Qua thời “tiền rẻ”, lãi vay đang bào mòn lợi nhuận của Thế Giới Di Động

Thứ năm, 23/02/2023-09:02
Trong giai đoạn 2020-2021, cùng nghiệp vụ mang tiền gửi ngân hàng với lãi suất cao và việc huy động vốn giá rẻ từ các nhà băng nước ngoài đã giúp ông lớn Thế Giới Di Động không những không mất chi phí trả lãi mà còn ghi nhận khoản lãi lên đến hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động này. 

Theo Doanhnhan.vn, trong thời gian qua Công ty cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (Mã chứng khoán: MWG) luôn nằm trong top những doanh nghiệp sở hữu lượng tiền, tương đương tiền cùng với tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn lớn ở trên sàn chứng khoán. Kể từ quý 2/2020, lượng tiền nhàn rỗi của MWG bắt đầu tăng mạnh. Thậm chí, có thời điểm cuối quý 4/2021, lượng tiền nhàn rỗi còn chạm mốc 18.379 tỷ đồng - mức cao nhất kể từ khi Thế Giới Di Động công bố báo cáo tài chính. 

Tính đến cuối quý 4/2022, tổng tiền, tương đương tiền cùng với tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn của Thế Giới Di Động là 15.180 tỷ đồng, chiếm đến 27% tổng tài sản của công ty. Khoản tiền gửi ngân hàng trong năm 2022 đã mang về 854 tỷ đồng cho MWG, so với năm 2021 đã đi lùi 12%. 


Tính đến cuối quý 4/2022, tổng tiền, tương đương tiền cùng với tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn của Thế Giới Di Động là 15.180 tỷ đồng, chiếm đến 27% tổng tài sản của công ty
Tính đến cuối quý 4/2022, tổng tiền, tương đương tiền cùng với tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn của Thế Giới Di Động là 15.180 tỷ đồng, chiếm đến 27% tổng tài sản của công ty

Chưa kể, chiến lược mở rộng thần tốc các chuỗi hiện hữu, đồng thời thử nghiệm thêm nhiều chuỗi mới trong vài năm qua đã khiến khoản nợ vay của Thế Giới Di Động liên tục tăng cao từ năm 2020 trở đi nhằm bổ sung vốn lưu động. Đáng chú ý, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát và đặc biệt là năm 2021, thời kỳ tiền rẻ với lãi suất thấp đã giúp chi phí lãi vay của MWG ngang ngửa năm 2019 dù nợ vay gia tăng gấp đôi.

Nửa cuối năm ngoái, trong bối cảnh lãi suất leo thang, Thế Giới Di Động đã mạnh tay cắt giảm nợ vay và chủ yếu là những khoản vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn của MWG vào cuối năm 2022 là 10.688 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã giảm 57%, so với cuối quý 3 đã giảm gần 37%. Toàn bộ khoản vay ngắn hạn của MWG đều là vay tín chấp từ ngân hàng với lãi suất thả nổi nhằm bổ sung vốn lưu động. Ngày đáo hạn của khoản này là từ ngày 6/11/2022 đến ngày 17/3/2023.

Theo thống kê của WiGroup, không chỉ Thế Giới Di Động mà giá trị khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của nhóm doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn tính đến cuối năm 2022 đã sụt giảm 7% so với thời điểm tháng 9, con số này tương đương với mức 46.117 tỷ đồng. Trong quý 4/2022, có hơn 15.000 tỷ giá trị tiền cùng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn gửi trong ngân hàng đã được sử dụng, con số này tương đương với 30% các nghĩa vụ thanh toán nợ trả lãi ngắn hạn.


Toàn bộ khoản vay ngắn hạn của MWG đều là vay tín chấp từ ngân hàng với lãi suất thả nổi nhằm bổ sung vốn lưu động; ngày đáo hạn của khoản này là từ ngày 6/11/2022 đến ngày 17/3/2023
Toàn bộ khoản vay ngắn hạn của MWG đều là vay tín chấp từ ngân hàng với lãi suất thả nổi nhằm bổ sung vốn lưu động; ngày đáo hạn của khoản này là từ ngày 6/11/2022 đến ngày 17/3/2023

Cuối quý 3 năm ngoái, Thế Giới Di Động còn phát sinh thêm khoản vay tín chấp dài hạn từ ngân hàng với mức lãi suất thả nổi để bổ sung vốn lưu động với giá trị lên đến 5.901 tỷ đồng. Ngày đáo hạn của khoản vay này là 15/9/2025.

Trong giai đoạn 2020-2021, cùng nghiệp vụ mang tiền gửi ngân hàng với lãi suất cao và việc huy động vốn giá rẻ từ các nhà băng nước ngoài đã giúp ông lớn Thế Giới Di Động không những không mất chi phí trả lãi mà còn ghi nhận khoản lãi lên đến hàng trăm tỷ đồng từ hoạt động này. Từ quý 1/2022, chi phí lãi vay của MWG bắt đầu vượt khoản lãi tiền gửi do lãi suất tăng mạnh. Đến quý 4/2022, khoảng cách này càng trở nên xa hơn khi MWG đã lỗ 245 tỷ liên quan đến 2 khoản này.

Tính chung cả năm 2022, Thế Giới Di Động có tổng chi phí lãi vay là 1.362 tỷ đồng, so với năm 2021 đã cao gấp đôi. Đáng chú ý, lãi tiền gửi chỉ mang về cho công ty 854 tỷ đồng trong khi tổng doanh thu tài chính là 1.313 tỷ đồng. Thế Giới Di Động đã lỗ ròng 69 tỷ đồng từ hoạt động tài chính trong cả năm 2022. 

Quý 4/2022, biên lãi thuần của Thế Giới Di Động sụt giảm mạnh, xuống chỉ còn 2% do chi phí lãi vay và chi phí bán hàng đồng loạt tăng cao. Đây là biên lãi thuần quý thấp nhất của MWG kể từ khi công ty công bố báo cáo tài chính quý vào năm 2014 cho đến nay.


Theo thống kê của WiGroup, không chỉ Thế Giới Di Động mà giá trị khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của nhóm doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn tính đến cuối năm 2022 đã sụt giảm 7% so với thời điểm tháng 9
Theo thống kê của WiGroup, không chỉ Thế Giới Di Động mà giá trị khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn của nhóm doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn tính đến cuối năm 2022 đã sụt giảm 7% so với thời điểm tháng 9

Liên quan đến vấn đề này, SSI Research dự báo lãi suất trung bình trong năm 2023 vẫn có thể tăng nhưng tốc độ sẽ chậm hơn (khoảng 50 đến 100 điểm cơ bản vào năm 2023 trong khi năm 2022 là 200 đến 300 điểm cơ bản). Với dự đoán nhu cầu tiêu thụ yếu, các nhà bán lẻ như Thế Giới Di Động có thể lựa chọn tích trữ ít hàng tồn kho hơn, từ đó giảm áp lực lên chi phí lãi vay. Cùng kế hoạch mở mới thận trọng trong năm 2023, nhiều khả năng tổng chi phí tài chính của ông lớn này sẽ giảm.

Theo các chuyên gia phân tích của SSI, tăng vốn là một yếu tố vô cùng tích cực giúp hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ, đặc biệt trong bối cảnh chi phí ngày càng tăng cao. Đồng thời, Thế Giới Di Động cũng đã hoãn việc tăng vốn cho công ty mảng bách hóa từ quý đầu năm sang quý 2/2023. Khi cổ phiếu phát hành thành công, MWG cũng có thể giảm phần nào áp lực về mặt tài chính. 

Ưu tiên hàng đầu để MWG kiểm soát chi phí là gì?

Sau 3 quý liên tiếp ghi nhận tăng trưởng dương, kể từ quý 4/2022 Thế Giới Di Động bắt đầu có sự sụt giảm về doanh thu và lợi nhuận một cách đáng kể. Nguyên nhân bởi, sức mua điện thoại và các sản phẩm điện máy đã giảm mạnh mẽ hơn so với dự kiến. Chưa kể, xu hướng thắt chặt chi tiêu của người dân diễn ra cả đối với những mặt hàng thực phẩm và đồ dùng thiết yếu khác. 


Tính chung cả năm 2022, Thế Giới Di Động có tổng chi phí lãi vay là 1.362 tỷ đồng, so với năm 2021 đã cao gấp đôi, lãi tiền gửi chỉ mang về cho công ty 854 tỷ đồng trong khi tổng doanh thu tài chính là 1.313 tỷ đồng
Tính chung cả năm 2022, Thế Giới Di Động có tổng chi phí lãi vay là 1.362 tỷ đồng, so với năm 2021 đã cao gấp đôi, lãi tiền gửi chỉ mang về cho công ty 854 tỷ đồng trong khi tổng doanh thu tài chính là 1.313 tỷ đồng

Thời điểm hậu Covid-19, nhu cầu mua sắm bùng nổ, vì thế hàng tồn kho của Thế Giới Di Động bắt đầu tăng mạnh kể từ quý 4/2021. Trong quý cuối năm qua, sự suy giảm về nhu cầu mua sắm đã khiến doanh nghiệp này buộc phải cắt giảm hàng tồn kho xuống còn 25.696 tỷ đồng, so với cuối quý 1/2022 đã giảm 21%, đồng thời giảm 10% sau một quy. Trong quý 4/2022, chỉ số vòng quay hàng tồn kho của Thế Giới Di Động cũng đã giảm đáng kể. 

Mới đây, trong buổi gặp gỡ với các nhà đầu tư, ông Đoàn Văn Hiểu Em - thành viên HĐQT của Thế Giới Di Động chia sẻ quan điểm của mình và cho biết, không chỉ riêng MWG mà các đơn vị phân phối khác trên toàn thị trường đều không đạt được mức tăng trưởng không như kỳ vọng trong quý 4/2022 cùng với tháng Tết vừa qua. Hậu quả, hàng tồn kho ngoài thị trường vẫn đang ở mức khá lớn. 

Điều này gây áp lực lên thị trường, buộc thị trường phải xả hàng mạnh. Rất có thể, Thế Giới Di Động sẽ bị ảnh hưởng, buộc công ty cũng phải làm theo thị trường để duy trì doanh thu. Tuy nhiên, ông Đoàn Văn Hiểu Em nhấn mạnh, Thế Giới Di Động  sẽ không vì giảm giá để xả hàng tồn mà công ty muốn giữ doanh thu. Do đó, việc này có thể sẽ gây ảnh hưởng tới biên lợi nhuận gộp của Thế Giới Di Động, tuy nhiên vị lãnh đạo này cho rằng đây chỉ là tác động ngắn hạn trong quý đầu năm hoặc sẽ kéo dài sang quý 2/2023 mà thôi.


Tập trung kiểm soát hàng tồn kho chính là ưu tiên hàng đầu của Thế Giới Di Động trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn để tối ưu tối đa về mặt chi phí
Tập trung kiểm soát hàng tồn kho chính là ưu tiên hàng đầu của Thế Giới Di Động trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn để tối ưu tối đa về mặt chi phí

Cũng theo vị này, tập trung kiểm soát hàng tồn kho chính là ưu tiên hàng đầu của Thế Giới Di Động trong bối cảnh thị trường nhiều khó khăn để tối ưu tối đa về mặt chi phí. Theo ông Đoàn Văn Hiểu Em, sức mua sụt giảm trong nửa cuối năm ngoái đã được doanh nghiệp dự báo từ sớm, đồng thời có biện pháp siết chặt. Theo đó, số ngày tồn kho sẽ được kiểm soát thông qua hệ thống; tùy theo từng nhóm hàng và sản phẩm sẽ có những quy định riêng về số ngày tồn kho.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Lãi suất cho vay bất động sản thấp kỷ lục nhưng thị trường chưa thể hấp thụ

13 giờ trước

Hơn 78 triệu cổ phiếu TAR sẽ chính thức bị hủy niêm yết từ ngày 21/5

14 giờ trước

Chuyên gia SGI Capital: Môi trường đầu tư đã kém thuận lợi hơn, nhà đầu tư cần kỷ luật và kiên nhẫn khi lựa chọn cơ hội xuống tiền

16 giờ trước

Giá vé máy bay chưa vượt khung quy định

16 giờ trước

Doanh nghiệp ngoài ngành tham gia “cuộc đua” dành quỹ đất khu công nghiệp

18 giờ trước