Một số lưu ý khi viết các dạng nghị luận xã hội

Thứ ba, 01/11/2022-11:11
Nghị luận xã hội là dạng văn cơ bản và bắt buộc trong chương trình văn học. Nhất là với các bạn học sinh lớp 12 thì hẳn không còn xa lạ bởi dạng đề này là một phần trong đề thi đại học. Vậy cách triển khai bài văn thuộc các dạng nghị luận xã hội như thế nào và cần lưu ý những gì? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về các dạng nghị luận xã hội 

Nghị luận xã hội là một trong các thể loại văn học Việt Nam quen thuộc và không kém phần quan trọng. Đặc biệt là với các em học sinh từ bậc trung học cơ sở trở lên. Thể loại văn học này cũng là cách để kiểm tra về nhận thức. Cũng như góc nhìn và quan điểm của các em học sinh về những vấn đề, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống thường ngày.

Không chỉ vậy, đề nghị luận xã hội còn là câu hỏi chiếm 3 điểm trong đề thi trung học phổ thông quốc gia. Để có thể lấy trọn 3 điểm này thực sự không phải chuyện đơn giản. 


Dạng đề nghị luận xã hội đã khá quen thuộc với các em học sinh
Dạng đề nghị luận xã hội đã khá quen thuộc với các em học sinh

Trên thực tế, khá nhiều em học sinh cảm thấy sợ hãi với dạng đề này. Bởi dạng văn này khác hoàn toàn với các dạng đề cảm thụ văn học, phân tích đoạn thơ hoặc đoạn văn. 

Chính vì thế, để có thể viết thành thạo dạng đề này thì người viết phải nắm vững được những phương pháp quan trọng. Cùng với đó là có cái nhìn sâu sắc về sự vật và hiện tượng bên ngoài.


Thực tế, khá nhiều em học sinh sợ viết về dạng đề nghị luận 
Thực tế, khá nhiều em học sinh sợ viết về dạng đề nghị luận 

Phân loại và cách triển khai các dạng nghị luận xã hội 

Nghị luận xã hội có mấy dạng? Có 2 dạng đề nghị luận xã hội chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống. 

Nghị luận về một hiện tượng trong đời sống

Dạng đề nghị luận về các hiện tượng trong đời sống thường khá phổ biến. Còn được dùng làm ví dụ trong các chương trình sách giáo khoa cấp 2, cấp 3. Dạng đề này sẽ đề cập đến những vấn đề, sự việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày.

Thông qua những hiện tượng đó, người viết sẽ bày tỏ quan điểm cá nhân của mình. Có thể phê phán, có thể là khen ngợi và sau cùng là rút ra một bài học mà bản thân chiêm nghiệm được. 

Các hiện tượng này có thể là tích cực,cùng có thể là tiêu cực. Đôi khi còn là những hiện tượng có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Điểm chung là những hiện tượng này đều có sự ảnh hưởng nhất định tới quan điểm, hành vi và thái độ của mỗi người hiện nay.


Dạng đề này thường đề cập đến những hiện tượng trong cuộc sống 
Dạng đề này thường đề cập đến những hiện tượng trong cuộc sống 

Cách triển khai dạng bài nghị luận về hiện tượng xã hội như sau:

Phần mở bài

Ở phần này, người viết sẽ giới thiệu về hiện tượng xã hội mà mình sẽ bàn luận. Có thể giới thiệu bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Tùy thuộc vào khả năng dẫn dắt vấn đề của bạn mà có thể lựa chọn cách mở bài phù hợp nhất.

Phần thân bài

Ở thân bài, người viết có thể đề cập đến các nội dung sau: 

  • Giải thích khái niệm về các thuật ngữ được nêu ra trong đề bài. Để làm rõ được vấn đề hay hiện tượng mà mình sẽ bàn luận. Có thể hiểu là giải thích để người đọc biết được bản chất cụ thể và chính xác về những vấn đề được nêu ra ở mở bài.
  • Tiếp theo là chỉ ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề hay còn gọi là thực trạng. Vấn đề đó có tác động tích cực hay tiêu cực như thế nào.
  • Hậu quả của hiện tượng, vấn đề được nhắc đến ra sao?
  • Nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó là gì? Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân cụ thể,...
  • Phân tích cụ thể về các vấn đề xoay quanh hiện tương đó như tác dụng, tác hại,...
  • Trình bày ý kiến, quan điểm của bản thân về hiện tượng, vấn đề được nhắc đến. Qua đó đề ra các biện pháp, cách khắc phục và giải quyết vấn đề. Nếu là hiện tượng mang tính tiêu cực thì cần bài trừ, còn vấn đề tích cực thì cần phát huy. 
  • Liên hệ với bản thân và rút ra bài học, thông điệp. 

Kết luận 

Trong phần cuối cùng của bài, người viết sẽ tổng kết vấn đề đã được nêu ra ở mở bài. 


Khi viết dạng đề này cần chú ý một số nội dung quan trọng trên
Khi viết dạng đề này cần chú ý một số nội dung quan trọng trên

Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý

Dạng văn này nói về một tư tưởng, triết lý nhân, đạo đức lối sống hay các phẩm chất tiêu biểu của con người. Các dạng đề nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý thường gặp là: 

  • Nghị luận về phẩm chất, sự vị tha, lòng nhân ái,...của con người.
  • Châm ngôn, câu nói nổi tiếng, ca dao, tục ngữ,...

Việc xác định được yêu cầu chính của đề bài thực sự rất quan trọng và không phải quá dễ dàng. Hai loại đề này thường sẽ có dạng mở, vì thế người viết cần xác định được đúng yêu cầu chính của đề bài để tránh việc viết lạc đề.


Dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý có 2 dạng đề chính 
Dạng đề nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý có 2 dạng đề chính 

Cách triển khai dạng bài nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý như sau:

Mở bài: Giải thích ngữ nghĩa trong yêu cầu của đề bài. 

Người viết cần giải thích sơ lược những từ ngữ, hình ảnh ẩn dụ, nghĩa câu tục ngữ,...được nêu ra ở đề bài. Sau đó, khái quát lại toàn bộ nội dung, ý chính mà để bài đưa ra. 

Thân bài: Thảo luận về tư tưởng đạo lý đó. 

Bàn luận về sự đứng đắn, chính xác của tư tưởng, đạo lý đó. Người viết cần phân tích, chia nhỏ các vấn đề liên quan để có thể đánh giá một cách toàn diện nhất. Qua đó, sử dụng các lý lẽ và lập luận nhằm khẳng định hay bác bỏ các biểu hiện sai lệch. 

Bàn luận về sự toàn diện của tư tưởng đạo lý được nhắc đến. Ở phần đánh này, người viết cần tự đưa ra câu hỏi cho chính mình, đồng thời đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất.

Xét trên các góc độ khác nhau thì liệu tư tưởng đó đã thực sự toàn diện hay chưa? Có cần phải bổ sung thêm điều gì nữa không? Những góp ý được bổ sung phải có lý và phù hợp. Không nên quá gay gắt hay mang tính áp đặt.

Kết bài

Ở nội dung cuối cùng, người viết hãy lên hệ với chính bản thân minh. Rút ra bài học cho bản thân và định hướng hành động. Những bài học rút ra cần có tính khách quan và không nên rập khuôn một cách trống rỗng.


Người viết cần liên hệ với chính mình ở phần cuối của bài
Người viết cần liên hệ với chính mình ở phần cuối của bài

Một số lưu ý khi làm các dạng nghị luận xã hội

Trong quá trình làm các dạng nghị luận xã hội thì một số lỗi mà rất nhiều bạn mắc phải có thể kể đến như sau:

  • Bị nhầm lẫn giữa các bài nghị luận xã hội được trích ra từ một tác phẩm văn học với bài nghị luận văn học.
  • Quá tập trung vào việc giải thích, cắt nghĩa của các hình tượng nghệ thuật ở trong bài. 
  • Phân tích, nghị luận các vấn đề khá sơ sai và ngắn gọn. Trong khi đây lại là phần chính của một bài nghị luận xã hội. 
  • Đưa ra ý kiến của bản thân một cách chủ quan, lan man, không hiểu rõ bản chất của vấn đề. 

Một số lưu ý khi làm các dạng nghị luận xã hội
Một số lưu ý khi làm các dạng nghị luận xã hội

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc về các dạng nghị luận xã hội. Hy vọng đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích và có thể áp dụng vào bài làm của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi,

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

GPT-4o có gì mà khiến cả thế giới phải xôn xao?

32 phút trước

Kịch bản phục hồi nào cho thị trường bất động sản giai đoạn mới?

1 giờ trước

Công ty chứng khoán mở rộng danh mục, mua vào trái phiếu

2 giờ trước

Khách hàng “gen Z” quan tâm đến bất động sản sớm hơn

5 giờ trước

Khuyến nghị mua 3 mã cổ phiếu đầu ngành, lợi nhuận gấp nhiều lần lãi suất tiền gửi

6 giờ trước