Thị trường chứng khoán hôm nay 4/5: Chứng khoán "đỏ lửa" trong phiên đầu tháng 5

Thứ năm, 04/05/2023-18:05
Thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ diễn biến không mấy tích cực. Nhiều nhóm ngành điều chỉnh khá mạnh, trong đó nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là tác nhân chính khiến VN-Index giảm điểm.

Theo Nhịp sống thị trường, đà tăng bất ngờ của thị trường chứng khoán trước kỳ nghỉ lễ dài ngày khiến nhà đầu tư loại bỏ khả năng thị trường xuất hiện sớm trạng thái “Sell in May and go away" vào tháng 5 như mọi khi. 

Tuy nhiên, trái ngược với những dự đoán khả quan về thị trường của các nhà đầu tư, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay diễn biến khá tiêu cực, khi cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều đồng loạt bán ròng, qua đó đẩy chỉ số lao dốc ngay sau phiên mở cửa. Kết thúc phiên giao dịch sáng, thị trường giảm sâu gần 8 điểm.

Bước sang phiên giao dịch buổi chiều, thị trường giằng co mạnh, thậm chí vào thời điểm 14h20, chỉ số VN-Index đã bị đẩy xuống tận mốc 1.038 điểm. Dưới sức ép giảm điểm mạnh của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cùng khối ngoại bán tháo mạnh đã khiến chỉ số chính chỉ kịp phục hồi nhẹ về mốc 1.040 điểm.

Kết phiên, sàn HoSE ghi nhận 143 mã tăng và 247 mã giảm, VN-Index giảm 8,51 điểm (-0,81%), xuống 1.040,61 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 625,8 triệu đơn vị, giá trị 10.495,5 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% cả về khối lượng và giá trị so với phiên giao dịch cuối tuần trước. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 54,2 triệu đơn vị, giá trị 1.236 tỷ đồng.


VN-Index rơi về vùng 1.040 điểm. Nguồn FireAnt
VN-Index rơi về vùng 1.040 điểm. Nguồn FireAnt

Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giằng co nhẹ quanh tham chiếu trong suốt phiên giao dịch chiều và có nhịp tăng khá vững chắc ở những phút cuối phiên. Đóng cửa, sàn này có 78 mã tăng và 94 mã giảm, HNX-Index tăng 0,68 điểm (+0,33%), lên 208,15 điểm. Trong đó, tổng khối lượng khớp lệnh đạt mức hơn 85,4 triệu đơn vị, giá trị 1.253 tỷ đồng. 

Trên UPCoM, chỉ số UpCoM-Index tiếp tục đi xuống trong phiên chiều trước khi thu hẹp đà giảm vào cuối phiên. Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,5 điểm (-0,64%), xuống 77,27 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt mức hơn 28,2 triệu đơn vị và giá trị 400,2 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm 1,86 triệu đơn vị, giá trị 35,7 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 gây sức ép nặng nề nhất lên thị trường khi chỉ có 6 mã tăng và 3 mã đứng tham chiếu, trong khi có đến 21 mã giảm giá. Trong top 10 cổ phiếu gây ảnh hưởng tiêu cực nhất lên chỉ số có đủ 10 tên tuổi lớn trong nhóm này, qua đó lấy đi của VN-Index hơn 8 điểm, riêng VCB đã lấy đi hơn 2,3 điểm. Ngược lại, top 10 cổ phiếu tích cực nhất chỉ đóng góp hơn 2 điểm.

Xét theo từng nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng hôm nay trở thành tâm điểm bán tháo mạnh với 14/20 mã giảm giá, trong đó đáng kể như VCB -2,21% giá trị, CTG -2,08%, LPB -2,5%, VPB -1,76%, TCB -1,53%, MBB -1,36%, VIB -1,46%, SHB -1,34%,... Ở chiều ngược lại, nhóm này chỉ ghi nhận 5 mã tăng giá, trong đó nổi bật có ACB +2,07%, MSB +2,13%,…

Nhóm cổ phiếu bất động sản cũng giao dịch khá ảm đạm khi giảm 0,71% với 43 mã cổ phiếu giảm giá. Trong đó, các "ông lớn" như VIC -1,54%, VRE -1,62%, DXG -1,48%, PDR -3,18%, KHG -2,89%, SCR -2,23%,… mã đầu ngành VHM đứng tại tham chiếu. Trong khi đó, KDH +2,18%, KBC +1,55%, NLG +1,65%, DIG +1,07%,…


Cổ phiếu chứng khoán lội ngược dòng. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu chứng khoán lội ngược dòng. Nguồn Vietstock

Đối với cổ phiếu nhóm sản xuất, các đại diện như Vinamilk, Hòa Phát, Masan, Sabeco... đều chìm trong sắc đỏ phiên hôm nay. Cụ thể, VNM -2%, HPG – 1,62%, SAB -3,14%, MSN -3,42%.

Trái ngược với diễn biến kém khả quan của thị trường chung, nhóm cổ phiếu chứng khoán lại giao dịch khá tích cực với VCI +2,2%, HCM +1,8%, BSI +3,08%, FTS +2,14%, SSI +0,93%, VND +0,67%, thậm chí VIX và AGR tăng kịch trần.

Cổ phiếu hàng không và bán lẻ diễn biến phân hóa mạnh, trong khi VJC -1,55%, HVN lại tăng kịch trần dẫn đầu thị trường, nhóm bán lẻ đại diện MWG -3,32%, PNJ -1,17% trong khi FRT chỉ tăng nhẹ 0,47%.

Thanh khoản phiên hôm nay vẫn giữ ở mức trung bình đạt gần 10,5 nghìn tỷ đồng, khớp lệnh đạt trên 9.259 tỷ đồng, với 625,8 triệu đơn vị cổ phiếu được sang tay trong phiên trên sàn HoSE. Tổng giá trị giao dịch trên cả 3 sàn đạt con số hơn 12.000 tỷ đồng.

Khối ngoại mạnh tay bán ròng hơn 300 tỷ đồng

Trước diễn biến ảm đạm của thị trường chung, giao dịch của nhóm nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục là điểm trừ khi họ bán ròng 313 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, khối ngoại bán ròng giá trị 326 tỷ đồng. Trong đó, tại chiều bán, VHM là mã chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối này với giá trị 38 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo là 2 cổ phiếu ngân hàng CTG và STB cũng bị bán khoảng 30 tỷ đồng mỗi mã.

Ở chiều ngược lại, chứng chỉ quỹ FUEVFVND được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 57 tỷ đồng. Ngoài ra, KDH là cổ phiếu xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng trên HoSE với 18 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà đầu tư nước ngoài cũng mua ròng VPB, FRT, VIX với giá trị từ 6 - 12 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.


VNM chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại
VNM chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của khối ngoại

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài hôm nay bán ròng hơn 12 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu PVS được khối này mua 10 tỷ đồng, ngoài ra, IDC, IDJ cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu vài tỷ đồng. Trong khi đó, THD hôm nay bị nhà đầu tư ngoại bán ròng khoảng 2 tỷ đồng. Ngoài ra, họ còn bán ròng tại các cổ phiếu SHS, PLC, SHS, BVS,... dưới 1 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.

Trên UPCoM, khối ngoại cũng mua ròng 700 triệu đồng. Tại chiều mua, cổ phiếu MHC hôm nay được khối ngoại mua 6 tỷ đồng. Tương tự, các mã BSR, CSI, PHP cũng đồng loạt được mua ròng mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu cho đến 1 tỷ đồng. Ngược lại, QNS hôm nay bị khối này bán ròng khoảng 3 tỷ đồng, VTP cũng bị bán khoảng 2 tỷ đồng...

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

TP.HCM sẽ thiếu nguồn cung nhà ở trầm trọng trong năm 2024

7 giờ trước

Chứng khoán Mỹ tạo hiệu ứng tích cực, VN-Index có khả năng vượt đỉnh ngắn hạn lên 1.300 điểm

7 giờ trước

Chuyên gia nói gì khi thế hệ Gen Z chạy đua theo xu hướng “tiết kiệm ồn ào”?

7 giờ trước

Chờ Nghị định 24 sửa đổi để ổn định thị trường vàng

7 giờ trước

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (từ 20-24/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 350%

8 giờ trước