Châu Âu đối mặt với lạm phát leo thang, ECB sắp có lần nâng lãi suất đầu tiên sau 11 năm

Thứ sáu, 08/07/2022-23:07
Trong tháng 6 vừa qua, ngay trước thềm Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm, lạm phát tại Eurozone đã xác lập kỷ lục mới.

Reuters đưa tin rằng lạm phát ở Eurozone trong tháng 6 là 8,6%, cao hơn mức 8,4% mà giới phân tích đưa ra trước đó. Đây là số liệu sơ bộ được công bố bởi văn phòng thống kê châu Âu Eurostat vào ngày 1/7. Lạm phát ở khu vực này trong tháng 5 là 8,1%. Sự tăng nhanh của tỉ lệ lạm phát cho thấy chi phí sinh hoạt của khối EU ngày một tăng lên.

Đức đã gây bất ngờ ở tuần này khi chứng kiến lạm phát giảm 0,5% so với tháng trước. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, thực tế sự tăng tốc của lạm phát vẫn chưa kết thúc và đó chỉ là do trợ cấp của chính phủ Đức giúp giảm bớt sự tác động của giá năng lượng tăng cao.

Trong tháng 6, cả Tây Ban Nha và Pháp đều ghi nhận mức lạm phát cao kỷ lục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tây Ban Nha đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 10% kể từ năm 1985.


Lạm phát tại châu Âu cao kỷ lục
Lạm phát tại châu Âu cao kỷ lục

ECB trước đó đã cam kết đối phó với sự leo thang của giá cả, dự kiến sẽ tăng lãi suất vào cuộc họp tháng 7 tới. Ngân hàng ECB cho biết sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào tháng 9. Điều này đồng nghĩa với việc lãi suất cơ bản của Eurozone sẽ chuyển thành dương vào năm nay. Trước đó, lãi suất âm đã được duy trì suốt từ năm 2014.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã đề cập đến quan điểm cứng rắn của mình trong lần phát biểu vào đầu tuần này.

Về triển vọng của chính sách tiền tệ ECB sau đợt nâng lãi suất tháng 9, bà Lagarde phát biểu tại hội nghị thường niên của ECB ở Sintra, Bồ Đào Nha rằng: “Chúng tôi có đủ thông tin để hành động nhanh chóng nếu triển vọng lạm phát không có dấu hiệu tốt lên”.

Thế nhưng, trong tình trạng xuất hiện những lo ngại về kinh tế rơi vào suy thoái thì tương lai về chính sách tiền tệ trong Eurozone ra sao vẫn là câu hỏi rất được quan tâm. Việc ECB tăng lãi suất quá nhanh có thể khiến tăng trưởng kinh tế bị thiệt hại.

Gần đây, những số liệu hoạt động kinh tế đã cho thấy nền kinh tế của khu vực Eurozone đang mất đà. Liệu khu vực này có thể thoát khỏi cuộc suy thoái năm nay hay tình trạng suy thoái có thể xảy đến trong năm sau.

Theo dự báo của giới chuyên gia kinh tế từ Berenberg, Eurozone sẽ bước vào suy thoái trong năm 2023 với tổng GDP giảm 0,8%. Thế nhưng nền kinh tế khu vực còn có thể rơi vào suy thoái trầm trọng hơn dự báo vì những sức ép tăng lên do xung đột tại Ukraine, nhất là giá năng lượng và thực phẩm.

Đến thời điểm này, các nhà chức trách châu Âu vẫn chưa nói về suy thoái.

Bà Lagarde nói: “Chúng tôi vẫn mong rằng sẽ có tốc độ tăng trưởng dương nhờ những yếu tố nội địa có thể bù lại sự suy giảm”. Tháng vừa qua, ECB đã dự báo GDP của Eurozone tăng 2,8% trong năm nay. Dự báo mới sẽ được nhắc tới vào tháng 9.

Chuyên gia kinh tế trưởng Philip Lane của ECB nêu ra sự cảnh giác là cần thiết ở thời gian tới. Các nhà hoạch định chính sách ở Frankfurt hiểu được rằng rủi ro lớn mà họ cần theo dõi là giảm tốc kinh tế.

Vào tuần này, ông Lane nói ở Sintra rằng: “Chúng ta cần phải quản lý 2 rủi ro. Một là những yếu tố có thể đẩy lạm phát lên cao và lâu hơn. Hai là nguy cơ nền kinh tế giảm tốc tuy nhiên, điều này có thể giảm bớt áp lực từ lạm phát”.

Chuyên gia kinh tế trưởng về châu Âu của Capital Economics, ông Andrew Kenningham, nói trong báo cáo ngày 1/7 rằng với mức lạm phát 8,6% có lẽ chưa đủ để ECB thực hiện tăng lãi suất với 0,5 điểm phần trăm trong cuộc họp tháng 7. Thay vào đó, có thể ECB sẽ nâng lãi suất với 0,25 điểm phần trăm.

Ông Kenningham dự báo rằng: “Các nhà hoạch định chính sách có thể nâng lãi suất mạnh hơn từ tháng 9 trở đi nếu không đồng tình với chính sách lãi suất âm. Vào cuối năm nay, lãi suất tiền gửi có thể tăng lên mức dương 0,75%”.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tại sao thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực trong 2 phiên đầu tuần?

ĐHĐCĐ Techcombank: Mục tiêu lợi nhuận năm 2024 đạt hơn 27.000 tỷ đồng

Cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp vẫn duy trì sức hút

Giải bài toán “đại chúng hóa” sản phẩm đầu tư

Những xu hướng mạng xã hội nào sẽ “định hình” doanh nghiệp trong năm 2024

Trải nghiệm mua căn nhà đầu tiên: Người vay nợ trả dần, người trả đứt luôn 4,2 tỷ đồng

Ngỡ ngàng với cách Starbucks biến mình thành công ty Fintech

Hot girl 9x Hà Nội từng bị phản đối vì mở tiệm nail, hiện là bà chủ chuỗi Nailroom hoành tráng, còn lấn sân sang kinh doanh căn hộ cho thuê

Tin mới cập nhật

Cách chọn hướng nhà, hướng phòng làm việc “đại cát, đại lợi” cho gia chủ tuổi Dậu

59 phút trước

Thị trường ấm lên, giới đầu tư đi “săn” đất nền

2 giờ trước

Chiến lược nào hiệu quả với nhà đầu tư chứng khoán trong năm 2024?

2 giờ trước

Hà Nội: Nhu cầu nhà ở tiếp tục bị dồn nén khi nguồn cung ít ỏi

13 giờ trước

Tháng 4/2024, 16 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm

15 giờ trước