"Kịch bản" nào cho ngành chứng khoán cuối năm?

Thứ bảy, 17/09/2022-22:09
Trong bối cảnh thị trường chứng khoán không còn "màu mỡ" như trong thời kỳ đại dịch, các công ty chứng khoán top đầu vẫn ăn nên làm ra. Trong nửa cuối năm, nhà đầu tư có thể tiếp tục đặt kỳ vọng vào nhóm cổ phiếu phản ánh "sức khỏe" thị trường?

Nhiều doanh nghiệp chứng khoán vẫn "ăn nên làm ra"

Nhìn chung, dù ngành chứng khoán không còn "màu mỡ" như trong thời đại dịch, nhưng trong báo cáo của KIS cho thấy, các công ty top đầu vẫn ăn nên làm ra. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2022, Công ty VPS trở thành quán quân về doanh thu với 4.712 tỷ đồng (+20%). Ở vị trí kế tiếp là SSI và VND với doanh thu khoảng 3.600 tỷ đồng mỗi công ty.

VND được biết đến là một trong số doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng doanh thu cao trong ngành và tốc độ tăng trưởng cao nhất trong top 10 công ty chứng khoán lớn với 59%, từ đó bắt kịp SSI về giá trị doanh thu. Kế tiếp, Công ty Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng khả quan với 32%.


 
 

Xét về mặt lợi nhuận, TCBS có biên lợi nhuận thuần ấn tượng với 53% và giữ vị trí số 1, tăng trưởng 71%. Trong nửa đầu năm 2022, mặc dù doanh thu đi ngang, nhưng Công ty Chứng khoán HSC có sự cải thiện đáng kể về lợi nhuận với mức tăng trưởng đạt 100%. Ngoài ra, những cái tên quen thuộc trong top lợi nhuận như VND, SSI và VCI cũng ghi nhận mức tăng trưởng tốt trên 60^. Trong đó, SSI đã hoàn thành khoảng 30% kế hoạch lợi nhuận trong khi đó HSC và VCI đạt được 57%...

Doanh nghiệp chứng khoán nhỏ vẫn gặp khó

Trong khi biên lợi nhuận thuần ở các công ty lớn được cải thiện thì biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận thuần của ngành trong 6 tháng đầu năm nay lại sụt giảm. Tỷ lệ chi phí tài chính chiếm 10,2% và tỷ lệ chi phí quản lý tăng lên 5,4%.

Như "nắng trong ngày mưa", KIS cho rằng đó là hình ảnh về sự cải thiện biên lợi nhuận gộp ở 10 công ty có lợi nhuận lớn nhất. Công ty đạt hiệu quả nhất trong việc cải thiện khả năng sinh lời đó là VCI và FTS. Nguyên nhân của việc biên lợi nhuận ngành giảm nhưng biên lợi nhuận của top 10 công ty về lợi nhuận vẫn tăng được cho là nhờ sự khác biệt về mô hình kinh doanh.


 
 

Trong khi các công ty nhỏ hơn có doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động đầu tư tự doanh thì các công ty top đầu lại đa dạng hóa nguồn thu của họ đến từ các sản phẩm cũng như các dịch vụ tài chính khác. Trong khi thị trường diễn biến tiêu cực, khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư tự doanh ghi nhận kết quả không mấy khả quan hoặc thậm chí có thể dẫn tới thua lỗ.

Cơ hội nào cho ngành chứng khoán?

Trong bối cảnh ngành chứng khoán diễn biến không mấy khả quan, nhà đầu tư có thể trông đợi vào điều gì? Như đã nói ở trên, thị trường chứng khoán chịu sự sụt giảm đáng kể trong quý 2 và hệ quả đem lại là giá trị giao dịch duy trì ở mức thấp bởi tâm lý của nhà đầu tư lo sợ xu hướng tăng đảo chiều. Theo đó, KIS không kỳ vọng sẽ có một năm như 2021 đối với các công ty chứng khoán mà chủ yếu thiên về các kịch bản với kết quả kinh doanh đi ngang hoặc giảm nhẹ.

Càng về cuối năm, khi mà kết quả kinh doanh nếu so với cùng kỳ năm 2021 sẽ khó khăn do nền cực kỳ cao của nửa cuối năm ngoái. Quý 3 và quý 4 của năm 2021 là 2 quý cao lịch sử về kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán. Như vậy, để có thể đạt được kết quả đi ngang trong năm 2022, giá trị giao dịch bình quân ngày trong nửa cuối năm cần duy trì ở mức khoảng 25.000 tỷ đồng đồng thời số dư cho vay margin cũng cần cao hơn mức 90.000 tỷ đồng.


 
 

Trong cuối năm, một số sự kiện dự kiến diễn ra có ảnh hưởng đến ngành chứng khoán bao gồm: Triển khai hệ thống KRX. Các cơ quan quản lý nhấn mạnh về nhiệm vụ hoàn thành và đưa vào vận hành trong cuối năm nay. Khi hệ thống KRX được triển khai, khả năng xử lý lệnh sẽ mở rộng hơn và các sản phẩm tài chính mới sẽ được đưa vào nghiên cứu phát triển.

Ở thời gian gần hơn, từ cuối tháng 8, VSD đã triển khai cắt giảm thời gian bù trừ thanh toán T+2 còn T+1.5. Đây được xem là giải pháp cải thiện hoạt động giao dịch khi nhà đầu tư có thể nhận được tiền và chứng khoán cũng được giao dịch sớm hơn nửa ngày. Điều đó sẽ tác động tích cực tới giá trị giao dịch trong khi mà nhà đầu tư trông chờ hệ thống KRX.

Bên cạnh đó, xu hướng mới khi mà các công ty chứng khoán đang hưởng lợi từ việc phân phối lại trái phiếu doanh nghiệp và đây là thị trường khá tiềm năng nếu thị trường tài chính Việt Nam phát triển trong tương lai.

Ngoài ra, Nghị định 153/CP, quy định về điều kiện cũng như các quy trình hoạt động đối với trái phiếu doanh nghiệp sắp được ban hành. Cùng với đó, thị trường trái phiếu sẽ được tập trung về Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và lưu ký ở VSD. Cả hai kế hoạch này đều có thời gian hoàn thành trong năm nay. Nếu việc này được triển khai theo đúng kế hoạch, thị trường trái phiếu được kỳ vọng sẽ tăng trưởng cả về giá trị phát hành và giá trị giao dịch trong năm tới. Do đó, các công ty chứng khoán đã phát triển hệ thống giao dịch trái phiếu và đang thu về lợi nhuận tốt từ mảng này sẽ đi trước một bước trong việc gặt hái những kết quả tốt.

Sau khi hệ thống KRX được đưa vào hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để đáp ứng những tiêu chí phân loại thị trường mới nổi. Về chính sách, cần phải mở các rào cản đối với vốn ngoại, thành lập Đối tác Bù trừ Trung tâm (CCP), chuẩn bị giải pháp bán khống và phát triển hơn các thị trường sản phẩm pháp sinh. Theo đó, dưới góc nhìn của KIS, câu chuyện nâng hạng thị trường được kỳ vọng ở tương lai xa hơn chứ chưa thể diễn ra sớm.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Tin mới cập nhật

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, thúc đẩy tăng trưởng

6 giờ trước

Cổ phiếu dược tạo sức hút, một mã có tiềm năng tăng trưởng lớn

14 giờ trước

Thêm trợ lực khi bất động sản Hà Nội bước vào giai đoạn 'uptrend'

15 giờ trước

Bị áp thuế VAT 10%, doanh nghiệp tìm đường mở công ty ở nước ngoài

15 giờ trước

Thời kỳ hoàng kim của công ty mẹ Zara sắp kết thúc

16 giờ trước