Thị trường bán lẻ dược phẩm càng thêm sôi động: Masan sắp mở chuỗi nhà thuốc thương hiệu Dr. Win, cạnh tranh trực tiếp với nhiều "ông lớn" khác?

Thứ hai, 01/08/2022-23:08
Theo như thông tin từ một số website tuyển dụng, Dr. Win được giới thiệu là chuỗi nhà thuốc lớn nhất tại Việt Nam. Được biết, chuỗi nhà thuốc này đang tuyển dụng dược sĩ với mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu cho dược sĩ trưởng và từ 6 đến 8 triệu đồng cho dược sĩ bán hàng.

Mới đây, thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy, kể Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Winphar đã được thành lập từ ngày 31/3/2022 với số vốn điều lệ là 10 triệu đồng. Trong đó, năm tới 80% vốn là Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp WinCommerce, 20% còn lại là của bà Đỗ Thị Hoàng Yến và ông Trần Phương Bắc (mỗi người nắm giữ 10% vốn). Điều đáng nói, cả bà Đỗ Thị Hoàng Yến và ông Trần Phương Bắc đều đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong Tập đoàn Masan. 

Đến ngày 1/7 năm nay, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Winphar đã đổi tên thành Công ty cổ phần Dr. Win, đồng thời nâng vốn điều lệ từ 10 triệu đồng lên 28,57 tỷ đồng. Thời gian gần đây, một số cửa hàng WinMart của “ông lớn” Masan cũng đang trong quá trình thay đổi giao diện và nâng cấp cơ sở vật chất. Theo đó, những cửa hàng này từ bên ngoài sẽ thể hiện sự tích hợp với Techcombank, Reddi và cả thương hiệu dược phẩm Dr. Win.

Theo như thông tin từ một số website tuyển dụng, Dr. Win được giới thiệu là chuỗi nhà thuốc lớn nhất tại Việt Nam. Được biết, chuỗi nhà thuốc này đang tuyển dụng dược sĩ với mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu cho dược sĩ trưởng và từ 6 đến 8 triệu đồng cho dược sĩ bán hàng.


Chuỗi nhà thuốc này đang tuyển dụng dược sĩ với mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu cho dược sĩ trưởng và từ 6 đến 8 triệu đồng cho dược sĩ bán hàng
Chuỗi nhà thuốc này đang tuyển dụng dược sĩ với mức thu nhập từ 10 đến 12 triệu cho dược sĩ trưởng và từ 6 đến 8 triệu đồng cho dược sĩ bán hàng

Đây không phải lần đầu tiên “ông lớn” Masan thể hiện tham vọng lấn sân sang thị trường bán lẻ dược phẩm. Trước đó, vào hồi tháng 10/2021, thời điểm khi dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, Masan đã cho ra mắt một số cửa hàng mới theo mô hình CVLife đa trải nghiệm tại Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, những cửa hàng này cũng được tích hợp thêm cả WinMart, Techcombank, Phúc Long và Phano Pharmacy. Thời điểm đó, sự xuất hiện của chuỗi nhà thuốc Phano Pharmacy tại cửa hàng tích hợp của Masan đã khiến giới kinh doanh chú ý, đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu việc Tập đoàn Masan chính thức tham dự vào thị trường chuỗi bán lẻ nhà thuốc. 

Qua tìm hiểu được biết, Phano Pharmacy có mặt trên thị trường từ năm 2007, đến nay đã trải qua hành trình 15 năm hình thành và phát triển. Năm 2017, Phano Pharmacy từng dẫn đầu thị trường bán lẻ khi mở rộng đến 60 nhà thuốc. Tuy nhiên, mối quan hệ hợp tác giữa Masan và Phano Pharmacy thực sự là gì, hợp tác chiến lược hay đã có quan hệ sâu sắc hơn thì không ai biết được câu trả lời.

Thời điểm hiện tại, thị trường chuỗi nhà thuốc tại Việt Nam đang ghi nhận 3 tên tuổi hàng đầu, bao gồm Pharmacity với hệ thống 1.128 cửa hàng, Long Châu (thuộc FPT Retail) có hơn 701 điểm bán và An Khang (thuộc Thế Giới Di Động) với 517 cửa hàng. Con số này được ghi nhận dựa theo website chính thức của các đơn vị vào ngày 21/7/2022. Trong thời gian tới, các chuỗi nhà thuốc này đều mang tham vọng mở rộng hệ thống cửa hàng nhiều hơn nữa.


Trước đó, vào hồi tháng 10/2021, thời điểm khi dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, Masan đã cho ra mắt một số cửa hàng mới theo mô hình CVLife đa trải nghiệm tại Hà Nội và TP.HCM
Trước đó, vào hồi tháng 10/2021, thời điểm khi dịch Covid-19 đã dần được kiểm soát, Masan đã cho ra mắt một số cửa hàng mới theo mô hình CVLife đa trải nghiệm tại Hà Nội và TP.HCM

Tuy nhiên, tại thời điểm ngày 21/7, trang web của Phano Pharmacy đang tạm thời đóng, thế nên thông tin về mối quan hệ giữa Phano Pharmacy cùng chuỗi Dr. Win của Masan cũng đang bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, với sự xuất hiện của chuỗi cửa hàng thuốc Dr. Win cùng với sự “chống lưng” của Tập đoàn Masan, thị trường bán lẻ dược phẩm tại Việt Nam sẽ có sự góp mặt của 4 đại gia bán lẻ “máu mặt”. Những đại gia này không chỉ am hiểu thị trường mà còn mạnh về tài chính, đó chính là Pharmacity, FPT Retail, Thế Giới Di Động và Masan Group.

Từ cuối tháng 5 năm nay, trung bình mỗi tháng An Khang đã mở mới trên dưới 100 cửa hàng. Bên cạnh đó, MWG đang đặt kế hoạch mở 800 cửa hàng trong năm 2022 và 2000 cửa hàng trong năm 2023. Trong một diễn biến khác, đến tháng 5/2022 chuỗi nhà thuốc FPT Long Châu đã hoàn thành mục tiêu phủ sóng tại 63 tỉnh thành trên cả nước với tổng cộng 200 cửa hàng. Kế hoạch năm 2022 của Long Châu là mở thêm trên dưới 300 nhà thuốc, hoàn thành cột mốc 800 nhà thuốc vào cuối năm.

Không kém cạnh gì các đối thủ, Pharmacity cũng đã mở đến 200 nhà thuốc trong năm vừa qua, vượt mốc 700 cửa hàng và dẫn đầu thị trường về quy mô điểm bán. Sau khi cắm rễ vững chắc tại TP.HCM, chuỗi dược phẩm bán lẻ này vươn ra Hà Nội và đang dần bao phủ trên phạm vi cả nước. 


Chuỗi các nhà thuốc hàng đầu thị trường cùng với tham vọng mở rộng quy mô sẽ đưa tổng số cửa hàng thuốc trong chuỗi nhà thuốc lên con số 7.300 cửa hàng trong năm 2025
Chuỗi các nhà thuốc hàng đầu thị trường cùng với tham vọng mở rộng quy mô sẽ đưa tổng số cửa hàng thuốc trong chuỗi nhà thuốc lên con số 7.300 cửa hàng trong năm 2025

Tuy nhiên, thị trường dược phẩm vẫn còn rất nhiều cơ hội cho tất cả các bên. Theo như một báo cáo của Bộ phận nghiên cứu Công ty chứng khoán SSI, năm 2016 tổng số cửa hàng thuốc trên cả nước là hoảng 55.300 cửa hàng, với chỉ có 186 cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc (con số này tương đương với khoảng 1% thị phần). Đến năm 2021, khi đã thực hiện việc thắt chặt quy định về việc thuốc không kê đơn được một thời gian dài, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn đối với mỗi nhà thuốc thì tổng số cửa hàng thuốc hoạt động trên thị trường đã giảm xuống chỉ còn 44.600 đơn vị. Tuy nhiên, trong số tổng này thì có tới 1.600 cửa hàng thuộc chuỗi nhà thuốc (con số này tương đương với 4% thị phần).

Có thể thấy, so với thị trường thời điểm hiện tại thì tỷ trọng chuỗi nhà thuốc vẫn còn khá nhỏ. Tuy nhiên, chuỗi các nhà thuốc hàng đầu thị trường cùng với tham vọng mở rộng quy mô sẽ đưa tổng số cửa hàng thuốc trong chuỗi nhà thuốc lên con số 7.300 cửa hàng trong năm 2025. Tức là, số cửa hàng trong chuỗi các nhà thuốc này sẽ chiếm 16% thị phần trong thị trường dược phẩm. Tất nhiên, con số này vẫn chưa bao gồm Dr. Win của Masan. 
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

1 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

2 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

5 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

6 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

7 giờ trước