Thị trường chứng khoán hôm nay 28/4: "Xanh bát ngát" trước kỳ nghỉ lễ

Thứ sáu, 28/04/2023-17:04
Thị trường chứng khoán trong nước hôm nay tăng vọt gần 9,5 điểm trước kỳ nghỉ lễ nhờ lực đẩy mạnh từ nhóm cổ phiếu bất động sản.

Thị trường thăng hoa trước kỳ nghỉ lễ

Theo Tin nhanh chứng khoán, không ngoài dự đoán của giới phân tích, thị trường chứng khoán có tuần giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ khá yên ả. Cùng với chỉ số VN-Index biến động nhẹ quanh vùng 1.040 điểm, dòng tiền túc tắc tham gia qua các phiên đã giúp thị trường bớt ảm đạm bởi một vài con sóng đơn lẻ xảy ra trong "chớp nhoáng".

Tương tự các phiên giao dịch tăng giảm xen kẽ trước đó, thị trường bước vào phiên sáng ngày 28/4 nhanh chóng lấy lại sắc xanh và hồi phục lại mốc 1.040 điểm nhờ sự lan tỏa của dòng tiền tới hầu hết nhóm ngành.

Bước sang phiên giao dịch buổi chiều, sau khoảng hơn 30 phút giao dịch lình xình đi ngang, chỉ số VN-Index đã nhích nhẹ và giao dịch quanh vùng đỉnh của phiên sáng.

Bất ngờ đã xảy ra trong đợt khớp lệnh ATC khi lực cầu gia tăng mạnh, qua đó kéo nhiều cổ phiếu lên vùng giá cao nhất ngày, theo đó, chỉ số VN-Index cũng tăng vọt lên sát ngưỡng 1.050 điểm với thanh khoản sôi động.

Đóng cửa, sàn HoSE ghi nhận 250 mã tăng và 126 mã giảm, VN-Index tăng 9,49 điểm (+0,91%) lên 1.049,12 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt mức hơn 613,14 triệu đơn vị, giá trị 10.282,76 tỷ đồng, tương đương tăng 19,82% về khối lượng và 18,34% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giao dịch  thỏa thuận đóng góp hơn 41,45 triệu đơn vị, giá trị 1.024,98 tỷ đồng.


Vn-Index tăng điểm trước kỳ nghỉ lễ. Nguồn FireAnt
Vn-Index tăng điểm trước kỳ nghỉ lễ. Nguồn FireAnt

Trên sàn HNX, lực cầu cải thiện cũng đã giúp thị trường nới rộng đà tăng điểm. Đóng cửa, sàn HNX ghi nhận 102 mã tăng và 59 mã giảm, HNX-Index tăng 1,62 điểm (+0,79%), lên 207,48 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh trên sàn này đạt hơn 71,35 triệu đơn vị, giá trị gần 1.061 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt thêm gần 3,58 triệu đơn vị, giá trị 77,8 tỷ đồng.

Trên UPCoM, thị trường vẫn lình xình tăng. Đóng cửa, chỉ số UPCoM-Index tăng nhẹ 0,35 điểm (+0,45%) lên 77,77 điểm. Theo đó, tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 33 triệu đơn vị và giá trị 356 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận có thêm 3,98 triệu đơn vị, giá trị 34,57 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu tăng mạnh nhất thị trường hôm nay là bất động snar. Bên cạnh sự dẫn dắt của cặp đôi lớn VHM và VIC đều đóng cửa ở mức giá cao nhất với mức tăng tương ứng là 4,2% và 3,2%, hàng loạt cổ phiếu vừa và nhỏ trong ngành này cũng đua nhau nổ sóng. Điển hình là DIG đã kéo trần thành công và đóng cửa ở mức 18.700 đồng/cổ phiếu và khối lượng khớp lệnh đạt hơn 34 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, NLG tăng sát trần với biên độ tăng 6,7%, các mã LHG, DXS, KHG đều tăng trên 5-6%, KBC tăng 3,6%, DXG, PDR đều tăng hơn 2%...

Đứng ở vị trí tiếp theo trên thị trường hôm nay là nhóm cổ phiếu chứng khoán khi nhiều mã nhóm này cũng nới rộng đà tăng và đóng cửa ở mức cao nhất. Đơn cử, VND tăng 2,4% lên 14.900 đồng/cổ phiếu, VCI tăng 3,1% lên 31.800 đồng/cổ phiếu, SSI tăng 1,9% lên 21.550 đồng/cổ phiếu, HCM tăng 1,8% lên 24.950 đồng/cổ phiếu, FTS tăng 4,1% lên 28.000 đồng/cổ phiếu…


Cổ phiếu bất động sản nổi sóng. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu bất động sản nổi sóng. Nguồn Vietstock

Trong khi đó, nhóm trụ cột ngân hàng chỉ nhích nhẹ do sự cản trở của BID, TCB, HDB, EIB với mức giảm trên dướ 1% và OCB giảm 2,5%. Ở chiều ngược lại, SSB tăng tốt nhất ngành với biên độ tăng 4,41%, TPB tăng 3,25%, VPB tăng 2,48%, CTG tăng 1,76%, VCB chỉ tăng nhẹ 0,56%.

Nhóm sản xuất phân hóa hơn khi cổ phiếu tăng - giảm - đứng giá đan xen nhau. Cụ thể, VNM tăng 0,72%, MSN tăng 1,11%, GVR tăng 0,65% còn HPG thì giảm 0,23%, SAB giảm 1,15%, DGC giảm 0,19%.

Diễn biến phân hóa cũng diễn ra ở nhóm cổ phiếu hàng không khi VJC tăng 2% nhưng HVN giảm 0,82%. Tích cực hơn chút là cổ phiếu năng lượng với PGV và PLX đứng giá tham chiếu, trong khi GAS và POW lần lượt có thêm 0,65% và 1,95% giá trị. Cổ phiếu bán lẻ diễn biến khả quan khi MWG, PNJ và FRT lần lượt tăng 1,42%, 1,72% và 0,16%.

Thanh khoản phiên hôm nay đáng chú ý khi có sự gia tăng dù nhà đầu tư có tâm lý nghỉ lễ, tổng giá trị giao dịch đạt mức 11.840 tỷ đồng. Riêng thanh khoản trên HoSE chiếm 10.283 tỷ đồng, tăng 18% so với phiên giao dịch trước đó.

Khối ngoại mua ròng 177 tỷ đồng

Trước diễn biến tích cực của VN-Index, nhà đầu tư nước ngoài cũng trở lại mua ròng với tổng giá trị trên 177 tỷ đồng trên cả 3 sàn. 

Trên HoSE, khối ngoại mua ròng giá trị xấp xỉ 167 tỷ đồng. Trong đó, tại chiều mua, cổ  phiếu ngân hàng STB được khối này rót ròng mạnh nhất với giá trị 27 tỷ đồng, xếp ở vị trí thứ 2 trong danh sách mua ròng mạnh là DGW với 20 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các mã DXG, PVD, GMD cũng được khối ngoại mua ròng mạnh từ 13-17 tỷ mỗi cổ phiếu.

Ở chiều ngược lại, SSI và DGC là hai cổ phiếu bị xả mạnh nhất với khoảng 24-25 tỷ đồng. Ngoài ra, HCM, PC1, HPG,... xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách bán ròng mạnh với khoảng 7 tỷ đồng mỗi cổ phiếu.


Khối ngoại mua ròng 177 tỷ đồng phiên cuối cùng trước khi nghỉ lễ
Khối ngoại mua ròng 177 tỷ đồng phiên cuối cùng trước khi nghỉ lễ

Trên sàn HNX, nhà đầu tư ngoại mua ròng 27 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu CEO hôm nay được mua 17 tỷ đồng. Tương tự, PVS, IDJ... cũng được mua rồng  loạt mỗi mã vài tỷ đồng. Ở chiều bán, nhà đầu nước ngoài bán ròng tại NRC, EVS, SEB, ONE,... với mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đồng.

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 16 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu BSR được khối ngoại mua ròng 8 tỷ, ở vị trí tiếp theo là các mã VTP, VGG, HPP, ACV,... cũng được khối này mua ròng trên UPCoM. Diễn biến ngược lại, cổ phiếu LTG hôm nay bị xả mạnh 23 tỷ đồng, QNS (-4 tỷ đồng), tiếp theo là MCH, SKV, CST,... cũng bị bán ròng, nhưng giá trị không đáng kể.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

TP.HCM sẽ thiếu nguồn cung nhà ở trầm trọng trong năm 2024

8 giờ trước

Chứng khoán Mỹ tạo hiệu ứng tích cực, VN-Index có khả năng vượt đỉnh ngắn hạn lên 1.300 điểm

8 giờ trước

Chuyên gia nói gì khi thế hệ Gen Z chạy đua theo xu hướng “tiết kiệm ồn ào”?

9 giờ trước

Chờ Nghị định 24 sửa đổi để ổn định thị trường vàng

9 giờ trước

Loạt doanh nghiệp chốt quyền cổ tức tuần này (từ 20-24/5): Tỷ lệ tiền mặt cao nhất lên đến 350%

9 giờ trước