Nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái quốc gia Đông Nam Á nào sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên?

Thứ sáu, 16/09/2022-09:09
Trong trường hợp một cuộc suy thoái nổ ra, châu Á được dự báo sẽ khó tránh khỏi những tác động tiêu cực và một số quốc gia khu vực Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với phần còn lại.

Nước Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới vừa ghi nhận hai quý đi lùi liên tiếp, thỏa mãn điều kiện của một cuộc suy thoái kỹ thuật. Tuy nhiên, việc một cuộc suy thoái đúng nghĩa đã, đang và sẽ xảy ra hay không vẫn là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp.

Theo đó, trong trường hợp một cuộc suy thoái nổ ra, khu vực châu Á được dự báo sẽ khó tránh khỏi những tác động tiêu cực, và một số quốc gia Đông Nam Á sẽ hứng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn so với phần còn lại.

Mới đây, chia sẻ của các chuyên gia kinh tế với CNBC cho rằng nếu kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, hai "nạn nhân" đó lần lượt là Singapore và Thái Lan.

Nguyên nhân khiến Singapore “dễ bị tổn thương hơn” so với các quốc gia khác trong khu vực khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái là do "sự phụ thuộc lớn", Nhà kinh tế học Chua Hak Bin từ Maybank, chia sẻ.


Nền kinh tế Singapore có độ mở lớn do đó rất nhạy cảm đối với suy thoái tại Mỹ
Nền kinh tế Singapore có độ mở lớn do đó rất nhạy cảm đối với suy thoái tại Mỹ

Khi được khỏi nền kinh tế nào ở khu vực Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, vị chuyên gia tới từ Maybank nghĩ ngay tới Singapore vì quy mô nền kinh tế nhỏ nhưng có độ mở lớn cũng như phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của quốc đảo này. Nhận định này cũng nhận được sự đồng tình từ Selina Ling, Kinh tế trưởng tại ngân hàng OCBC.

“Tôi nghĩ ngay đến những nền kinh tế mở và phụ thuộc nhiều vào thương mại như Singapore, Hàn Quốc và phần nào đó là Thái Lan,” bà Selina cho biết.

Singapore

Báo cáo hồi tháng 8 của Maybank cho thấy, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore "có lịch sử tương quan" với các chu kỳ tăng trưởng của kinh tế Mỹ bởi nền kinh tế quốc gia này có thế mạnh về xuất khẩu.

Theo giải thích của ông Chua, thị trường nội địa của Singapore quá nhỏ, đồng thời nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào các dịch vụ thương mại bao gồm hoạt động vận tải và điều phối hàng hóa để tạo ra tăng trưởng.

Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, tỷ lệ thương mại trên GDP vào năm 2021 của quốc đảo này lên đến 338%. Chỉ số này phản ánh độ mở của một nền kinh tế đối với thương mại thế giới.

Ông Chua chỉ rõ rằng độ tương quan và sự phụ thuộc vào nhu cầu từ nước ngoài của Singapore là rất cao. Theo đó, nếu Mỹ rơi vào suy thoái, những nền kinh tế có độ mở cao như Singapore sẽ phải hứng chịu hậu quả.

Chia sẻ với CNBC, Irvin Seah, Chuyên gia kinh tế cấp cao tới từ DBS Group Research  cho biết, quốc gia Singapore có mối quan hệ chặt chẽ với toàn thế giới và bất kỳ "cú sốc" đến từ một quốc gia nào đó cũng sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng của quốc đảo này. Dù vậy, Seah không cho rằng Singapore sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm sau.

Cũng theo báo cáo từ Maybank, nếu nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái thì “khả năng lớn suy thoái sẽ nông chứ không sâu.” Tuy nhiên, ông Chua cho rằng, Mỹ có thể sẽ phải đối mặt với giai đoạn suy thoái "kéo dài" trong khi khả năng suy thoái của Singapore còn phụ thuộc vào một yếu tố nữa đó là thời điểm mở cửa của Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này.


Khả năng suy thoái của Singapore còn phụ thuộc vào thời điểm mở cửa của Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này
Khả năng suy thoái của Singapore còn phụ thuộc vào thời điểm mở cửa của Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của quốc gia này

Singapore là quốc gia xuất khẩu máy móc và thiết bị điện lớn, nhưng sản lượng các sản phẩm này trong tháng 7 đã giảm 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Uỷ ban Phát triển Kinh tế (EDB).

“Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhưng tình hình xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian gần liên tục đi xuống", ông Chua nói. Do đó, vì sự phụ thuộc lớn vào xuất khẩu nên Singapore sẽ cảm nhận rõ áp lực đè nặng trên vai.

Các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng, chính sách Zero Covid của Trung Quốc đã góp phần cản trở sự phục hồi du lịch của quốc đảo này kể từ khi dịch bùng phát.

Năm 2019, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khoảng 3,6 triệu lượt khách Trung Quốc đã tới Singapore, tương ứng với 13% tổng lượt khách quốc tế. . Tuy nhiên, trong năm 2021, Singapore chỉ đón khoảng 88.000 khách du lịch Trung Quốc.

Seah, Nhà kinh tế học từ DBS nhận định khả năng Singapore có ít nhất 1 quý tăng trưởng âm là "hoàn toàn có cơ sở" dù các điều kiện kinh tế đang dần bình thường trở lại.

Thái Lan

Bên cạnh Singapore, Thái Lan cũng nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng đầu tiên nếu Mỹ rơi vào suy thoái theo các dự báo của các chuyên gia kinh tế.

Du lịch là một lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế Thái Lan, góp phần vào việc định hình tăng trưởng kinh tế của quốc gia này. Chi tiêu du lịch đóng góp khoảng 11% vào GDP năm 2019, trước khi đại dịch bùng phát. Cũng trong năm đó, Thái Lan đã đón gần 40 triệu lượt khách du lịch quốc tế, mang về cho quốc gia này hơn 60 tỷ USD doanh thu, theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới.

Theo Reuters, trong năm 2021, với chỉ 428,000 khách quốc tế , nền kinh tế của xứ chùa vàng tăng trưởng 1.5%, thuộc hàng thấp nhất tại khu vực Đông Nam Á.


Thái Lan cũng nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng đầu tiên nếu Mỹ rơi vào suy thoái
Thái Lan cũng nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng đầu tiên nếu Mỹ rơi vào suy thoái

Sau Singapore, ông Chua tin rằng Thái Lan sẽ rơi vào suy thoái. Tuy vậy, tương tự Singapore, yếu tố quyết định số phận của nền kinh tế Thái Lan cũng là thời điểm mở cửa trở lại của Trung Quốc, ông bổ sung.

Ông Seah cho biết, sau khi dịch bùng phát, du khách Trung Quốc không thể tới Thái Lan và việc đó khiến nền kinh tế xứ chùa vàng càng bấp bênh hơn. “Nếu khách du lịch Trung Quốc không sớm quay trở lại, kinh tế Thái Lan sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Khi đó, tăng trưởng suy yếu, lạm phát tăng cao, đồng Baht sẽ đứng trước áp lực mất giá vô cùng lớn”, ông chia sẻ.

Trong khi đó, hai quốc gia Indonesia và Philippines là các nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào thị trường nội địa, đó cũng là lý do hai nước này ít bị ảnh hưởng bởi một cuộc suy thoái tại Mỹ.

“Indonesia và Philippines ít chịu tác động từ suy thoái tại Mỹ và xu hướng sụt giảm nhu cầu từ nước ngoài. Bằng chứng rõ ràng nhất là hai quốc gia này tiếp tục tăng trưởng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009”, theo báo cáo của Maybank.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

14 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

16 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

16 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

20 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

21 giờ trước