Ông Lê Viết Hải tiếp tục đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

Chủ nhật, 01/01/2023-20:01
Mới đây, HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã công bố Nghị quyết hoãn thi hành đơn xin từ nhiệm chức vụ Chủ tịch cũng như xin rút khỏi tư cách thành viên HĐQT đối với ông Lê Viết Hải.

Điều này đồng nghĩa với việc, ông Lê Viết Hải vẫn tiếp tục giữ vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bắt đầu từ ngày 1/1 năm nay. Đồng thời, Nghị quyết này cũng thông qua việc hoãn thi hành đối với việc bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc cho ông Lê Viết Hiếu cũng như hoãn thi hành việc bầu ông Nguyễn Công Phú vào chức vụ Chủ tịch HĐQT theo Nghị quyết ban hành vào ngày 14/12/2022 vừa qua.

Theo Zing News, Xây dựng Hòa Bình còn quyết định hoãn thi hành việc thành lập Hội đồng Sáng lập Tập đoàn theo một Nghị quyết khác ban hành vào ngày 14/12/2022.


Trước đó vào ngày 14/12/2022, Tập đoàn cũng đã công bố thông tin về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú - Thành viên HĐQT độc lập - đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1
Trước đó vào ngày 14/12/2022, Tập đoàn cũng đã công bố thông tin về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú - Thành viên HĐQT độc lập - đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1

Liên quan đến vấn đề này, đại diện của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết, việc hoãn thi hành những nội dung kể trên là nhằm củng cố cơ sở pháp lý cũng như thiết lập mô hình quản trị mới một cách vững chắc trong việc thực thi những nội dung này. Doanh nghiệp cũng mong muốn có thể đảm bảo thông suốt mọi hoạt động trong thời điểm Tết Nguyên Đán đang ngày càng cận kề. 

Trước đó vào ngày 14/12/2022, Tập đoàn cũng đã công bố thông tin về việc chấp thuận đơn xin từ nhiệm của ông Lê Viết Hải, đồng thời bổ nhiệm ông Nguyễn Công Phú - Thành viên HĐQT độc lập - đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 1/1. Vào thời điểm đó, ông Lê Viết Hải cho biết, việc từ nhiệm là để đảm bảo tính pháp lý trong việc đề cử ông Lê Viết Hiếu giữ vị trí Tổng giám đốc (theo quy định của Luật Doanh nghiệp số 59/2022/QH14) trong kỳ Đại hội đồng Cổ đông năm 2023 sắp tới.

4 tháng trước, ông Lê Viết Hiếu cũng đã quyết định rời khỏi vị trí Tổng giám đốc, chuyển sang giữ chức Phó tổng giám đốc thường trực của Tập đoàn. Kể từ đó cho đến nay, vị trí Tổng giám đốc của doanh nghiệp này vẫn luôn để trống. 

Để có thể đảm bảo quyền kiểm soát công ty, ông Hải đã đề xuất thành lập Hội đồng Sáng lập với mục đích tham mưu, tư vấn cũng như phản biện cho HĐQT và ban điều hành trong các chiến lược cùng với các kế hoạch quan trọng của Tập đoàn. HĐQT đã nhất trí thông qua đối với quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Sáng lập vào ngày 14/12/2022.

Theo Báo Đầu Tư, Ông Lê Viết Hải sinh năm 1958, quê quán tại Thừa Thiên - Huế. Ông Lê Viết Hải từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP HCM, sau đó trở thành người sáng lập và giữ chức điều hành Văn phòng xây dựng Hòa Bình kể từ năm 1987. Khi doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần kể từ năm 2000, ông Hải giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kể từ đó cho đến nay. 


Ông Lê Viết Hải từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP HCM, sau đó trở thành người sáng lập và giữ chức điều hành Văn phòng xây dựng Hòa Bình kể từ năm 1987
Ông Lê Viết Hải từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP HCM, sau đó trở thành người sáng lập và giữ chức điều hành Văn phòng xây dựng Hòa Bình kể từ năm 1987

Trong khi đó, Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình được thành lập năm 1987, thời điểm ban đầu chỉ có 20 nhân viên, chủ yếu nhận về thiết kế cũng như thi công công trình nhà ở tư nhân. Đến năm 2006, doanh nghiệp này chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HoSE) với vốn điều lệ vào thời điểm đó là khoảng 54 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, vốn điều lệ của Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình đã được nâng lên mức 2.741 tỷ đồng.

Mục tiêu doanh thu 17.500 tỷ đồng trong năm 2022

Đáng chú ý, Xây dựng Hòa Bình trong năm 2022 đặt mục tiêu doanh thu là 17.500 tỷ đồng cùng với 350 tỷ đồng lãi sau thuế, so với cùng kỳ năm trước đã lần lượt ghi nhận mức tăng tương đương là 54% và 261%. Thời điểm hiện tại, tập đoàn này đang xúc tiến thực hiện chiến lược đầu tư cũng như thi công xây dựng hướng ra các thị trường nước ngoài.

Trong đó, có 4 thị trường chính là tập đoàn đang hướng đến là Canada, Australia, Mỹ và châu  u. Theo đánh giá của lãnh đạo công ty, các thị trường này đều có môi trường kinh doanh lý tưởng cùng với tốc độ tăng trưởng nhà ở cao. Đặc biệt, giá xây dựng tại các thị trường này đều rất cao. Vì thế, lãnh đạo công ty kỳ vọng rằng, giá xây dựng cao sẽ giúp cho doanh thu và lợi nhuận từ các thị trường nước ngoài đóng góp đáng kể cho tập đoàn.

Để có thể đầu tư ở một quốc gia mới, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình dự kiến sẽ triển khai theo 3 hướng, bao gồm: Thứ nhất, không đầu tư vào dự án; Thứ hai, tham gia với tư cách là nhà đồng phát triển dự án và cuối cùng là mua lại công ty xây dựng đang hoạt động ở địa phương. Trong đó, phương án 2 và 3 sẽ được tập đoàn ưu tiên hơn cả. 


Khi doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần kể từ năm 2000, ông Hải giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kể từ đó cho đến nay
Khi doanh nghiệp chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần kể từ năm 2000, ông Hải giữ vị trí Chủ tịch HĐQT kể từ đó cho đến nay

Đối với giải pháp tham gia phát triển dự án với tư cách nhà đồng phát triển, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã xác định hơn 20 dự án khả thi, bao gồm cả 10 dự án có tiềm năng trung bình hoặc cao với doanh thu rơi vào khoảng 350 triệu USD. Xây dựng Hòa Bình có một nguyên tắc đầu tư vô cùng quan trọng đó là, đầu tư vào dự án với tỷ lệ không quá 20%.

Đối với phương án M&A, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình sẽ thực hiện mua lại công ty xây dựng địa phương với tỷ lệ chi phối. Dự kiến, tập đoàn này trong giai đoạn 2022 - 2024 sẽ tập trung đầu tư phát triển dự án, đồng thời mua lại nhóm công ty đầu tiên. Sau đó, lợi nhuận sẽ được tạo ra trong giai đoạn 2024 - 2026. Mỗi năm, Xây dựng Hòa Bình đều đánh giá lại chiến lược cũng như kết quả kinh doanh. Trong trường hợp mọi thứ diễn biến tốt, công ty sẽ M&A nhóm công ty thứ hai vào giai đoạn 2026 - 2029. Đến giai đoạn 2030 - 2032, Hòa Bình sẽ xem xét về việc mua lại nhóm công ty thứ nếu như thị trường diễn biến thuận lợi.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Không hề tích cực hoàn toàn, AI còn tiềm ẩn nhiều "mặt trái" đáng sợ

1 giờ trước

Ngành đường sắt và hàng không báo lãi đậm

1 giờ trước

Bất chấp lãi suất huy động tăng nhẹ, một số ngân hàng vẫn giảm lãi suất cho vay mua nhà

1 giờ trước

Nóng bỏng “cuộc chiến” cạnh tranh về giá của các nhà bán lẻ nội địa

5 giờ trước

Tháng 4/2024, PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

5 giờ trước