan hệ hợp tác với nhà điều hành sẽ được thiết lập trên cơ sở lâu dài, vì thế chủ đầu tư cần thực hiện quá trình hoạch định một cách cẩn trọng, từ đó xác định một cách rõ ràng mô hình kinh doanh trước khi tiến hành trao đổi với các nhà điều hành, giúp quá trình hợp tác sẽ thu về kết quả tốt nhất.

Hiện nay, một trong số những xu hướng định hình sự phát triển của ngành du lịch nghỉ dưỡng đến từ sự gia tăng của nhóm du khách thuộc thế hệ millennials cũng như sự hình thành mô hình làm việc từ xa. Dự báo Du lịch 2023 của Booking.com cho thấy, xu hướng du lịch ‘ngoài vùng phủ sóng’ dự kiến sẽ lên ngôi trong năm 2023. 

Sự thiếu vắng những tiện nghi hiện đại không phải là vấn đề quá lớn khi du khách toàn cầu và cả Việt Nam đang mong muốn quay trở về với những điều kiện cơ bản, ban sơ và trải nghiệm cuộc sống chỉ dựa trên các nhu cầu thiết yếu nhất (61%).

Những du khách ở độ tuổi trẻ hơn (51%) và thế hệ Millennial và 50% cộng thêm Gen Z) sẵn sàng gạt sang một bên những tiện nghi hiện đại nhằm tìm đến những chuyến đi “ngoài vùng phủ sóng” – so với những thế hệ đi trước (Baby Boomers 27% và Generation X 39%), tỷ lệ này cao hơn rất nhiều. Tuy nhiên chắc chắn rằng trong năm 2023, sẽ có một số đáng kể du khách Việt quyết định tìm về với thiên nhiên để cùng bạn bè (61%) hoặc với gia đình (32%) trải nghiệm cuộc sống hoang dã cũng như sử dụng cơ hội du lịch này như dịp trang bị thêm các kĩ năng sinh tồn cần thiết (73%).

Trong bối cảnh hiện tại, những nhu cầu du lịch bền vững cũng đang được quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, hàng loạt những hoạt động trải nghiệm góp phần giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng địa phương mang đến tác động tích cực cho sức khỏe, tinh thần cũng cần được chú trọng phát triển để phù hợp với xu thế này.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

1 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

10 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

10 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

10 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

10 giờ trước