meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhu cầu sụt giảm, tăng trưởng tín dụng năm 2023 không có gì đột biến?

Thứ tư, 08/03/2023-16:03
Mới đây nhất, hệ thống ngân hàng đã thống nhất và đồng loạt giảm 0,5 điểm % lãi suất huy động với kỳ hạn trên 6 tháng, tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Các chuyên gia nhận định, việc giảm lãi suất không phải vấn đề một sớm một chiều bởi tác động từ những chính sách này sẽ luôn có độ trễ nhất định. 

Thanh khoản hệ thống đang “thừa nhiều hơn thiếu”

Một công ty chứng khoán ước tính, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến cuối tháng 2 năm nay ước tính chỉ đạt khoảng 1,1%, so với con số 2,7% của cùng kỳ năm trước chỉ chưa bằng một nửa. Theo ước tính, tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội và TP HCM lần lượt ở mức 2% và 0,4% so với thời điểm đầu năm. Nếu so sánh với mức tăng trưởng của cùng kỳ năm 2022, cả 2 con số trên đều đã thấp hơn đáng kể.

Đáng chú ý, Ngân hàng Nhà nước trong tháng 2 đã thực hiện việc hút ròng mạnh mẽ qua thị trường mở, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng VND vào giữa tháng đã giảm xuống chỉ còn 3,6%/năm. Đây là con số thấp nhất kể từ đầu năm, so với lãi suất cho vay qua đêm đối với đồng USD vẫn thấp hơn 76 điểm cơ bản. 

Như vậy, tính từ đầu tháng cho đến ngày 24/2 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 189.000 tỷ đồng trên OMO; trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước trong tháng trước đã bơm ròng 122.000 tỷ đồng. Đây chính là quy mô rút ròng lớn nhất tính theo tháng kể từ khi Ngân hàng Nhà nước kích hoạt lại kênh bơm/hút vốn trên thị trường mở kể từ tháng 6 năm ngoái. Tính đến gần cuối tháng 2, lãi suất cho vay qua đêm đã hồi mục nhanh, lên mức xấp xỉ 6,2%/năm, phù hợp với việc Ngân hàng Nhà nước điều hành cung tiên.


Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến cuối tháng 2 năm nay ước tính chỉ đạt khoảng 1,1%, so với con số 2,7% của cùng kỳ năm trước chỉ chưa bằng một nửa; tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội và TP HCM lần lượt ở mức 2% và 0,4% so với thời điểm đầu năm. Nguồn: SSI Research
Tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến cuối tháng 2 năm nay ước tính chỉ đạt khoảng 1,1%, so với con số 2,7% của cùng kỳ năm trước chỉ chưa bằng một nửa; tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội và TP HCM lần lượt ở mức 2% và 0,4% so với thời điểm đầu năm. Nguồn: SSI Research

Liên quan đến vấn đề này, các chuyên gia phân tích của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, đây chính là tín hiệu cho thấy rằng, thanh khoản hệ thống vẫn đang “thừa nhiều hơn thiếu”. Cụ thể, các chuyên gia VDSC nhận định: “Chúng tôi cho rằng, một phần nguyên nhân đến từ nhu cầu tín dụng thấp cùng với áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp trong những tháng đầu năm vẫn chưa được mạnh mẽ”.

Ngoài ra, một trong số những yếu tố tác động trực tiếp đến nhu cầu tín dụng là vấn đề giá cả, cụ thể ở đây là lãi suất cho vay. Mặt bằng lãi suất cao là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng khiến nhu cầu tín dụng trong thời gian qua luôn ở mức thấp. Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp, thời điểm hiện tại chi phí lãi vay đang ở mức quá cao. Được biết, lãi suất cho vay trung bình dài hạn ở nhiều ngân hàng đã tăng lên mức 13-35%/năm, khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh. 

Mới đây nhất, hệ thống ngân hàng đã thống nhất và đồng loạt giảm 0,5 điểm % lãi suất huy động với kỳ hạn trên 6 tháng, tạo cơ sở để giảm lãi suất cho vay. Các chuyên gia nhận định, việc giảm lãi suất không phải vấn đề một sớm một chiều bởi tác động từ những chính sách này sẽ luôn có độ trễ nhất định. 


Ngân hàng Nhà nước trong tháng 2 đã thực hiện việc hút ròng mạnh mẽ qua thị trường mở, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng VND vào giữa tháng đã giảm xuống chỉ còn 3,6%/năm, so với lãi suất cho vay qua đêm đối với đồng USD vẫn thấp hơn 76 điểm cơ bản. Nguồn: SSI Research
Ngân hàng Nhà nước trong tháng 2 đã thực hiện việc hút ròng mạnh mẽ qua thị trường mở, lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng VND vào giữa tháng đã giảm xuống chỉ còn 3,6%/năm, so với lãi suất cho vay qua đêm đối với đồng USD vẫn thấp hơn 76 điểm cơ bản. Nguồn: SSI Research

Tăng trưởng tín dụng năm 2023 không có gì đột biến

Nhiều công ty chứng khoán trước đó cũng đưa ra dự báo, mức tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ không được như năm 2022 mà ở mức khiêm tốn hơn. Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, tăng trưởng tín dụng của cả năm 2023 chỉ ở mức khiêm tốn 13% do bất động sản khó khăn, triển vọng kinh tế kém tích cực cùng với mặt bằng lãi suất cao.

Trong một diễn biến khác, các chuyên gia tại VDSC lại đưa ra nhận định khác và cho rằng tăng trưởng tín dụng năm 2023 sẽ ở mức thấp hơn, trong khoảng từ 11-12%. Ngoài ra, hạn mức tín dụng tiếp tục được sử dụng như một công cụ nhằm điều hướng tín dụng vào nền kinh tế và phân bổ theo tình hình cung - cầu tín dụng sao cho phù hợp. Trong năm nay, chính sách tiền tệ sẽ ưu tiên cho việc giữ đà tăng lãi suất trong nền kinh tế nhằm hỗ trợ cho đà tăng trưởng của kinh tế, đảm bảo hệ thống luôn duy trì ổn định.

Để thực hiện được các mục tiêu ở trên, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phải đánh đổi một số mục tiêu ổn định cũng như an toàn dài hạn nhằm giải quyết được những vấn đề trong ngắn hạn. Trong năm nay, mục tiêu lạm phát đã được nới lỏng lên 4,5% và được chia sẻ từ chính sách tài khóa và điều hành tỷ giá kỳ vọng sẽ giảm áp lực so với trước. 

Chứng khoán BIDV (BSC) cũng đưa ra quan điểm tương tự. Các chuyên gia tại đây cho biết, tình trạng lạm phát tại Việt Nam đang trên đà tăng mạnh. Rất có thể, Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% đúng theo kế hoạch hiện hành và Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất điều hành thêm khoảng 0,5 - 1 điểm %. Những động thái này sẽ tác động trực tiếp đến lượng tiền “bơm” vào nền kinh tế Việt Nam, cung tiền cũng như tăng trưởng tín dụng. 


Để thực hiện được các mục tiêu, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phải đánh đổi một số mục tiêu ổn định cũng như an toàn dài hạn nhằm giải quyết được những vấn đề trong ngắn hạn
Để thực hiện được các mục tiêu, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ phải đánh đổi một số mục tiêu ổn định cũng như an toàn dài hạn nhằm giải quyết được những vấn đề trong ngắn hạn

Về tăng trưởng tín dụng năm nay, BSC đã đưa ra 2 kịch bản trái ngược. Thứ nhất, kịch bản xấu hơn khi tình trạng lạm phát tại Việt Nam tăng cao, Fed nâng lãi suất thêm hơn 0,75 điểm %, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng lãi suất điều hành thêm 1 điểm %, điều này đồng nghĩa với việc mức tăng trưởng cung tiền tín dụng sẽ chỉ khoảng 6% và 10%. Tuy nhiên, đối với kịch bản lạc quan hơn, BSC cho rằng lạm phát 

Việt Nam sẽ được kiểm soát và Fed nâng lãi suất thêm khoảng 0,75 điểm % sẽ khiến lãi suất điều hành thêm 0,5 điểm %. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu hồi phục sẽ giúp cung tiền và tăng trưởng tín dụng tăng cao hơn, lần lượt ở mức 12% và 14%. 

Trong khi đó, các chuyên gia Chứng khoán KB (KBSV) cho rằng, tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 sẽ chậm lại. Rào cản lớn nhất chính là vấn đề căng thẳng của thanh khoản hệ thống. Các chuyên gia phân tích, những điều kiện kinh tế vĩ mô đang có tín hiệu ổn định sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có động thái nhằm cải thiện nguồn cung tiền, từ đó giảm áp lực thanh khoản cho cả hệ thống. 

Tuy nhiên, để cân bằng được cung tiền và tăng trưởng tín dụng sẽ phải mất khoảng 3-6 tháng, đó là chưa tính đến khả năng tỷ giá cùng với lạm phát có thể quay trở lại. Do đó, trong nửa đầu năm nay, tín dụng sẽ bị kìm hãm, tăng trưởng ở mức rất thấp. Đến nửa cuối năm, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng sẽ cải thiện. Theo dự báo của các chuyên gia KBSV, tăng trưởng tín dụng cho cả năm 2023 sẽ tương đương với những năm trước, dao động trong khoảng 13-14%.


Các chuyên gia Chứng khoán KB (KBSV) phân tích, những điều kiện kinh tế vĩ mô đang có tín hiệu ổn định sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có động thái nhằm cải thiện nguồn cung tiền, từ đó giảm áp lực thanh khoản cho cả hệ thống
Các chuyên gia Chứng khoán KB (KBSV) phân tích, những điều kiện kinh tế vĩ mô đang có tín hiệu ổn định sẽ tạo điều kiện để Ngân hàng Nhà nước có động thái nhằm cải thiện nguồn cung tiền, từ đó giảm áp lực thanh khoản cho cả hệ thống

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh trong quý đầu năm nay của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dư nợ toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng sẽ tăng bình quân 4% trong quý này, cả năm 2023 tăng 13,7%. So với mức kỳ vọng trong kỳ điều tra trước, con số này đã giảm 1,9 điểm %. Đáng chú ý, những con số về kế hoạch tăng trưởng ở mức khiêm tốn của một số ngân hàng thương mại mới được công bố cũng phần nào phản ánh nhu cầu tín dụng yếu đi trong năm 2023.

Cụ thể, Vietcombank - quán quân lợi nhuận trong ngành ngân hàng năm 2022 - đã đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng ở mức 12,8%; trong khi đó mức tăng trưởng cho vay khách hàng năm 2021 là 19% (chưa loại trừ dư nợ 51.000 tỷ đồng dự kiến bán cho một tổ chức tín dụng yếu kém nhận chuyển giao bắt buộc trong năm nay).

Trong khi đó, Eximbank đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ năm 2023 là 14%, tương đương với năm 2022. Ngân hàng Nam A Bank dự kiến tăng 10,4% trong năm nay, trong khi năm 2021 tăng trưởng tín dụng đạt 16%. Không phải tất cả các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng dư nợ giảm so với năm trước, tuy nhiên những con số ở trên đã phần nào phản ánh hiện thực rằng, các ngân hàng trong năm 2023 đã đưa ra những con số thận trọng hơn trong bối cảnh còn nhiều khó khăn và thách thức.


Trong bối cảnh thị trường trái phiếu vẫn còn đang đóng băng, ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng khi là kênh huy động chính của các doanh nghiệp cho đến khi Nghị định 65 được chính thức sửa đổi. Ảnh minh họa
Trong bối cảnh thị trường trái phiếu vẫn còn đang đóng băng, ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng khi là kênh huy động chính của các doanh nghiệp cho đến khi Nghị định 65 được chính thức sửa đổi. Ảnh minh họa

Giới phân tích cũng đưa ra những nhận định về nhu cầu tín dụng trong năm 2023. Cụ thể, mặt bằng lãi suất dù đã ở mức tương đối cao ngay cả khi so sánh với thời điểm trước dịch nhưng nhu cầu vay vốn vẫn luôn hiện hữu. Trong bối cảnh thị trường trái phiếu vẫn còn đang đóng băng, ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng khi là kênh huy động chính của các doanh nghiệp cho đến khi Nghị định 65 được chính thức sửa đổi. 

Liên quan đến vấn đề này, PGS. TS Phạm Thế Anh - chuyên gia kinh tế - cho biết: “Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới vẫn còn khó khăn, do đó sẽ có sự dịch chuyển từ thị trường này sang phía thị trường ngân hàng. Chính vì thế, nhu cầu tăng trưởng tín dụng vẫn còn cao, đồng thời đảm bảo được tăng trưởng của ngành ngân hàng trong thời gian tới”. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Tin mới cập nhật

Từ 1/7: ADN và giọng nói sẽ được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp

9 giờ trước

Siết tỷ lệ cấp tín dụng tối đa với một khách hàng: Ngân hàng mong muốn có ngoại lệ

9 giờ trước

Éo le cầu gần 400 tỷ xây xong đã lâu nhưng người dân vẫn phải gọi đò sang sông

9 giờ trước

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

9 giờ trước

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

14 giờ trước