Hiện tượng lạ trên thị trường BĐS: Nhiều chủ đầu tư mạnh tay chiết khấu đến 50% cho người mua nhà

Thứ bảy, 29/10/2022-19:10
Trước bối cảnh dòng tiền tín dụng và trái phiếu bị siết chặt, nhiều chủ đầu tư "khát" vốn đã mạnh tay chiết khấu lên đến 50% cho người mua nhà.

Theo Nhịp sống thị trường, trước kia, các dự án bất động sản đều có chiết khấu dành cho người mua nhà, nhưng thường ở mức 5-10%. Tuy nhiên, thời gian gần đây trên thị trường bất động sản đang xuất hiện hiện tượng "lạ" khi nhiêu chủ đầu tư mạnh tay chiết khấu lên tới 50%, gấp 5-10 lần so với cả năm trước.

Đơn cửa như tại dự án Moonlight Avenue (TP. Thủ Đức) đã mạnh tay chiết khấu tổng 40% khi người mua thanh toán vượt tiến độ đến 98%. Đồng nghĩa nếu mua một căn hộ diện tích khoảng 70m2 với giá gốc là hơn 4,7 tỷ đồng thì người mua sẽ chỉ phải trả 2,9 tỷ đồng.

Hay như tại dự án HaNoi Melody Residences tại Linh Đàm (Hà Nội) cũng có tổng chiết khấu có thể lên tới 34-35% khi người mua thanh toán vượt tiến độ 95% giá trị căn hộ. Giá căn hộ tại dự án này hiện đang dao động từ 33-47 triệu đồng. Nếu áp dụng hết các ưu đãi, giá sẽ  chỉ còn khoảng từ 2,4 tỷ đồng cho một căn hộ 2 phòng ngủ.


Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng khuyến mại, chiết khấu sâu là cách các chủ đầu tư dự án đang xoay sở dòng tiền trong bối cảnh tín dụng và trái phiếu bất động sản đang bị siết chặt
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tăng khuyến mại, chiết khấu sâu là cách các chủ đầu tư dự án đang xoay sở dòng tiền trong bối cảnh tín dụng và trái phiếu bất động sản đang bị siết chặt

Không chỉ vậy, một số dự án được cho là đại đô thị với quy mô lên tới 1.000 hecta tại khu vực Đồng Nai mới đây cũng vừa công bố chính sách chiết khấu lên tới 51% giá trị sản phẩm thấp tầng cho những khách hàng có sẵn tiền mặt thanh toán trước toàn bộ.

Không chỉ chiết khấu trực tiếp vào sản phẩm, nhiều chủ đầu tư còn đua nhau tung ra các chính sách cam kết mua lại hấp dẫn. Đơn cử một dự án quy mô lớn tại Hưng yên được chủ đầu tư cam kết mua lại với mức lãi lên tới gần 40% sau 5 năm đối với các sản phẩm thấp tầng. Nhiều căn hộ chung cư cũng được các chủ đầu tư thi nhau cam kết mua lại với tỷ suất lợi nhuận cao vượt trội.

Trên thực tế, việc các chủ đầu tư chiết khấu và ưu đãi cho khách hàng mua nhà không phải mới. Tuy nhiên chưa bao giờ thị trường bất động sản lại xuất hiện các mức ưu đãi "khủng" như hiện nay.

Về việc này, các chuyên gia cho rằng, việc tăng khuyến mại, chiết khấu sâu là một cách để các chủ đầu tư dự án xoay sở dòng tiền trong bối cảnh nguồn tín dụng và trái phiếu bất động sản bị siết chặt. Tuy nhiên, việc huy động vốn trong bối cảnh hiện nay là không dễ dàng. Minh chứng là thanh khoản thị trường bất động sản đang giảm xuống thấp.

Số liệu từ Savills cho thấy, trong quý III/2022 lượng giao dịch chung cư trong quý tại Hà Nội chỉ đạt mức 3.605 căn, tăng 61% theo quý và 49% theo năm. Nhưng giao dịch căn hộ hạng B chiếm 64% thị phần và tỷ lệ hấp thụ của các dự án mới mở bán chỉ đạt 33%. Đối với phân khúc biệt thự liền kề, trong quý III, thanh khoản trên thị trường Hà Nội chỉ có 299 căn bán được.

Tương tự tại TP. Hồ Chí Minh, dữ liệu mới nhất từ Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết, lượng căn hộ bán ra trên thị trường sơ cấp trong quý III đã giảm tới 54% so với quý II, chỉ khoảng 4.150 căn. Sản phẩm bất động sản liền thổ cũng không khả quan hơn khi chỉ ghi nhận 272 căn được giao dịch.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, lực cầu trong quý vừa qua chủ yếu đến từ nhu cầu thực, còn các nhu cầu đầu tư đã dè dặt hơn do yếu giá cả. Thanh khoản theo đó đã sụt giảm hơn so với giai đoạn trước cùng những biến động về giá bất động sản trong quý III đã có dấu hiệu chững lại. Để kích cầu thanh khoản, các chủ đầu tư đã đưa ra nhiều hình thức như tặng quà, khuyến mãi, chiết khấu,...


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) cho biết, các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, người mua nhà và cả nhà đầu tư thứ cấp đều đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vay tín dụng, nhất là khi Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo quản lý chặt chẽ về tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.

Đồng thời, ông Châu cũng cho rằng, các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, nhà đầu tư cũng như người mua nhà đều mong muốn tiếp tục được vay tín dụng mặc dù phải chịu lãi suất vay cao hơn trước để thực hiện hợp đồng, hoặc có vốn để  triển khai dự án, trong thời điểm nguồn trái phiếu và huy động vốn từ khách hàng đang gặp khó khăn.

Theo ông Châu, có thể từ nay đến năm 2023, một số doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn trái phiếu nhưng hiện tại chưa thể đáp ứng được ngay các quy định bổ sung nên khó có đủ điều kiện để được phép phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường. Do đó, các doanh nghiệp bất động sản có thể sẽ rơi vào tình trạng khát vốn. Vì vậy việc đẩy nhanh bán hàng bằng các chính sách đột phá cũng là điều dễ hiểu.

Thị trường nhà ở năm 2023 sẽ ra sao?

Nhiều đơn vị nghiên cứu thị trường nhận định, những tháng cuối năm 2022 thị trường không có thay đổi lớn về nguồn cung nhà ở. Thống kê mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, nguồn cung bất động sản đang có xu hướng sụt giảm rõ rệt, chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp với mức giá không phù hợp với đã phần người dân có nhu cầu ở thực.

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, mặc dù nhu cầu rất lớn nhưng thị trường bất động sản đang phải đối mặt với nhiều điểm nghẽn khó khăn. Các quy định của pháp luật, thủ tục pháp lý đang khiến nhiều dự án nằm chờ, chưa thể triển khai. 


Nguồn cung hiện chưa vào thị trường chứ không phải không còn trên thị trường và nó sẵn sàng để bùng nổ trở lại
Nguồn cung hiện chưa vào thị trường chứ không phải không còn trên thị trường và nó sẵn sàng để bùng nổ trở lại

Việc kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro cao, trong đó có bất động sản cũng khiến thị trường co hẹp hơn, người mua nhà khó có thể tiếp cận vốn.

Hiện nay, nguồn cung mới khá yếu ớt. Phân khúc nhà ở đang khan hiếm nguồn cung cả ở thị trường sơ cấp và thứ cấp. Chủ đầu tư vẫn đang tích cực triển khai và kích hoạt các dự án nhưng do những rào cản về pháp lý khiến nhiều địa phương chậm trong việc phê duyệt dự án. Theo đó, nguồn cung hiện chưa vào thị trường chứ không phải không còn trên thị trường và nó sẵn sàng để bùng nổ trở lại.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Blockchain, trí tuệ nhận tạo sẽ giúp định hình tương lai theo cách "không thể tưởng tượng nổi"

8 giờ trước

Cổ đông lo giá cổ phiếu giảm khi nhiều ngân hàng chia cổ tức

17 giờ trước

Trung tâm thương mại TP.HCM "đắt" khách thuê

17 giờ trước

Hà Nội có mức sống đắt đỏ nhất Việt Nam: Gia đình 4 người chi 30 triệu/tháng vẫn thấy thiếu

17 giờ trước

Bí quyết tạo prompt nhằm tận dụng sức mạnh của chatbot AI

17 giờ trước