Không phải Trung Quốc, đâu mới là nơi sản xuất nhiều điện thoại Samsung nhất thế giới?

Chủ nhật, 11/12/2022-11:12
Rất nhiều người vẫn cho rằng Trung Quốc là “công xưởng” sản xuất điện thoại Samsung Galaxy nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên sự thật không phải vậy, mà là một quốc gia rất tiềm năng. 

Theo Nhịp sống thị trường, Samsung được đánh giá là nhà sản xuất smartphone lớn nhất hành tinh. Theo dữ liệu của từ các công cụ theo dõi trong ngành công nghiệp di động, có thể thấy, Samsung đã sản xuất được khoảng 300 triệu chiếc smartphone trong năm ngoái. Để làm được điều này, họ cần có một mạng lưới sản xuất khổng lồ để có thể sản xuất tới 1/4 lượng smartphone được bán ra trên toàn cầu hàng năm. 

Tập đoàn của Hàn Quốc đặt nhà máy ở một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các mẫu điện thoại của họ sẽ không có khác biệt quá lớn dù được sản xuất ở nhiều nơi khác nhau. Những chiếc smartphone Samsung luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất được áp dụng tại tất cả các nhà máy thuộc hệ thống.


Tập đoàn của Hàn Quốc đặt nhà máy ở một số quốc gia trên thế giới những chất lượng smartphone luôn đạt chung tiêu chuẩn
Tập đoàn của Hàn Quốc đặt nhà máy ở một số quốc gia trên thế giới những chất lượng smartphone luôn đạt chung tiêu chuẩn

Vốn dĩ, những cơ sở sản xuất đa dạng và địa phương hóa sẽ là một cách tiếp cận tất yếu cho các nhà sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro về việc gián đoạn chuỗi cung ứng. Bởi vậy mà Samsung cũng tích cực đa dạng hóa việc sản xuất điện thoại thông minh của họ ở nhiều quốc gia, như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trong đó, Việt Nam chính là cơ sở sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Samsung. Số lượng thiết bị công nghệ của họ tại Việt Nam thường được cung cấp sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu. 

Trung Quốc

Nhiều người vẫn thường cho rằng, Trung Quốc mới là nơi sản xuất nhiều điện thoại Samsung nhất thế giới. Bởi từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn là công xưởng của toàn cầu. Apple cũng đang sản xuất một lượng lớn điện thoại của họ tại đây. Chưa kể số lượng smartphone khổng lồ của các nhà sản xuất nội địa. 

Thực tế, Samsung trong năm nay đã đóng cửa nhà máy smartphone cuối cùng của họ tại Trung Quốc. Kể từ năm 2019, công ty không còn sản xuất chiếc điện thoại nào tại quốc gia này. Trước đó, có hai nhà máy Samsung tại Trung Quốc, tuy nhiên thị phần của công ty tại đây giảm xuống còn dưới 1%. Vì vậy Samsung bắt buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Việc sản xuất điện thoại tại quốc gia tỷ dân đã không còn đáp ứng được những tiêu chí tài chính, đây là lý do khiến Samsung quyết định từ bỏ thị trường. 

Việt Nam

Thực tế, Việt Nam mới là nơi mà phần lớn điện thoại Samsung được sản xuất ra. Hai nhà máy lớn của Samsung đặt tại tỉnh Thái Nguyên, các sản phẩm chính được chế tạo là smartphone, tablet, và thiết bị đeo (wearable).


Samsung đang lên kế hoạch nâng vốn đầu tư lên 20 tỷ USD tại Việt Nam trong thời gian tới
Samsung đang lên kế hoạch nâng vốn đầu tư lên 20 tỷ USD tại Việt Nam trong thời gian tới

Samsung có dự kiến xây dựng thêm một nhà máy nữa tại Việt Nam để tăng sản lượng. Với 2 nhà máy hiện tại đã và đang cho ra gần 120 triệu máy mỗi năm. Phần lớn nguồn cung của Samsung trên toàn cầu, gồm cả cho thị trường Bắc Mỹ và châu Âu đều tới từ Việt Nam. 

Đặc biệt là, CEO Han Jong-hee từng cho biết, Samsung đang lên kế hoạch nâng vốn đầu tư lên 20 tỷ USD tại Việt Nam trong thời gian tới. 

Ấn Độ

Ấn Độ đang sở hữu nhà máy sản xuất di động lớn nhất của Samsung và còn là nhà máy điện thoại di động lớn nhất toàn cầu tính theo sản lượng. Nhà máy của Samsung đặt tại Noida, Uttar Pradesh, Ấn Độ vào năm 2018. Sản lượng của nhà máy đang đạt 120 triệu máy hàng năm. 

Đa số smartphone sản xuất tại Ấn Độ sẽ để phục vụ chính thị trường này. Đây là một trong các thị trường điện thoại di động sinh lời hàng đầu của Samsung. Với thuế nhập khẩu đã khá cao tại đây, công ty cần sản xuất tại địa phương để cạnh tranh một cách hiệu quả với đối thủ về giá bán. Ấn Độ chỉ sản xuất dòng smartphone Galaxy M và Galaxy A. Tuy nhiên, Samsung có thể xuất khẩu những chiếc máy được sản xuất tại Ấn Độ tới các thị trường khác như châu Âu, châu Phi, Tây Á. 

Hàn Quốc

Tất nhiên là Samsung có một số nhà máy đặt tại quê hương Hàn Quốc. Nơi đây cũng đặt nhà máy của các công ty vệ tinh sản xuất hầu hết các linh kiện để lắp ráp điện thoại. Nhưng nhà máy sản xuất điện thoại tại Hàn Quốc của Samsung chỉ chiếm chưa tới 10% tổng số thiết bị bán ra trên thế giới. Những nhà máy tại đây chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.


Samsung Hàn Quốc chỉ chiếm chưa tới 10% tổng số thiết bị bán ra trên thế giới
Samsung Hàn Quốc chỉ chiếm chưa tới 10% tổng số thiết bị bán ra trên thế giới

Brazil

Samsung đang điều hành một nhà máy sản xuất tại Brazil. Nhà máy này bắt đầu hoạt động từ năm 1999 với hơn 6.000 nhân viên, cung cấp chủ yếu là smartphone cho thị trường châu Mỹ Latin. Brazil đang áp dụng thuế nhập khẩu khá cao, nên việc sản xuất tại chỗ sẽ giúp Samsung bán máy tại thị trường trong nước với mức giá cạnh tranh hơn. 

Indonesia

Quốc gia này là một mắt xích khác của mạng lưới sản xuất smartphone Samsung. Nhà máy tại Indonesia đi vào hoạt động từ năm 2015, đạt công suất khoảng 800.000 chiếc điện thoại mỗi năm, vừa đủ để hãng đáp ứng nhu cầu trong nước. 

Những sự thay đổi trong tương lai

Trong vòng một thập kỷ qua, thị trường smartphone đã thay đổi đáng kể. Những nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc đang dần trở thành đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong mọi phân khúc thị trường. Samsung đã phải tìm cách thích nghi với điều này khi áp lực đang tăng cao hơn từng ngày. 

Đó cũng là lý do công ty có kế hoạch chuyển đổi trọng tâm sản xuất. Lần đầu tiên. hãng cho ra mắt mẫu smartphone ODM, Galaxy A6s vào năm 2019. Dòng máy này cho phép Samsung cải thiện lợi nhuận biên đối với những thiết bị giá rẻ. Theo ước tính, sẽ có khoảng 60 triệu smartphone ODM được hãng xuất xưởng trong thời gian tới, xuất khẩu ra các quốc gia trên thế giới. 

Sự chuyển hướng mạnh mẽ tới mô hình ODM có nghĩa là Samsung không cần tất cả các nhà máy của họ phải đạt tối đa sản lượng. Trừ trường hợp nhu cầu trên thị trường smartphone tăng quá cao, thị phần của họ nhiều khả năng sẽ lớn hơn. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Nóng bỏng “cuộc chiến” cạnh tranh về giá của các nhà bán lẻ nội địa

4 giờ trước

Tháng 4/2024, PMI Việt Nam vượt ngưỡng 50 điểm

4 giờ trước

“Ông lớn công nghệ” Nvidia đang thống trị ngành chip như thế nào?

4 giờ trước

Loạt công ty tài chính báo lỗ và bài toán khó trong thu hồi nợ

4 giờ trước

Gen Z cùng tư duy đầu tư hiệu quả: Luôn học hỏi từ người giỏi, tìm sự trợ giúp từ những người đồng điệu

4 giờ trước