Thị trường bất động sản lao dốc, nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng “không có gì để làm”

Thứ tư, 30/11/2022-08:11
Kể từ tháng 5/2022 đến nay, hoạt động đầu tư giao dịch bất động sản chậm hẳn, theo đó một bộ phận nhà đầu tư không có vốn đã rơi vào tình trạng "không có gì để làm". Ngồi đợi thị trường là cách mà họ lựa chọn lúc này.

Theo ghi nhận cho thấy, có không ít nhà đầu tư hiện đang "ngồi chơi xơi nước" chờ đợi tín hiệu từ thị trường bất động sản. Những lúc rảnh, họ la cà cafe, quán nước, nghe ngóng thông tin. Bên cạnh những nhà đầu tư luôn nghe ngóng thông tin để "ôm" hàng ngộp thì cũng không ít nhà đầu tư đúng nghĩa là "thất nghiệp. Thời điểm này, họ chẳng còn tiền, cũng không có việc để làm lúc thị trường bất động sản "đứng hình". Thậm chí, với những người "có tuổi" để kiếm được một công việc khác thay thế lúc này không phải điều dễ dàng.

Có thể thấy, tình trạng nhà đầu tư thất nghiệp tăng lên trong bối cảnh thị trường bất động sản gặp khó khăn, thanh khoản sụt giảm. Đa số họ đều là những nhà đầu tư mới hoặc non vốn khi đầu tư bất động sản, họ sở hữu bất động sản nhưng không còn tiền mặt. Thậm chí, những nhà đầu tư này sử dụng đòn bẩy tài chính khá lớn, nằm rải rác ở nhiều bất động sản khác nhau. Thế nhưng lại không thu hồi được vốn khi thị trường bất động sản gặp khó về thanh khoản.


Tình trạng các nhà đầu tư thất nghiệp tăng lên trong bối cảnh thị trường BĐS gặp khó, sụt giảm thanh khoản
Tình trạng các nhà đầu tư thất nghiệp tăng lên trong bối cảnh thị trường BĐS gặp khó, sụt giảm thanh khoản

Kể từ tháng 5/2022 đến nay, hoạt động đầu tư mua bán bất động sản diễn ra chậm hẳn, theo đó, nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng "không có gì để làm". Bên cạnh những nhà đầu tư có vốn để mở quán ăn, quán cafe hay kinh doanh... để kiếm thêm thu nhập khúc thị trường biến động thì vẫn còn một phận nhà đầu tư không còn vốn để làm gì. Ngồi đợi thị trường sôi động trở lại là cách mà các nhà đầu tư lựa chọn lúc này.

Anh Tùng, một nhà đầu tư đất nền tại Quận 7, TP. Hồ Chí Minh, chưa thể "gỡ gạc" lại dòng vốn kể từ thời điểm Covid-19 đến nay đang tỏ ra khá lo lắng cho thị trường bất động sản lúc này. Anh Tùng cho biết, gần 5 năm nay, anh và nhóm bạn thân đã coi đầu tư bất động sản như nghề chính. Lúc thị trường sốt nóng, thu nhập khá ổn định, thậm chí còn "bật tăng". Dòng tiền đó có thể sử dụng vào việc tái đầu tư bất động sản cũng như chi tiêu thoải mái.

Tuy nhiên, từ giữa năm 2021 đến nay, dòng tiền đầu tư của anh Tùng bị "hụt". Một phần vì thành khoản sản phẩm kém, không thể "lướt sóng" hưởng chênh như trước kia, phần khác vì anh phải gánh thêm khoản lãi vay ngân hàng. Hiện tại, việc buôn bán chuyển nhượng bất động sản gặp khó khăn về đầu ra khiến anh Tùng và nhóm bạn không có nguồn thu nhập, cũng không có việc làm. Số tiền tích cóp được trước đó cũng ngày càng "vơi dần". Thậm chí có thời điểm, nhà đầu tư này phải vay mượn bạn bè để đóng gốc - lãi ngân hàng hàng tháng cho khoản tiền mà anh đã vay để đầu tư đất.


Khá nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng đuối sức theo thị trường
Khá nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng đuối sức theo thị trường

Những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản sụt thanh khoản

Theo tìm hiểu được biết, hiện nay có khá nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng đuối sức theo thị trường. Trước đó, họ cũng là những người có công việc ổn định tại các công ty, doanh nghiệp. Thế nhưng, việc sinh lời từ bất động sản khiến họ xác định đây là nghề chính và theo đuổi đến tận bây giờ. Có không ít người coi việc nhận lương hàng tháng khó nhọc hơn nhiều tiền lời từ một lô đất. Do đó, họ chấp nhận bỏ nghề chính để lấn sân sang lĩnh vực bất động sản. Theo một số  nhà đầu tư bất động sản cho rằng, thị trường khó khăn rồi sẽ qua đi, cơ hội cho bất động sản vẫn còn nhiều. Nhiều nhà đầu tư vẫn kỳ vọng bản thân sẽ gắn bó lâu dài với "nghề đầu tư bất động sản".

Một số chuyên gia trong ngành chia sẻ, việc nhà đầu tư đuối sức, thậm chí không có việc làm, mất thu nhập đã cho thấy có rất nhiều người xem việc đầu tư bất động sản là nghề chính. Tới khi thị trường lao dốc họ cũng đuối theo. Đây cũng là một trong những hệ lụy của thị trường bất động sản

Ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam cho rằng, nguồn cơn gây nên sự trầm lắng trên diện rộng của thị trường bất động sản hiện nay xuất phát từ sự phát triển nóng và bất cân đối của thị trường trong những năm trước. Sau giai đoạn khủng hoảng năm 2008 - 2012, thị trường bắt đầu bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng mới. 

Theo đó, giai đoạn 2015-2019, thị trường chứng kiến sự tăng nóng về nguồn cung, tiêu thụ và đặt biệt là mặt bằng giá. Nếu so với năm 2015, giá bán bất động sản hiện nay đã tăng trung bình từ 2-3 lần, tùy từng khu vực, thậm chí có nơi ghi nhận mức tăng 7-10 lần (những dự án đất nền mang tính đầu cơ ở vùng xa). 


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mặc dù nguồn cung tăng mạnh nhưng các sản phẩm chủ yếu tập trung vào phân khúc cao cấp và hạng sang, dự án vừa túi tiền cho đại đa số người dân ngày càng khan hiếm, đến nay gần như mất tích (3 năm liên tiếp DKRA không ghi nhận nguồn cung căn hộ hạng C với mức giá dưới 30 triệu đồng/m2). Bên cạnh đó, khách mua cũng chủ yếu là nhà đầu tư chiếm tỷ lệ lớn 70-80%, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài lớn, đa phần khách đầu tư sẽ sử dụng đòn bẩy 70% giá trị của bất động sản. Điều này dẫn đến rủi ro khi thị trường bất ổn nhà đầu tư sẽ phải bán tháo sản phẩm để thu hồi vốn.

Cùng với đó, việc nhà nước tăng cường kiểm soát tín dụng, trái phiếu, đặc biệt là lĩnh vực bất động sản. Cùng với động thái thanh tra, kiểm tra các dự án cũng như chủ đầu tư sai phạm, các nút thắt pháp lý chưa được tháo gỡ triệt để, lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao, khó tiếp cận nguồn vốn vay khiến người mua bất động sản thận trọng hơn trong các quyết định xuống tiền... cũng là những nguyên nhân khiến thị trường bất động sản sụt giảm thanh khoản, rơi vào trầm lắng. Nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đuối sức, phải bán tháo tài sản, hoặc cố giữ hàng trong trạng thái đuối sức.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

1 giờ trước

Hà Nội: Tài chính không đủ, nhiều người chấp nhận rủi ro mua chung cư không có sổ hồng

1 giờ trước

Tuổi Tuất hợp hướng nào? Mẹo phong thủy để chọn hướng nhà, hướng phòng mang lại may mắn, tài lộc

1 giờ trước

Doanh nghiệp bất động sản cần một cơ chế thông thoáng hơn

10 giờ trước

Động lực từ Fintech

11 giờ trước