Lễ Động Thổ Và Những Quy Tắc Cúng Bái Ai Cũng Cần Biết

Thứ sáu, 06/11/2020-17:11

Theo tín ngưỡng Phật Giáo, người Việt Nam luôn quan niệm khi khởi công trên một khu đất mới thì cần làm lễ động thổ dâng lên công thần thổ địa coi giữ. Dù là xây dựng mới, cơi nới hay sửa chữa thì đều liên quan tới đất đai nhà cửa nghĩa là có động đến thổ địa, long mạch. Do vậy cần phải dâng cúng lễ vật và cầu khấn các vị thần cho phép khởi sự hanh thông. Có thờ có thiêng – có kiêng có lành, cho nên trình tự cúng bái trước khi động thổ rất được người dân xem trọng.

Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Cách Làm Lễ Cúng Sao Giải Hạn Chính Xác Nhất

Giới thiệu chung về lễ cúng động thổ xây nhà


Ảnh 1: Lễ động thổ là thủ tục quan trọng trước khi khởi công xây nhà. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 1: Lễ động thổ là thủ tục quan trọng trước khi khởi công xây nhà. ( Nguồn: Internet)

Theo quan niệm tín ngưỡng 

Người Việt Nam luôn có quan niệm từ lâu đời cho rằng, khi khởi công nhà đất, gia chủ cần trình một mâm cúng với ý nghĩa xin phép động thổ xây nhà dâng lên cho thần linh và bề trên. Mục đích của hành động này là hi vọng sau khi khởi sự hoàn công, công trình mới sẽ được phù hộ để gặp được nhiều may mắn cũng như luôn được suôn sẻ trong mọi việc. 

Theo văn hóa truyền thống

Động thổ được xem là một trong những công việc đại sự quan trọng nhất đối với gia đình hoặc công ty khi bắt đầu xây cất nhà mới, xây công trình, sửa chữa dự án nhà đất,…  Hành động này có ý để xin phép thổ công cho những hành động đụng chạm tới đất đai trong phạm vi đó. Đây là một nét văn hóa thể hiện truyền thống nhân văn của người Việt Nam, minh chứng cho tấm lòng tôn kính của bậc con cháu đối với các bề trên.

Do vậy, gia chủ hay người quản lý dự án đều cần phải nắm được bản chất và quy trình của lễ cúng động thổ, cất nhà mới là như thế nào theo phong tục truyền thống. Hoặc tìm hiểu về những nội dung quan trọng không kém, đó là lễ động thổ cần chuẩn bị những lễ vật gì thì sắm lễ động thổ làm nhà mới trọn vẹn. Giúp cho việc khởi công nhà mới thêm phần thuận lợi để gia đình có thể yên ổn sinh sống sau này. 

Theo quy tắc phong thủy

Một yếu tố không thể không cân nhắc tới trên phương diện này, đó là yếu tố phong thủy. Phong thủy hợp với bản mệnh gia chủ sẽ khiến công việc làm ăn trở nên hưng thịnh phát đạt, gia đình yên ấm suôn sẻ, mọi sự hanh thông thuận lợi. 

Điều này cũng lí giải cho nguyên nhân vì sao mà hiện nay, phong thủy được liệt kê vào một trong những bộ môn khoa học chứ không phải là mê tín dị đoan. Để chuẩn bị tốt, gia đình nên chủ động liên hệ trực tiếp và nhờ thầy phong thủy tư vấn cách cúng xây nhà sao cho được trọn vẹn nhất. Ảnh 2: Chọn năm tuổi hợp với chủ nhà để việc khởi công nhà mới được diễn ra suôn sẻ. ( Nguồn: Internet)

Ảnh 2: Chọn năm tuổi hợp với chủ nhà để việc khởi công nhà mới được diễn ra suôn sẻ. ( Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của lễ động thổ

Ngày nay, xây dựng các công trình, người ta quan niệm là đụng đến Ông Thổ Địa nên phải làm lễ xin phép. Xuất phát từ quan niệm duy tâm, người Việt thường cho rằng trên mảnh đất sắp khởi công xây dựng đó có thể là nơi chốn của những vong linh đã khuất, hoặc cũng có thể mảnh đất này từng là nơi thờ cúng các đền miếu, chùa chiền linh thiêng. 

Vì vậy, bản chất của hành động cúng khởi công xây nhà, đó là trình báo về việc sắp phảỉ xây cất động chạm tới phạm vi mảnh đất này. Đồng thời xin phép các vong linh đang trú ngụ tại đó hãy vui vẻ và hoan hỷ chuyển sang một nơi khác để cho việc thi công được tiến hành thuận lợi. Bên cạnh đó, cúng động thổ xây nhà còn mang ý nghĩa cáo trạng với các vị thổ địa, thần hoàng trong khu vực đó về sự thay đổi sắp diễn ra với khu đất công trình. 

Hầu như người dân Việt Nam dù ở tầng lớp hay thành phần xã hội nào. Khi bắt tay vào khởi công một công trình xây dựng dù với quy mô lớn hay nhỏ cũng đều chuẩn bị lễ động thổ chu toàn theo truyền thống. Đặc biệt nếu như hoạt động trong ngành bất động sản có liên quan trực tiếp đến nhà đất thì điều này càng vô cùng cần thiết. 

Tùy theo điều kiện khả năng kinh tế và phong tục tín ngưỡng vùng miền, có đôi khi lễ vật cúng động thổ xây nhà đơn giản chỉ là một mâm cơm, đĩa trái cây. Cũng có trường hợp chủ nhà hay chủ thầu xây dựng sắm lễ động thổ lớn hơn bằng các vật phẩm như như heo, gà, trâu, bò ..…

Những lưu ý cần nắm rõ khi làm lễ động thổ xây nhà

Chọn tuổi làm nhà, người làm lễ động thổ

Trong tín ngưỡng dân gian, hành động lựa chọn thời điểm khởi công dựng nhà hay tu sửa công trình dự án nhà đất đều sẽ trải qua những hạng mục như sau: chọn năm tuổi hợp với chủ nhà, chọn tháng đẹp, chọn ngày đẹp, chọn giờ hoàng đạo, chọn hướng xây cất hợp phong thủy để làm lễ động thổ xây dựng.

Những việc này đều đi tới mục đích chung là để chọn một thời điểm tốt đẹp nhất cho việc xây dựng khởi công nhà mới. Hi vọng mọi việc diễn ra suôn sẻ, cuộc sống và công việc sau này được phù hộ mà trở nên hưng thịnh, nhân tài lộc đều phát triển. Đây cũng là nguyên do lý giải tại sao chúng ta thường phải chọn tuổi đẹp để xây nhà.


Ảnh 3: Chọn năm tuổi hợp với chủ nhà để việc khởi công nhà mới được diễn ra suôn sẻ. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 3: Chọn năm tuổi hợp với chủ nhà để việc khởi công nhà mới được diễn ra suôn sẻ. ( Nguồn: Internet)

Xem hướng nhà theo tuổi gia chủ

Hành động xem phong thuỷ để chọn hướng nhà hợp tuổi sẽ giúp cho gia chủ nhận định hướng tốt hợp với mình để dựng nhà theo hướng đó. Không những phải để ý đến phong thủy khi lựa chọn hướng xây nhà động thổ, mà dù trường hợp của bạn là gì thì cũng phải chú tâm đến điều quan trọng này.

Quy ước trong phong thuỷ gồm có tất cả 8 hướng, trong đó có 4 hướng chính và 4 hướng phụ.Khi lựa chọn của bạn là hướng nào cũng đều sẽ mang lại một ý nghĩa riêng biệt đối với tuổi của bạn. 

Trong số 8 hướng phong thủy thì vận mệnh tốt cho chủ nhà và các thành viên trong gia đình sẽ nhận được từ 4 hướng tốt. Bốn phương còn lại khi chọn phải sẽ mang lại tài vận xấu cho cả gia chủ lẫn gia môn. Chính vì vậy, quan tâm đến việc xem hướng nhà sẽ giúp bạn tìm ra được hướng nào là phù hợp và tốt nhất cho bản mệnh của mình. 

Nói một cách chi tiết hơn, tùy theo tuổi của mình bạn sẽ xác định được đâu mới là hướng tốt mang lại sinh khí, diên niên,… để chọn lựa xây nhà ở. Cũng từ hành động này mà bạn biết được hướng nào mang Tuyệt mệnh, ngũ quỷ,… chính là những hướng tối kỵ nên tránh khi làm nhà. Từ đó, trước khi bắt tay vào thiết kế khởi công chủ nhà chỉ cần dùng la bàn phong thuỷ để xác định hướng xây nhà, nhận định đâu là hướng mình cần tìm để lễ động thổ được diễn ra tốt nhất.

Nếu dự tính khởi công một dự án bất động sản, thì việc xem xét lựa chọn hướng nhà hợp phong thủy là hết sức quan trọng. Bởi tính chất không chỉ liên quan đến lễ động thổ mà hầu như công việc nhà đất phát triển ra sao trong tương lai đều có liên quan ảnh hưởng trực tiếp.

Như vậy, có thể kết luận được trong phương diện xây dựng nhà cửa, bên cạnh xác định ngày động thổ hợp với bản mệnh tương quan. Thì việc lựa chọn hướng nhà theo năm sinh cũng là một trong những yêu cầu hết sức cần thiết đối với gia chủ. Bởi vì hướng phong thủy tốt – xấu đều sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tài vận sau này của tất cả mọi thành viên trong gia đình bạn.

Liên hệ thầy Kim Quy để được tư vấn xem ngày và lễ động thổ chi tiết 0912.266.598

Chọn ngày tốt thực hiện lễ cúng động thổ làm nhà

Chọn ngày tốt làm lễ động thổ hay chính xác là hành động nhận định và lựa chọn ngày làm nhà dựa theo tuổi của người nam trong nhà. Đây là truyền thống tín ngưỡng lâu đời ở Việt Nam, xem ngày tốt để tiến hành lễ động thổ sẽ giúp gia đình khởi công làm nhà suôn sẻ, vạn sự hanh thông và  thu hút tài lộc về cho ngôi nhà mới cũng như bản mệnh tương lai của mình. 

Song song bên cạnh, thì việc lựa chọn năm, ngày hay giờ động thổ đều phải tuân theo những quy tắc nhất định trong phong thuỷ. Chỉ có như vậy thì gia chủ mới tìm được thời điểm động thổ tốt đẹp nhất và khi khởi công xây dựng lẫn khi hoàn công mọi sự đều diễn ra thuận buồm xuôi gió.

Chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà chu đáo

Theo nghi lễ truyền thống có từ lâu đời, mỗi vùng miền địa phương sẽ có quy định về cách thức chuẩn bị và sắp xếp lễ động thổ của riêng mình. 

Tuy nhiên, dù ở bất kỳ đâu thì đều yêu cầu mâm lễ động thổ được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo. Muốn như vậy, gia chủ có thể liên hệ đến các thầy cúng hoặc các công ty dịch vụ đồ cúng và tham khảo tư vấn cũng như trực tiếp nhờ họ giúp đỡ.  Như thế thì lễ động thổ sẽ được cử hành chu đáo, hoàn chỉnh với mâm lễ vật cúng động thổ đầy đủ trọn vẹn. 

Sau khi có được danh sách vật phẩm dùng trong lễ động thổ, gia đình sẽ dựa vào đó để chuẩn bị sắm sửa mọi thứ được yêu cầu. Hành vi không chuẩn bị lễ động thổ chu đáo, mâm lễ thiếu sót bị coi là sẽ rước về điềm xấu cho ngôi nhà hoặc dự án công trình sắp khởi công. 

Hành động này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các vị thần linh thổ địa bề trên, do đó sẽ không được họ phù hộ mà còn gặp phải nhiều điều xúi quẩy. Đây là một điều đại kỵ đối với lễ động thổ xây nhà mà tất cả mọi người đều cần phải chú ý.


Ảnh 4: Không chuẩn bị mâm lễ chu đáo được xem là hành vi tối kỵ đối với lễ động thổ xây nhà. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 4: Không chuẩn bị mâm lễ chu đáo được xem là hành vi tối kỵ đối với lễ động thổ xây nhà. ( Nguồn: Internet)

Thời điểm xây nhà mới sẽ được tính dựa vào năm âm lịch, bắt đầu sau Tết Nguyên đán. Vì vậy, có thể hiểu xây nhà 2 năm chính là việc thi công kéo dài từ năm này đến Tết Nguyên đán của năm sau. Vậy thực hư về vấn đề này bạn có thể xem chi tiết ở bài viết: Xây nhà 2 năm có sao không

Thời tiết sẽ diễn ra trong ngày của buổi lễ động thổ

Khi đã ấn định được ngày lành tháng tốt để khởi công xây dựng thì ai cũng muốn thời tiết có thể thuận lợi để ủng hộ cho mình. Trong “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” thì yếu tố “thiên” chính là yếu tố đầu tiên. Tuy nhiên, kể cả có tham khảo dự báo thời tiết thì bạn cũng không thể chắc chắn được thời tiết sẽ thuận lợi vào thời điểm ấn định khởi công động thổ. Do đó, vấn đề lo lắng về thời tiết xấu luôn được chú trọng và đưa ra các phương án ứng phó cho tình huống không ai mong muốn này.  

Một trong những giải pháp tình huống có thể chuẩn bị trước nếu như trời mưa, đó là phải có nơi để trú ẩn. Thông thường, trước thời điểm tiến hành lễ động thổ, chủ công trình đều sẽ luôn chuẩn bị sẵn mái che, lều bạt hoặc ô dù là để đề phòng những tình huống như vậy. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ chuẩn bị thêm bàn ăn và nước uống để đãi tiệc cho những khách tham dự.

Chuẩn bị thư mời và xác nhận khách tham dự

Chuẩn bị thư mời và gửi thư đến khách tham dự là hành động rất quan trọng trước khi làm lễ động thổ cho một công trình. Tính chất của buổi lễ cũng chính là để công bố với quan khách về sự tồn tại và ý nghĩa của công trình mới. Nếu như những khách mời quan trọng lại vắng mặt, vậy thì ý nghĩa của buổi lễ xem như đã giảm bớt đi rất nhiều.

Chính vì vậy, khi đã gửi thư mời cho quan khách thì nên cố gắng tìm cách xác nhận xem họ có thể tham dự buổi lễ động thổ hay không. Một phương thức tương đối phổ biến hiện nay là có thể gửi thư mời đến quan khách ít nhất một tuần và sau đó gọi điện hoặc gửi email để xác nhận việc có tham dự của họ.

Chuẩn bị bài phát biểu trong lễ động thổ

Một bài phát biểu trong lễ động thổ phù hợp nhất nên diễn ra trong khoảng thời gian từ 15-30 phút. Chủ công trình nên tránh dành quá nhiều thời gian cho bài phát biểu của mình bởi rất dễ gây ra sự nhàm chán và mất đi hứng thú của khách mời.

Để khách không cảm thấy nhàm chán, có thể xem xét thêm vào buổi lễ những tiết mục nghệ thuật giải trí. Đối với những dự án nhà đất quan trọng, chủ công trình nên dành ra một khoảng thời gian nhất định để dành cho khách hàng có thể trình bày những thắc mắc và giải đáp chúng. Tạo nên những dấu ấn tốt trong cảm nhận của khách hàng ngay từ buổi lễ khởi công xây dựng sẽ rất có ích cho việc kinh doanh của bạn sau này. 

Tham khảo bài văn khấn, bài cúng động thổ làm nhà mới

Sau khi hoàn tất công đoạn chuẩn bị lễ vật cúng động thổ xây nhà, trước khi tiến hành lễ động thổ. Thì bạn nên chuẩn bị cho khâu tiếp theo đó chính là nội dung văn khấn, bài cúng động thổ xây nhà sẽ sử dụng cho nghi thức khấn bái ở buổi lễ.

Dưới đây là một số bài cúng lễ động thổ, bài văn khấn lễ động thổ xây nhà mà các bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mình: 


Ảnh 5: Bài cúng động thổ xây nhà tham khảo dành cho các gia chủ và chủ xây dựng công trình ( Nguồn: Internet)
Ảnh 5: Bài cúng động thổ xây nhà tham khảo dành cho các gia chủ và chủ xây dựng công trình ( Nguồn: Internet)

Một ví dụ khác cho bài cúng động thổ làm nhà hoàn chỉnh mới nhất:


Ảnh 6: Mẫu bài cúng lễ động thổ khởi công nhà mới hoàn thiện nhất. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 6: Mẫu bài cúng lễ động thổ khởi công nhà mới hoàn thiện nhất. ( Nguồn: Internet)

Mâm lễ vật cúng động thổ xây nhà gồm những gì?

Khi chuẩn bị sắm sửa cho lễ động thổ khởi công nhà ở, dự án công trình mới,… thì mâm lễ động thổ cần chuẩn bị những vật phẩm sau: 

  • Một con gà
  • Một đĩa muối
  • Một bát gạo
  • Một bát nước
  • Năm cái oản đỏ
  • Năm lễ vàng tiền
  • Một đĩa muối gạo
  • Một đinh vàng hoa
  • Nửa lít rượu trắng
  • Bao thuốc, lạng chè
  • Chín bông hoa hồng đỏ
  • Một đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • Ba hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước
  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • Một bộ tam sên bao gồm một miếng thịt luộc, một con tôm luộc và một quả trứng vịt luộc
  • Năm quả tròn (ngũ quả cúng động thổ sẽ có 5 loại trái cây khác nhau tùy thuộc vào tín ngưỡng vùng miền)

Ảnh 7: Mâm lễ cúng khởi công xây dựng cần được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo. ( Nguồn: Internet)
Ảnh 7: Mâm lễ cúng khởi công xây dựng cần được chuẩn bị đầy đủ và chu đáo. ( Nguồn: Internet)

5 loại trái cây sử dụng trong mâm lễ động thổ mang ý nghĩa hoàn chỉnh nhất:

  • Chuối (Đông Phương): Đại diện cho hành Mộc – Có ý nghĩa cầu mong sự vững vàng và ổn định.
  • Bưởi (Trung Phương): Đại diện cho hành Kim – Hình tượng đại diện cho sự sung túc, vàng bạc, của cải hoàng kim.
  • Hồng đỏ (Nam Phương): Đại diện cho hành Hỏa – Cầu mong mọi sự may mắn trong công việc làm ăn.
  • Lê trắng (Tây Phương): Đại diện cho hành Thủy – Mong muốn mọi điều đều được hanh thông và thuận lợi.
  • Mận tím, hồng xiêm hoặc các loại quả có màu sậm (Bắc Phương): Đại diện cho hành Thổ – Tượng trưng cho sự tương sinh và phát triển

Hướng dẫn cách cúng động thổ xây nhà hoàn chỉnh

Những quy định cần tuân thủ trong lễ động thổ

Khi bắt đầu mọi sự liên quan tới xây cất, sửa sang tức là động thổ thì cần tuân thủ theo những quy định như sau:

  • Chọn ngày tốt (ngày Hoàng Đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải Thần,…)
  • Tránh ngày xấu (ngày Hắc Đạo, Sát chủ, Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…)
  • Chọn giờ Hoàng Đạo để tiến hành lễ động thổ.
  • Đọc bài cúng lễ động thổ xây nhà để xin cho các hành động xây cất trên mảnh đất đó. 

Thủ tục cúng lễ động thổ xây nhà

Bước 1: Chọn ngày giờ tháng tốt khởi côngTrong một buổi lễ động thổ thì việc xác định ngày giờ tháng tốt là hết sức quan trọng. Hành động này không chỉ quyết định đến sự bình an, thuận lợi sau này của ngôi nhà mới, mà còn ảnh hưởng đến đường tài vận trong tương lai của bất động sản sắp khởi công. 

Theo tử vi, ngày – tháng – năm – giờ tốt được xác định dựa trên yếu tố hợp với tuổi của gia chủ, hoặc người đại diện cho công trình thi công xây dựng, hoặc nếu không hợp thì cần mượn tuổi của người hợp tuổi.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cúng động thổSau khi đã ấn định được ngày, giờ tốt, gia chủ hoặc chủ công trình tiến hành sắm lễ động thổ làm nhà mới và chuẩn bị lễ vật cúng động thổ trước khi khởi công xây dựng. Lễ vật sẽ được bày biện trên một cái mâm nhỏ. 

Nếu hình thức lễ động thổ là để cúng khởi công cho công trình, dự án xây dựng nhà máy, dự án nhà xưởng thì thực hiện dọn dẹp mặt bằng trước rồi mới đặt mâm lễ cúng động thổ trên một cái bàn ở giữa khu đất đào móng.

Sau đó, gia chủ sửa soạn chỉnh tề trang phục quần áo, tiến hành thắp đèn nhanh rồi khấn vái bốn phương, tám hướng. Tiếp theo quay mặt hướng vào bàn mâm lễ để tiếp tục khấn vái.

Bước 3: Cúng lễ cúng khởi công xây nhàThủ tục cúng lễ cúng động thổ xây nhà là rất quan trọng. Do vậy mà cách cúng động thổ xây nhà cũng rất khác nhau được quy định tùy thuộc vào tín ngưỡng từng địa phương, từng gia đình cũng như phụ thuộc vào sự cân nhắc của thầy phong thủy.

Gia chủ tiến hành khấn bài cúng lễ động thổ làm nhà mới. Sau khi hoàn tất thủ tục cúng khấn xong, đợi đến khi hương đã sắp tàn hết thì gia chủ tiếp tục đốt giấy tờ, hóa vàng mã và rải muối gạo. Khi đã rải xong muối gạo thì thực hiện động thổ bằng cách dùng cuốc cuốc mấy nhát vào chỗ có ý định đào móng.


Ảnh 8: Chủ nhà hoặc chủ công trình dự án thực hiện động thổ bằng cách cuốc vài nhát tượng trưng lên chỗ đào móng ( Nguồn: Internet)
Ảnh 8: Chủ nhà hoặc chủ công trình dự án thực hiện động thổ bằng cách cuốc vài nhát tượng trưng lên chỗ đào móng ( Nguồn: Internet)
  • Riêng với 3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước thì gia chủ hãy cất giữ lại cho kỹ để khi sử dụng trong thời điểm nhập trạch, đem chúng để ở nơi thờ cúng Táo Quân.
  • Với những người thi công: Những người đại diện cho đơn vị thi công cũng cần phải thắp hương khấn vái sau khi gia chủ hoàn tất thủ tục cúng lễ động thổ. Ngoài ra còn khấn thêm ông tổ nghề với mong muốn mọi hoạt động bất động sản tương lai đều được phù hộ diễn ra suôn sẻ
  • Đối người mượn tuổi làm nhà: Người mượn tuổi làm nhà cũng cần có mâm lễ vật và thực hiện các bước dâng hương, cúng vái đầy đủ theo như hướng dẫn trên. Tuy nhiên có một yêu cầu là trước đó chủ nhà phải làm giấy tờ bán tượng trưng khu đất đó cho người mượn tuổi này bằng 100.000 đồng và có giấy tờ làm chứng do chủ nhà giữ. 
  • Lưu ý: Khi cúng lễ động thổ trong trường hợp này, người chủ đất phải đi ra khỏi phạm vi xây dựng nhà mới ít nhất là 50m, đợi đến khi mọi thủ tục khởi công động thổ hoàn tất thì mới trở về. Nếu như sau này tiếp tục xây dựng thêm nhà cao tầng, đổ mái lên tầng thì vẫn mượn chính người đó tới dâng hương, cúng bái và gia chủ vẫn phải tạm tránh lúc làm lễ.
  • Đặc biệt ở thời điểm nhập trạch, người mượn tuổi hoàn tất mọi thủ tục dâng hương và khấn thành lời bàn giao lại nhà mới cho gia chủ. Khi đó, gia chủ thực hiện mua lại nhà mệnh giá 100.000 đồng có giấy tờ và tiến hành cúng bái, làm lễ theo phần nhập trạch.
  • Làm nhà được xem là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người. Với hy vọng mọi thành viên trong gia đình đều được sống mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn, mọi sự thuận lợi cát tường thì trước khi khởi công làm nhà nhất thiết phải tổ chức cúng lễ động thổ, vừa là để làm theo tín ngưỡng truyền thống vừa là để tuân thủ một số quy định quan trọng về mặt phong thủy. 
  • Lễ cúng động thổ cần phải được chú trọng toàn diện về mọi mặt, tránh mọi tình huống sai sót để cầu mong các vị thần linh có thể phù hộ cho cuộc sống và con đường làm ăn sau này. 

Có thể bạn quan tâm: Lễ Cúng Đất Gồm Những Gì? Nên Thực Hiện Vào Thời Gian Nào?

Trên đây là những thông tin tổng quan về hình thức lễ động thổ cúng khởi công nhà mới và hướng dẫn thủ tục cũng như cách cúng bái hợp phong thủy. Hy vọng chuyên mục Nhà 360 bài viết này sẽ là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích dành cho quý độc giả bạn đọc. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tuổi Ngọ hợp hướng nào để mua nhà, sắp xếp phòng ngủ, phòng bếp cho phù hợp?

Người mệnh Mộc hợp hướng nào để công danh thuận lợi, tình duyên suôn sẻ?

Choáng ngợp với những dinh thự cao cấp bậc nhất của dàn sao Hong Kong

Khám phá cơ ngơi ngoài đời xịn sò của dàn diễn viên trong phim "Đào, Phở và Piano"

Chiêm ngưỡng những căn penthouse sang - xịn - mịn của các Hoa và Á hậu Việt

Biệt thự của sao Việt được "thay áo" đón Tết Giáp Thìn: Góc nào cũng thấy hơi thở mùa xuân, có món decor “đi phượt” gần 2000km

"Mục sở thị" cơ ngơi bề thế của dàn phu nhân Vbiz: Biệt thự dát vàng, sang như khách sạn 5 sao lại nằm toàn ở những khu đất vàng

Cận cảnh biệt thự nhà vườn 1.000m2 của "Đại gia chân đất" Quang Tèo: 50% giá trị căn biệt thự là quà tặng của fan

Tin mới cập nhật

Gen Z cùng xu hướng học đầu tư chứng khoán, quyết không để tiền nhàn rỗi

11 giờ trước

Sáng cửa thuê, mua nhà ở xã hội

13 giờ trước

Việt Nam phát triển thương mại điện tử chưa bền vững

13 giờ trước

Trợ lực nào cho cổ phiếu bất động sản tăng giá?

17 giờ trước

Các nhà sáng tạo nội dung bị ảnh hưởng ra sao nếu Mỹ cấm TikTok?

18 giờ trước