Nam sinh 18 tuổi đầu tư chứng khoán từ năm lớp 10: Từng lỗ 25% vốn, giờ chỉ "xuống tiền" duy nhất một mã

Thứ sáu, 25/02/2022-15:02
Cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán Việt mới đây được phen há hốc trước thành tích học tập khủng cùng niềm đam mê chứng khoán của một nam sinh quê ở Đồng Nai.

Trưa 21/2 mới đây, cộng đồng nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam được phen bất ngờ trước bài đăng của một nam sinh trong một hội nhóm về chứng khoán. 

Cụ thể, tài khoản có tên Phan Nguyễn chia sẻ bài đăng với nội dung: "Ngày đầu tuần của cô chú trong group sao rồi? Đi học mà tâm trí để ở 3 chữ cái". Kèm với đó là tấm ảnh chụp bối cảnh lớp học phổ thông, màn hình máy tính xách tay đang hiện bảng điện chứng khoán cùng tấm giấy khen học sinh giỏi.

Bài đăng này ngay sau đó đã được lan tỏa tới nhiều hội nhóm nhà đầu tư chứng khoán. Bên dưới là hàng loạt bình luận của cư dân mạng bày tỏ thích thú trước nam sinh học giỏi lại đam mê chứng khoán này.

"Giỏi! Phát huy! Trau dồi kiến thức nhiều vào bạn nhé!", tài khoản Facebook có tên Trương Quang L. động viên nam sinh. Trương Đắc N. thì dành lời khen ngợi: "Tuổi trẻ ta sống hết mình với thứ gọi là đam mê".


Nam sinh Nguyễn Hữu Phan chia sẻ bức ảnh đang theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán trong giờ giải lao
Nam sinh Nguyễn Hữu Phan chia sẻ bức ảnh đang theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán trong giờ giải lao

"18 tuổi đã là chứng sĩ, bái phục!", tài khoản Hai T. để bình luận. "Thi mấy trường Kinh tế, sau ra làm broker (người môi giới chứng khoán)", Thành nói.

Bên cạnh đó, cũng có một số thành viên lại thắc mắc về độ tuổi được mở tài khoản chứng khoán, thậm chí không tin chuyện nam sinh này có thể sở hữu tài khoản giao dịch của loại hình đầu tư này.

Theo thông tin được biết, nam sinh Nguyễn Hữu Phan (hiện là học sinh lớp 12C08 - Trường THPT Lê Hồng Phong - Đồng Nai) đã xác nhận bài đăng đó do mình đăng tải và không ngờ nó lại được nhiều người quan tâm và ủng hộ đến vậy.

"Em tính chụp ảnh vào giờ ra chơi rồi đăng lên hội nhóm cho vui thôi. Ai dè đâu nhiều anh chị, cô chú nhắn động viên em quá!", Hữu Phan chia sẻ.

Tập tành đầu tư chứng khoán từ lớp 10 bằng tiền lì xì

Hữu Phan cho biết đã tập tành đầu tư chứng khoán từ 3 năm trước. Thời điểm đó, Phan đầu tư trên tài khoản của mẹ. Vốn ban đầu của nam sinh lớp 12 này là "vài triệu tiền lì xì với một số tiền làm thêm trải nghiệm, tổng khoảng 7-8 triệu". Hiện nay, Phan đã tự giao dịch trên tài khoản "chính chủ".

Chia sẻ về quyết định này, Hữu Phan cho biết bản thân tham gia đầu tư chứng khoán vì nhìn thấy được lợi nhuận khổng lồ nếu có tầm nhìn và kiến thức.

Cơ duyên để Phan tham gia vào sàn chứng khoán chính là nhờ một người trong gia đình đã đầu tư trước đó. "Em thấy người nhà của em có tìm hiểu và đầu tư chứng khoán nên em cũng tìm hiểu theo và quyết định tham gia", nhà đầu tư 18 tuổi cho hay.


Hữu Phan tập tành đầu tư chứng khoán từ năm lớp 10
Hữu Phan tập tành đầu tư chứng khoán từ năm lớp 10

Phan chia sẻ, mẹ em luôn ủng hộ con trai tham gia đầu tư, tuy nhiên vẫn phải kiểm soát được việc học hành, học vẫn phải tốt. Theo đó, Nguyễn Hữu Phan vừa hoàn thành học kỳ 1 của lớp 12 với thành tích học sinh giỏi.

Được biết, mẹ của Phan cũng là một nhà đầu tư chứng khoán còn ba cậu thì không. "Nhiều khi ba bảo đừng cho em chơi để còn lo học hành. Tiền lãi bao nhiêu em cũng giấu ba. Ngày nào lỗ nặng chắc chắn "giấu. Ngày đó hai mẹ con cùng sầu. Hôm nào lãi thì gọi ba với em trai đi ăn uống, gọi full menu. Lúc đó thì hai mẹ con lo được", nam sinh cười và nói. 

Cũng giống nhiều nhà đầu tư F0 khác, Hữu Phan cũng từng có khoảng thời gian "đầu tư bằng cảm tính". Tuy nhiên, sau 2 năm, khi đã có thêm kinh nghiệm thì đa phần cậu đã đầu tư theo tầm nhìn cá nhân. Phan tìm hiểu chi tiết về doanh nghiệp mà mình có ý định đầu tư cũng như dự án triển khai của doanh nghiệp đó trong thời gian tới. Đồng thời, xem các tin tức biến động của thị trường Việt Nam và thế giới.

Nhà đầu tư nhỏ tuổi bày tỏ: "Sau gần 3 năm, em thấy mình trưởng thành hơn về kiến thức nhưng chưa là gì so với thị trường chứng khoán khốc liệt, cần phải tìm hiểu học hỏi nhiều hơn nữa".

Nam sinh lớp 12 cũng cho rằng tiếp xúc với chứng khoán từ sớm sẽ có lợi cho những ai muốn tìm hiểu thêm về kiến thức ngoài sách và các bài giảng tại trường lớp. Từ khi tham gia vào thị trường chứng khoán, cậu cảm thấy kiến thức bên ngoài cuộc sống của mình như các vấn đề về doanh nghiệp, về các ngành, về sự khốc liệt của thị trường được cải thiện và tiếp thu nhiều hơn.

Tương tự nhiều nhà đầu tư khác, Hữu Phan cũng từng bị lỗ, đỉnh điểm làm âm 25% tài khoản. Khi đó còn là nhà đầu tư mới, Phan rất buồn và hoảng loạn, sợ tài khoản downtrend (giá thị trường chứng khoán có xu hướng giảm) dài hạn nên đã mua bán không kiểm soát. Thế nhưng, hiện tại thì lỗ là chuyện bình thường vì đa số cổ phiếu của Phan đầu tư đến nay là mã trung, dài hạn nên không quá lo lắng bởi đã có mục tiêu rõ ràng.


Hữu Phan (bên trái) cũng từng bị lỗ, đến âm 25% giá trị đầu tư. Hồi đó thì buồn, hoảng loạn. Giờ thì bình tĩnh tiếp nhận thông tin
Hữu Phan (bên trái) cũng từng bị lỗ, đến âm 25% giá trị đầu tư. Hồi đó thì buồn, hoảng loạn. Giờ thì bình tĩnh tiếp nhận thông tin

Không nên FOMO khi đầu tư chứng khoán

Hữu Phan tiết lộ, hiện em đang nắm mã thuộc nhóm bất động sản khu công nghiệp. Trước Tết có bị rung lắc và một số tin xấu nên đang âm, nhưng về trung hạn thì Phan cho rằng vẫn ổn. Ngoài ra, nam sinh lớp 12 hiện đang "all in" một mã, nhưng không chia sẻ cụ thể về mã mà mình đang dồn tiền.

Chia sẻ kinh nghiệm của mình, theo nhà đầu tư vừa tròn 18 tuổi thị trường chứng khoán chỉ thuận lợi cho những người ham học hỏi, tìm tòi cũng như tiếp thu kiến thức dần dần.

"Còn rất hại nếu FOMO (Hội chứng Sợ bỏ lỡ - PV) hoặc hùa theo những người có kinh tế kể lại là chứng khoán rất dễ, lãi x2 x3 x5 x10 thì thực sự rất khó", Nguyễn Hữu Phan chia sẻ.

Bên cạnh đó, Hữu Phan cũng dành lời khuyên cho các nhà đầu tư nhỏ tuổi rằng: "Hãy chuẩn bị một tinh thần thép, không bị ảnh hưởng bởi truyền thông, tin tức xấu ngắn hạn làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp mình đầu tư. Không FOMO, không nghe nhiều người kể lại thị trường chứng khoán dễ kiếm tiền". Đồng thời, chỉ nên đầu tư khi khoản tiền của mình được thoải mái, có nghĩa là không phải lo chi phí ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

3 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

4 giờ trước

Gen Z lần đầu tiên đi mua nhà cần chuẩn bị những gì?

5 giờ trước

Chủ tịch Phạm Nhật Vượng: Vingroup sẽ không bao giờ buông bỏ VinFast vì đó là sứ mệnh, danh dự và tương lai

5 giờ trước

Người dân sẽ mất nhiều thời gian hơn để sở hữu được nhà ở

5 giờ trước