Giá hàng hoá giảm về mức trước xung đột Ukraine, lạm phát toàn cầu đã hạ nhiệt?

Thứ bảy, 09/07/2022-18:07
Vài tuần gần đây, giá cả của một số mặt hàng nguyên liệu thô quan trọng đồng loạt giảm, đưa chỉ số hàng hóa S&P GSCI trở lại mức trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2.

Trong suốt nhiều tháng của năm 2021, khi cuộc chiến tại Ukraine ngày một căng thẳng, nhiều ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách trên thế giới cho rằng lạm phát toàn cầu chỉ là “nhất thời”. Theo Business Insider, dự báo này có thể đã thành hiện thực dù muộn hơn 1 năm.

Vài tuần gần đây, giá của các loại nguyên liệu thô quan trọng từ dầu mỏ đến yến mạch đồng loạt “hạ nhiệt” và đưa chỉ số hàng hoá S&P GSCI trở lại mức trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2, ở mức  664,15 điểm trong phiên giao dịch ngày 6/7, giảm khoảng 20% so với các mức kỷ lục ghi nhận vào tháng 3 và tháng 6. Chỉ số S&P GSCI là chỉ số theo dõi các mặt hàng năng lượng, kim loại, nông sản và gia súc.


Lạm phát kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ "hạ nhiệt"
Lạm phát kinh tế toàn cầu có khả năng sẽ "hạ nhiệt"

Giá dầu thế giới sau khi “tăng chóng mặt” cũng đã hạ nhiệt và hiện đang giao dịch ở mức tăng nhẹ so với giá hồi tháng 2. Giá đồng cũng giảm gần 30% so với mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 3. Giá lúa mì cũng không ngoại lệ, giảm hơn 40% từ các mức kỷ lục gần đây.

Giá cả của các mặt hàng tiêu dùng ngày một giảm mạnh đã làm dấy lên hy vọng lạm phát toàn cầu sẽ hạ nhiệt trong năm nay. Hy vọng này, thực chất, cũng là cơ sở để các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không phải tăng lãi suất quá mạnh.

Tỷ lệ lạm phát tại một số quốc gia đang ở mức cao. Chẳng hạn, ở Mỹ, lạm phát đang ở mức  8,6%, cao nhất 41 năm; tại Anh mức lạm phát là 9,1% cao nhất trong vòng 40 năm. Tuy nhiên, tính đến ngày 6/7, các nhà giao dịch trên thị trường tài chính dự báo lạm phát bình quân ở Mỹ sẽ chỉ ở mức 2,5% trong 5 năm tới, giảm mạnh so với mức dự báo 3,7% được đưa ra hồi tháng 3.


Giá các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày giảm mạnh
Giá các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày giảm mạnh

Sản lượng dầu của Nga dự báo sẽ giảm từ mức 10 triệu thùng/ngày vào đầu năm nay xuống còn khoảng 3 triệu thùng/ ngày, trong bối cảnh lệnh cấm của EU có hiệu lực và điều này sẽ khiến nguồn cung thị trường bị hạn chế.

“Nhìn chung, chúng ta nên vui mừng với những gì đang diễn ra. Tất cả các chỉ số này đều nói lên cùng một điều: đó là tăng trưởng đang chậm lại và kéo theo đó là lạm phát chậm lại”, chiến lược gia thị trường Ben Laidler tại nền tảng giao dịch eToro, nhận định.

Mới đây, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng "câu chuyện lạm phát mất kiểm soát giờ đây đã không còn”. Ông nói thêm rằng người tiêu dùng và các doanh nghiệp thấy nhẹ nhõm hơn khi giá dầu giảm.

Dù vậy, giới phân tích vẫn nhận định rằng sự sụt giảm giá cả là “con dao hai lưỡi”. Các nhà giao dịch và nhà đầu tư sẽ từ bỏ hàng hóa vì cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ chậm  lại đáng kể, hoặc thậm chí tăng trưởng âm. Ngân hàng đầu tư Nomura tuần này dự báo sẽ xảy ra một làn sóng suy thoái trên khắp thế giới, bao gồm cả Mỹ.

Ngoài ra, vẫn có một số điểm cần lưu ý. Thứ nhất là nhiều nhà phân tích dự báo giá dầu có thể tăng trở lại do sản lượng ở Nga giảm sau khi lệnh ngừng nhập khẩu dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực. Điều này có thể làm tăng thêm áp lực với thị trường năng lượng.

Theo ông Warren Patterson, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ngân hàng ING của Hà Lan, nhu cầu dầu tăng chậm hơn nhiều so với dự báo. Người tiêu dùng đã cắt giảm sử dụng năng lượng do giá cả leo thang.

Ông dự báo sản lượng dầu của Nga sẽ giảm khoảng 3 triệu thùng/ngày – tức mức khoảng 10 triệu thùng/ngày vào đầu năm nay – khi lệnh cấm của EU có hiệu lực và điều này sẽ khiến nguồn cung thị trường bị hạn chế.

Điểm lưu ý thứ hai là động lực tăng lạm phát không chỉ là giá cả hàng hóa. Theo ông Laidler của eToro, để lạm phát thực sự giảm, các ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất đến mức mà ở đó tỷ lệ thất nghiệp tăng lên và đà tăng lương bắt đầu hạ nhiệt.

"Hàng hóa chỉ chiếm một phần ở đây. Còn rất nhiều yếu tố khác đang diễn ra. Tại Mỹ, thị trường lao động quan trọng hơn nhiều so với giá năng lượng", ông Laidler phân tích. "Việc giá hàng hóa sụt giảm có vẻ là một bước ngoặt đối với lạm phát. Nhưng điều đáng ngại là trước đây từng xảy ra sai lầm rồi. Chỉ thời gian và dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) mới có thể trả lời được”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

KBSV chỉ ra 2 kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 5

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Mẹo xây nhà cấp 4 tại nông thôn chỉ với 250 triệu đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng