Thị trường chứng khoán hôm nay 21/3: Ngược dòng thành công, VN-Index trở lại ngưỡng 1.030 điểm

Thứ ba, 21/03/2023-16:03
Sau phiên giảm mạnh hôm qua, thị trường chứng khoán hôm nay đã ngược dòng thành công nhờ cổ phiếu ngân hàng và bất động sản dẫn dắt, VN-Index tăng hơn 9 điểm.

VN-Index ngược dòng tăng hơn 9 điểm

Theo Tin nhanh chứng khoán, sau phiên giao dịch sáng ảm đạm, thị trường chứng khoán bước vào phiên chiều tích cực hơn khi chỉ số VN-Index nhích dần lên, thậm chí có thời điểm tăng hơn 12 điểm nhờ các bluechips đảo chiều tăng, với đầu tàu là VCB, VHM cùng với một số cổ phiếu công ty chứng khoán, nguyên vật liệu khởi sắc...

Đà tăng lan rộng giúp bảng điện tử đổi sắc với số mã tăng chiếm áp đảo. Tuy nhiên, sức ảnh hưởng đến chỉ số vẫn là ở một số mã lớn, nên khi các mã này rung lắc đã khiến chỉ số chính biến động mạnh và kết phiên không giữ được mức cao nhất ngày, dù vậy vẫn ở trên ngưỡng hỗ trợ 1.030 điểm.

Những diễn biến này đồng pha với chứng khoán thế giới khi chỉ số Dow Jones tăng 200 điểm (phiên ngày 20/3) sau khi các nhà đầu tư hy vọng vụ giải cứu lịch sử Credit Suisse sẽ ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiềm ẩn với lĩnh vực ngân hàng.

Đóng cửa, sàn HoSE ghi nhận 279 mã tăng và 109 mã giảm, chỉ số VN-Index tăng 9,33 điểm (+0,91%), lên 1.032,43 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt gần 474,9 triệu đơn vị, giá trị 8.324 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 16% về khối lượng và 15% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 93,3 triệu đơn vị, giá trị 1.646 tỷ đồng.


VN-Index ngược dòng tăng hơn 9 điểm. Nguồn FireAnt
VN-Index ngược dòng tăng hơn 9 điểm. Nguồn FireAnt

Chốt phiên, sàn HNX có 104 mã tăng và 55 mã giảm, chỉ số HNX-Index tăng 1,49 điểm (+0,74%), lên 203,11 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 36 triệu đơn vị, giá trị 522 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 9,87 triệu đơn vị, giá trị 275,2 tỷ đồng.

UpCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,46%), xuống 75,67 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 21,6 triệu đơn vị, giá trị 231,7 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,22 triệu đơn vị, giá trị 75,4 tỷ đồng.

Trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nổi bật hai "ông lớn" ngành ngân hàng là VCB +1,65% và bất động sản VHM +6,7%. Tính riêng 2 cổ phiếu này đã đóng góp cho chỉ số VN-Index gần 5 điểm. Toàn rổ VN30 duy trì đến kết phiên có 19 mã tăng giá, 7 mã giảm và 4 mã đứng giá tham chiếu. Tâm điểm hôm nay vẫn rơi vào nhóm ngân hàng, bất động sản và một số mã thuộc nhóm chứng khoán, vận tải, thép,...

Ở nhóm ngân hàng, mặc dù toàn nhóm chỉ tăng chưa đến 1%, với 13 mã tăng giá. Tuy nhiên, trong top 10 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho chỉ số chính đã có sự góp mặt của 5 trụ lớn, ngoài VCB còn có VPB +3,3%, STB +1,65%, CTG +1,07% và ACB +0,83%. Ngược lại, nhóm này ghi nhận 5 mã giảm gồm BAB, EIB, EVF, HDB cùng NVB.

Sau phiên đỏ lửa hôm qua, sắc xanh đã quay lại phủ bóng hầu khắp nhóm bất động sản, nhờ siêu trụ VHM dẫn dắt. Phiên hôm nay, nhóm bất động sản tăng đến 2,14% dẫn đầu thị trường. Chốt phiên có 49 cổ phiếu trong nhóm tăng điểm bao gồm các "đại gia" như VHM, VRE, KDH, KBC, NLG, hay BCM đảo chiều kết phiên lên khỏi tham chiếu... Trong khi đó, nhóm này chỉ ghi nhận 10 mã giảm giá, nổi bật nhất là bộ đôi NVL -0,45% và PDR -1,69% nằm trong Top gây tiêu cực lên chỉ số.


Cổ phiếu lấy lại sắc xanh. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu lấy lại sắc xanh. Nguồn Vietstock

Bên cạnh đó, lực cầu tăng mạnh trong phiêu chiều còn giúp nhóm chứng khoán và vật liệu xây dựng tăng mạnh. Trong đó, các mã SSI, VND, VCI, HCM,… đều tăng từ 2,5 % đến hơn 4%. Nhóm thép ghi nhận HPG tăng 2,25%, HSG +2,55%, HT1 +1,71%, NKG vươn lên tăng 4,3%,…

Chưa kể, phiên hôm nay cũng là phiên khởi sắc của nhiều nhóm khác như xây dựng, bán lẻ, khai khoáng, nông - lâm - ngư...

Ở chiều ngược lại, ngành vận tải và thực phẩm - đồ uống có mức giảm mạnh nhất thị trường, đơn cử như: MSN giảm 1,7%, SAB giảm 1,6% hay VJC giảm 1,7%,…

Đáng nói là dòng tiền trong nước phiên hôm nay tiếp tục giảm xuống còn hơn 8,2 nghìn tỷ đồng trên HoSE với gần 475 triệu cổ phiếu được sang tay, đây cũng là lý do khiến thị trường ngược dòng tăng điểm nhưng sức tăng không cao.

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều đóng cửa tăng, trong đó VN30F2304 đáo hạn gần nhất tăng 8,1 điểm, tương đương +0,79% lên 1.030,5 điểm, khớp lệnh hơn 414.000 đơn vị, khối lượng mở hơn 61.000 đơn vị.

Khối ngoại quay đầu mua ròng hơn trăm tỷ

Giao dịch khối ngoại tương đối tích cực trong phiên thị trường hồi phục khi họ mua ròng tổng giá trị gần 107 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HoSE, nhóm nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với trị xấp xỉ 114 tỷ đồng. Ở chiều mua, VHM được mua ròng mạnh nhất với giá trị 54 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng mạnh trên HoSE là HPG với giá trị 37 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại cũng mua ròng VCI và VRE với giá trị lần lượt là 33 và 31 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, PDR là cái tên chịu áp lực bán ròng mạnh nhất của nhà đầu tư ngoại với giá trị 56 tỷ đồng, theo sau là SSI , MBB bị bán khoảng 37 và 35 tỷ đồng mỗi mã.


Thị trường hồi phục, khối ngoại quay đầu mua ròng hơn trăm tỷ
Thị trường hồi phục, khối ngoại quay đầu mua ròng hơn trăm tỷ

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng 7 tỷ đồng trên HNX, trong đó cổ phiếu IDC hôm nay được khối ngoại mua 5 tỷ đồng. Tương tự, các mã TNG, SHS, PVI cũng đồng loạt được mua ròng từ vài trăm triệu đến vài tỷ đồng mỗi cổ phiếu. Trong khi đó, PVS hôm nay bị nhóm nhà đầu tư nước ngoài bán ròng khoảng gần 0.9 tỷ đồng, ngoài ra họ cũng bán ròng ở các cổ phiếu BVS, BCC, NVB,...

Trên UPCoM, khối ngoại bán ròng 14 tỷ đồng. Cổ phiếu QSN hôm nay được dòng vốn ngoại mua 2,2 tỷ đồng, tương tự, ACV, QTP, MCH cũng được mua đồng loạt mỗi cổ phiếu từ vài trăm triệu đồng. Ngược lại, cổ phiếu BSR hôm nay bị khối ngoại bán ròng khoảng 13 tỷ đồng, ngoài ra họ cũng bán ròng các cổ phiếu QHW, CLX, CSI,...

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

45 phút trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

1 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

10 giờ trước

Động lực từ Fintech

10 giờ trước