Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý 3 tăng 196% so với cùng kỳ: Động lực từ đâu?

Thứ hai, 07/11/2022-12:11
Trong thời gian tới, ban lãnh đạo của Sabeco dự kiến sản lượng tiêu thụ năm 2023 có thể phục hồi trở lại thời điểm trước dịch. Đáng chú ý, sản lượng của ngành được dự báo sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ổn định ở mức 5% đến 10% vào năm 2023, đến năm 2024 sẽ là 3% đến 7%. 

Mới đây, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã công bố báo cáo tài chính của quý 3 năm nay. Cụ thể, doanh thu thuần của Tổng công ty được ghi nhận là 8.679 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng mạnh 102%. Trong khi đó, lợi nhuận ròng là 1.395 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 196% nhờ mức nền cơ sở thấp của năm 2021. So với quý 2 liền trước, doanh thu thuần quý 3 của Sabeco chỉ giảm 4% trong khi lợi nhuận ròng giảm 22% theo quý, nguyên nhân bởi tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 34,3% trong quý 2/2022 (do mức nền so sánh cao) xuống còn 31,2% trong quý 3 vừa qua.


So với quý 2 liền trước, doanh thu thuần quý 3 của Sabeco chỉ giảm 4% trong khi lợi nhuận ròng giảm 22% theo quý, nguyên nhân bởi tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 34,3% trong quý 2/2022 xuống còn 31,2%
So với quý 2 liền trước, doanh thu thuần quý 3 của Sabeco chỉ giảm 4% trong khi lợi nhuận ròng giảm 22% theo quý, nguyên nhân bởi tỷ suất lợi nhuận gộp giảm từ 34,3% trong quý 2/2022 xuống còn 31,2%

Theo như số liệu kết quả kinh doanh, Sabeco đang trên đà vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm nay. Chỉ sau 9 tháng đầu năm, Tổng công ty đã hoàn thành được 97% mục tiêu lợi nhuận. Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, ông lớn ngành F&B này có doanh thu thuần là 24.950 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 44%; lợi nhuận sau thuế cũng tăng 75% so với cùng kỳ và đạt 4.424 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2019 - thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19 - con số này vẫn thấp hơn 11,4%. 

Nhu cầu tăng mạnh trong thời gian qua đã giúp sản lượng bia tiêu thụ tăng trưởng, đồng thời mang đến cho Tổng công ty mức tăng trưởng doanh thu lên đến 102% so với cùng kỳ năm trước. Theo như đánh giá của SSI Research, sức khỏe thương hiệu của Sabeco đang ngày càng có sự cải thiện.

Đối với đối thủ cạnh tranh như Heineken, trong quý 3 năm nay công ty này đã ghi nhận mức tăng trưởng 3 con số. Nguyên nhân bởi, doanh nghiệp có mức nền thấp trong quý 3/2021 do bị ảnh hưởng nặng nề về dịch bệnh hơn so với Sabeco. Những biện pháp giãn cách kéo dài tại TP.HCM - vốn là thị trường trọng điểm của Heineken - đã khiến công ty sụt giảm mạnh cả về doanh thu lẫn lợi nhuận trong quý 3/2021 trong khi Sabeco chú trọng và đẩy mạnh việc phân phối trên phạm vi toàn quốc. 

Trong 9 tháng đầu năm, mức tăng trưởng sản lượng bia của Heineken so với cùng kỳ là 33% tại thị trường châu Á Thái Bình Dương. Theo như ước tính của SSI Research, mức tăng trưởng này đã chậm hơn một chút khi so sánh với mức tăng trưởng sản lượng là 36% của Sabeco trong 9 tháng đầu năm nay. Trong thời gian tới, ban lãnh đạo của Sabeco dự kiến sản lượng tiêu thụ năm 2023 có thể phục hồi trở lại thời điểm trước dịch. Đáng chú ý, sản lượng của ngành được dự báo sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ổn định ở mức 5% đến 10% vào năm 2023, đến năm 2024 sẽ là 3% đến 7%. 


Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, ông lớn ngành F&B này có doanh thu thuần là 24.950 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 44%
Sau khi lũy kế 9 tháng đầu năm, ông lớn ngành F&B này có doanh thu thuần là 24.950 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 44%

Lợi nhuận Sabeco tăng lên mạnh mẽ nhờ đâu?

Trong quý 3 năm nay, xét về tỷ suất lợi nhuận gộp của Sabeco, con số này đã giảm xuống so với quý liền trước do chi phí nguyên vật liệu tăng cao, trong khi đó hợp đồng phái sinh phòng ngừa rủi ro cũng đã hết hạn trong nửa cuối của quý 3. Vì thế trong quý này, doanh nghiệp đã ký thêm một hợp đồng phái sinh phòng ngừa rủi ro mới cho khối lượng mạch nha cùng với nhôm. Do đó, chi phí nguyên liệu thô có thể sẽ tăng 2 con số vào năm 2023 so với năm nay. 

Bên cạnh đó, việc nguyên vật liệu được mua bằng “đồng bạc xanh” cũng khiến giá vốn hàng bán bị tác động tiêu cực do tỷ giá USD/VND giảm giá đáng kể trong thời gian qua. Vào năm tới, việc duy trì tỷ suất lợi nhuận gộp cao là không hề dễ dàng, thế nhưng “ông lớn” này đã đặt ra các mục tiêu tiết kiệm chi phí nhằm bù đắp cho việc chi phí nguyên vật liệu tăng cao. Cũng theo Sabeco, doanh nghiệp sẽ nỗ lực cải thiện cơ cấu sản phẩm theo hướng ưu tiên tăng sản lượng tiêu thụ các thương hiệu cận cao cấp (mass-premium). Việc tăng giá này sẽ giúp bù đắp cho phần chi phí nguyên liệu thô tăng lên và được ban lãnh đạo của Sabeco coi là biện pháp cuối cùng.

Trong 3 quý đầu năm, Sabeco đã ghi nhận 3 lần tăng giá bia nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn không hề sụt giảm. Điều này chứng tỏ, khả năng phục hồi về nhu cầu bia của Sabeco ngày càng khả quan. Lần tăng giá gần đâu nhất của công ty là thangs 10/2022 với mức tăng một con số trong khoảng từ 2-3% trong một số SKU nhất định. Theo ước tính của SSI Research, so với thời điểm đầu năm Sabeco đã tăng giá bán bình quân thêm 6%.


Trong 3 quý đầu năm, Sabeco đã ghi nhận 3 lần tăng giá bia nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn không hề sụt giảm
Trong 3 quý đầu năm, Sabeco đã ghi nhận 3 lần tăng giá bia nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn không hề sụt giảm

Cũng trong quý 3 nay, tỷ lệ chi phí bán hàng cùng với quản lý trên doanh thu của công ty là 15,8% trong khi cùng kỳ năm trước là 17,9%. Đến các quý gần đây, tỷ lệ này tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm - trong quý đầu năm nay là 12,9%.

Trong quý 3/2022, chi phí quảng cáo và khuyến mại cũng đã tăng 8% so với quý liền trước bởi áp lực cạnh tranh tăng lên, ví dụ như tỷ lệ chi phí quảng cáo cùng với khuyến mại trên doanh thu đã tăng từ mức 7,8% trong quý 2 năm nay lên mức 8,8% trong quý 3. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có một số chi phí ghi nhận một lần có liên quan đến việc triển khai hệ thống cùng với chi phí lương trích trước. Sabeco kỳ vọng, trong quý 4 năm nay tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý trên doanh thu sẽ tiếp tục duy trì xu hướng giảm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Bất động sản sẽ là "kênh dẫn vốn" kiều hối tốt trong thời gian tới

16 phút trước

Fed giữ nguyên lãi suất lần thứ 6

3 giờ trước

Chứng khoán Việt Nam tăng trưởng nhờ nhiều "bàn đạp”

3 giờ trước

Áp lực tài chính đè nặng lên các startup AI

4 giờ trước

Cổ phiếu “bank - chứng - thép” được nhà đầu tư quan tâm

4 giờ trước