Thị trường chứng khoán hôm nay 10/3: Cổ phiếu ngân hàng bị xả mạnh, VN-Index đứt mạch tăng điểm

Thứ sáu, 10/03/2023-17:03
Sau chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán phiên giao dịch cuối tuần đã chứng kiến áp lực điều chỉnh ngay từ những phút đầu mở cửa. Tuy nhiên, lực cầu trong phiên chiều đã giúp chỉ số dần thu hẹp đà giảm và tiến sát mốc tham chiếu.

Cổ phiếu ngân hàng kéo VN-Index đi xuống

Theo Tin nhanh chứng khoán, những tưởng niềm vui sẽ kéo dài thêm khi dòng tiền nội và ngoại tham gia sôi động hơn trong những phiên gần đây, tiếp sức cho thị trường duy trì đà tăng. Tuy nhiên, áp lực bán xuất hiện đã khiến thị trường quay đầu giảm điểm, qua đó chấm dứt chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp. Trong khi hầu hết các nhóm ngành lớn đều điều chỉnh, thì một vài điểm sáng như nhóm du lịch và giải trí cùng nhóm hàng không vẫn ngược dòng thành công.

Bước sang phiên chiều, sau gần 1 giờ đồng hồ nỗ lực kéo lên vùng giá tham chiếu nhưng bất thành do lực cầu khá yếu, VN-Index đã lùi về dưới mốc 1.050 điểm. Tuy nhiên, sự hồi phục của nhiều mã lớn và nhỏ đã giúp thị trường thu hẹp đà giảm vào cuối phiên đồng thời test lại thành công ngưỡng 1.050 điểm. Dẫu vậy, với trạng thái không mấy khả quan của thị trường khi sắc đỏ vẫn là chủ đạo, chỉ số chính điều chỉnh giảm nhẹ cùng thanh khoản ở mức thấp.

Chốt phiên, sàn HoSE ghi nhận 135 mã tăng và 256 mã giảm, VN-Index giảm 2,95 điểm (-0,28%) xuống 1.053 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 508,59 triệu đơn vị, giá trị đạt hơn 8.745 tỷ đồng, tương ứng giảm 16,49% về khối lượng và 18,49% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 51,81 triệu đơn vị, giá trị 842,48 tỷ đồng.


VN-Index ngắt mạch tăng điểm 4 phiên liên tiếp. Nguồn FireAnt
VN-Index ngắt mạch tăng điểm 4 phiên liên tiếp. Nguồn FireAnt

Đóng cửa, sàn HNX có 59 mã tăng và 11 mã giảm, HNX-Index giảm 1,17 điểm (-0,56%) xuống 207,86 điểm. Phiên hôm nay, tổng khối lượng khớp lệnh đạt 65,59 triệu đơn vị và giá trị đạt 976,59 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 0,76 triệu đơn vị với giá trị 22,3 tỷ đồng.

UPCoM-Index ghi nhận mức tăng 0,17 điểm (+0,22%), lên 76,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt gần 35 triệu đơn vị, giá trị 327,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 0,76 triệu đơn vị, giá trị 22,3 tỷ đồng.

Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chốt phiên ở mốc 1.047 điểm, giảm hơn 3 điểm (-0,29%). Trong số 20 mã giảm điểm của rổ này chủ yếu tập trung vào cổ phiếu ngân hàng. Đồng thời, đây cũng là nhóm cổ phiếu gây áp lực nặng nề nhất lên chỉ số trong phiên hôm nay.

Trong đó, VCB (giảm 0,97%), BID (giảm 1,05%), TCB (giảm 2,34%), ACB (giảm 1,78%) đang là những cổ phiếu nhà băng dẫn đầu nhóm ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số VN-Index. Ngoài ra còn một số cái tên trong nhóm ngân hàng khác như STB, TPB, CTG. 

Diễn biến ngược chiều, một số cổ phiếu bán lẻ và sản xuất như MSN, VRE, VNM, VCF đóng vai trò trở thành trụ đỡ. Bên cạnh đó cũng có sự góp mặt của VHM, HPG, VIC.

Ngoài ra, cổ phiếu HVN (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) tiếp tục ghi nhận phiên giao dịch tích cực trong khi nhiều cổ phiếu khác thuộc nhóm hàng không lại quay đầu giảm, có thể kể đến như VJC, SAS, ACV, SCS.

Cổ phiếu chứng khoán giao dịch không mấy khả quan với VND giảm 1,36%, VCI giảm 0,54%, HCM giảm 1,22%, VIX giảm 1,87%, BSI giảm 1,11%, trong khi đó SSI đứng giá tham chiếu.

Đối với nhóm bất động sản, điểm sáng là nhóm Vingroup khi VIC, VHM và VRE lần lượt tăng thêm 0,19%, 1,06% và 3,7% giá trị. Ngoài ra, một số mã cũng ghi nhận sắc xanh có thể kể đến như KDH, KOS, SJS, DXG, song sắc đỏ vẫn chiếm chủ đạo trong ngành bất động sản, cụ thể: NVL giảm 2,74%, KBC giảm 1,32%, VCG giảm 1,44%, NLG giảm 1,56%, PDR giảm 2,08%, DIG giảm 2,48%, TCH giảm 2,07%, HHV giảm 2,92%, ITA giảm 2,79%, CRE giảm 3,2%, SCR giảm 2,54%...


Cổ phiếu ngân hàng lao dốc phiên cuối tuần. Nguồn Vietstock
Cổ phiếu ngân hàng lao dốc phiên cuối tuần. Nguồn Vietstock

Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai của chỉ số VN30 đều giảm, trong đó VN30F2303 đáo hạn trong tuần tới đã giảm 0,9 điểm, tương đương -0,1% xuống mốc 1.049,8 điểm, khớp lệnh gần 336.450 đơn vị, khối lượng mở gần 57.820 đơn vị.

Sắc đỏ cũng chiếm ưu thế trên thị trường chứng quyền, trong đó mã CHPG2221 dẫn đầu thanh khoản với hơn 3,84 triệu đơn vị khớp lệnh, kết phiên giảm 50% xuống mức giá sàn 10 đồng/CQ. Xếp ở vị trí tiếp theo là CVRE2215 khi khớp 2,52 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 28,6% lên 90 đồng/CQ.

Khối ngoại giải ngân tích cực nhất trong 1 tháng

Phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 417 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Trên sàn HoSE, nhóm nhà đầu tư nước ngoài mua ròng giá trị xấp xỉ 420 tỷ đồng. Trong đó, cổ phiếu HPG được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị khoảng 71 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo trong danh sách mua ròng trên HoSE là VND với 58 tỷ đồng, HSG (+56 tỷ đồng), SSI (+54 tỷ đồng),... Ở chiều ngược lại, cổ phiếu STB bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với giá trị 46 tỷ đồng. Ngoài ra, chứng chỉ quỹ FUEVFVND và HCM bị nhà đầu tư ngoại bán mạnh với giá trị 19-20 tỷ đồng mỗi mã.


Khối ngoại mua ròng hơn 400 tỷ đồng, tập trung gom HPG, VND, HSG
Khối ngoại mua ròng hơn 400 tỷ đồng, tập trung gom HPG, VND, HSG

Trên HNX, khối ngoại bán ròng xấp xỉ 4 tỷ đồng. Tại chiều bán, PVS bị xả mạnh nhất với giá trị là 10 tỷ đồng, ngoài ra, trong danh sách bán ròng còn có NVB, SHS... song giá trị chỉ vài trăm triệu đồng. Ngược lại, CEO được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị khoảng 3 tỷ đồng, bên cạnh đó dòng vốn ngoại còn tìm đến các mã TNG, IDC, PVG,... với giá trị mua ròng mỗ mã từ 1-2 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, khối ngoại mua ròng khoảng 1 tỷ đồng trên UPCoM. Tại chiều mua, BSR, ACV là những cái tên được mua ròng nhẹ hơn 1 tỷ đồng trên sàn này. Trong khi đó, cổ phiếu VTP bị bán ròng mạnh nhất với 4 tỷ, ngoài ra, VEA, RIC, CSI,... cũng bị khối ngoại bán ròng với giá trị không nhiều.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Hà Nội: Nhà tập thể cũ được đẩy giá gần nửa tỷ đồng chỉ sau 1 tháng

1 ngày trước

Ủy quyền sử dụng đất là gì? Mẫu giấy tờ ủy quyền sử dụng đất chuẩn nhất năm 2024

1 ngày trước

Nam Long (NLG) báo lỗ 65 tỷ đồng trong quý I/2024

1 ngày trước

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

1 ngày trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

1 ngày trước