meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đưa siêu cảng Cần Giờ vào quy hoạch tổng thể phát triển cảng biển 

Thứ ba, 20/06/2023-21:06
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đề xuất đặt tại khu vực Cù lao Phú Lợi, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD. Cảng Cần Giờ sẽ có khả năng tiếp nhận tàu container trọng tải lớn nhất thế giới hiện nay 24.000 Teus.

Điều chỉnh bổ sung quy hoạch 

Theo Tạp chí Tri thức trực tuyến, đầu tháng 6/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Bộ Giao thông vận tải ý kiến đóng góp đối với hồ sơ điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch lần này nhằm đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 81/2023/QH15. 


Việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Luật Quy hoạch quy định: “Quy hoạch tổng thể quốc gia là cơ sở để lập quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn trên cả nước. Quy hoạch ngành quốc gia phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Trường hợp quy hoạch ngành quốc gia có mâu thuẫn với quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia hoặc các quy hoạch ngành quốc gia mâu thuẫn với nhau thì phải điều chỉnh và thực hiện theo quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia và quy hoạch tổng thể quốc gia”.

Bên cạnh đó, quá trình triển khai lập Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, khu nước, bến phao, vùng nước thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Bộ Giao thông Vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam và Liên danh tư vấn nghiên cứu rà soát, xây dựng các kịch bản quy hoạch phù hợp với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội của các Vùng miền. Đồng thời, các đơn vị cũng đã cập nhật định hướng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có liên quan nhằm xây dựng báo cáo quy hoạch hệ thống cảng biển đồng bộ, đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các vùng miền, địa phương. 

"Việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay", đại diện Cục Hàng hải cho hay.


Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.
Phối cảnh Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Đưa cảng biển Cần Giờ vào quy hoạch 

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn đề nghị bổ sung đưa Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) vào Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. 

Nội dung công văn nêu: “Bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ: Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước tại cửa sông Cái Mép (bên trái luồng Vũng Tàu - Thị Vải); Chức năng trung chuyển công ten nơ quốc tế, được quy hoạch với quy mô, lộ trình đầu tư phù hợp với “Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh được cấp thẩm quyền phê duyệt; Cỡ tàu trọng tải đến 24.000 TEU (250.000 tấn) hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện”.

Đề xuất vị trí đặt cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Cù lao này có hơn 93ha rừng phòng hộ, trong đó có hơn 82ha đất có rừng và được bao quanh bởi sông Thị Vải, sông Thêu. Khu vực này nằm trong vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, do đó, dự án không ảnh hưởng đến vùng lõi rừng.


Biển Cần Giờ có vị trí thuận lợi với dạng một vịnh có nước sâu, nằm trong vùng ít bão và không thuộc vùng dưới mức nước biển khi mực biển dâng.
Biển Cần Giờ có vị trí thuận lợi với dạng một vịnh có nước sâu, nằm trong vùng ít bão và không thuộc vùng dưới mức nước biển khi mực biển dâng.

Theo đề xuất, cảng có tổng chiều dài mặt sông là 7,2km, tổng mức đầu tư dự kiến gần 5,4 tỷ USD. Dự án được phân kỳ thành 7 giai đoạn, dự kiến hoàn thành vào năm 2045 (giai đoạn 1 sẽ xong vào năm 2027). Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sử dụng công nghệ cảng xanh, sử dụng điện. Đơn vị đầu tư cũng cam kết mang công nghệ hiện đại nhất đến Cần Giờ. 

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xác định trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế, là hạt nhân thúc đẩy và phát triển Cần Giờ thành một trung tâm cảng biển, logistics hàng đầu của cả nước. Đồng thời, thực hiện chủ trương di dời cảng Sài Gòn ra khỏi nội đô thành phố. Cảng biển Cần Giờ sẽ thu hút các hàng tàu, hãng vận tải, các chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Đưa khu vực cửa sông Cái Mép thành cửa ngõ trung chuyển quốc tế, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới. 

Bộ Giao thông Vận tải lý giải việc bổ sung mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) phù hợp với Nghị quyết 81/2023 ngày 9/1/2023. 

Như vậy, với việc có Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thì cảng biển TP Hồ Chí Minh cũng được đề xuất phân loại là cảng biển đặc biệt (cảng biển Hải Phòng, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cũng là các cảng biển đặc biệt). Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc bổ sung thêm “cảng biển TP Hồ Chí Minh quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt” là do sau khi hình thành cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thì cảng biển TP Hồ Chí Minh có đủ tiêu chí phân loại thuộc cảng biển đặc biệt theo đúng quy định tại Bộ luật Hàng hải năm 2015. 

Ngoài ra, bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh) cũng được đề xuất bổ sung trong các dự án ưu tiên đầu tư. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Công an Hà Nội yêu cầu dừng giao dịch 77 lô đất dịch vụ tại La Khê, Hà Đông

Khu vực sẽ được đầu tư hơn 1.250 tỷ đồng xây dựng dự án công viên lớn thứ 2 Hà Nội: Gấp đôi công viên Thống Nhất, gấp 5 công viên Hòa Bình

Hà Nội quy định chung cư thương mại 70-100 m2 chỉ 3 người ở

Luật Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực từ 1/8

Xây dựng chính sách mới về hỗ trợ nhà ở cho người có công, người nghèo

7 trường hợp sắp không được cấp sổ đỏ, người dân cần nắm chắc trong tay

Quy định mới về tách thửa đất người dân cần biết

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước